Gia tăng người rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy
Số lượng bệnh nhân bị rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy nhập viện điều trị tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk ngày càng gia tăng.
Đáng chú ý, trong số đó, đa phần là giới trẻ.
Bệnh nhân rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk.
Bệnh nhân N.T.T (sinh năm 1996, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) vừa được người nhà đưa vào điều trị nội trú tại Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng. Theo bà C.T.B (mẹ bệnh nhân), năm 2017, gia đình phát hiện anh T sử dụng ma túy. Trước đây, anh T là người hiền lành, chăm chỉ làm ăn; tuy nhiên, nghe theo lời dụ dỗ của bàn bè, T đã trượt dài trong “vũng lầy” của ma túy. Do sử dụng thời gian dài khiến đầu óc T lúc nào cũng căng thẳng, dễ bị kích động, hoang tưởng, ảo giác, không làm chủ được bản thân… Gia đình đã nhiều lần khuyên bảo nhưng T không từ bỏ được nên phải cho vào bệnh viện điều trị.
Bệnh nhân H.N.L (sinh năm 1995, tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk) cũng đang được các bác sỹ điều trị với chứng rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy. Tình trạng mất ngủ thường xuyên cộng với việc sử dụng ma túy khiến đầu óc anh L căng thẳng… Lần đầu, gia đình đưa anh vào viện điều trị 17 ngày. Sau khi thấy tinh thần ổn định, các bác sỹ đã cho anh L xuất viện về nhà. Tuy nhiên, vài ngày sau đó, anh phát bệnh trở lại, gia đình phải đưa vào viện. “Khi dính vào con đường này là phá hỏng cả cuộc đời. Tôi mong các bạn trẻ đừng thử ma túy, dù chỉ một lần”, anh L chia sẻ.
Theo bác sỹ Nguyễn Thị Luyến, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk, số bệnh nhân nhập viện bị rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy ngày càng tăng cao. Từ đầu năm 2023 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận trên 200 lượt người đến khám và điều trị. Đáng chú ý, đa phần bệnh nhân mắc bệnh từ 20 – 32 tuổi; thậm chí, có trường hợp mới 16 tuổi đã sử dụng ma túy. Các bệnh nhân hay sử dụng thuốc phiện, kích thần và cần sa. Việc sử dụng ma túy gây hậu quả rất nặng nề, làm ảnh hưởng tới bản thân, gia đình và xã hội.
Ma túy khiến người nghiện suy giảm sức khỏe, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, gây ức chế, suy hô hấp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, giảm trí nhớ, ngộ độc thần kinh, hôn mê, tử vong…
Bệnh nhân N.T.T (sinh năm 1996, tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) nghiện ma túy 7 năm, có biểu hiện rối loạn tâm thần đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk.
Theo bác sỹ Luyến, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân chủ yếu sử dụng ma túy thuộc dạng kích thần. Bệnh nhân sẽ bị rối loạn tâm thần, có các biểu hiện như: Rối loạn cảm xúc, trầm cảm, hưng cảm, hoang tưởng, ảo giác, rối loạn hành vi, đập phá đồ đạc, gây rối trật tự công cộng… Hiện, công tác điều trị gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do cơ sở vật chất, nhiều bệnh nhân trốn viện; đặc biệt, khi lên cơn, bệnh nhân có thể hành hung cả nhân viên y tế. Bên cạnh đó, nhiều gia đình bệnh nhân chưa hợp tác, phối hợp với bác sỹ trong quá trình điều trị…
Bác sỹ khuyến cáo, người dân, nhất là giới trẻ nên tránh xa ma túy trong mọi tình huống, trường hợp, không thử dù chỉ một lần. Các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn đến con em mình. Trong trường hợp không may con trẻ dính vào ma túy cần phát hiện sớm, nhanh chóng cách ly với môi trường ma túy và đưa đến các trung tâm cai nghiện càng sớm càng tốt. Khi đó, khả năng phục hồi của bệnh nhân sẽ tốt hơn, việc tái nghiện cũng sẽ thấp hơn.
“Đối với người đã nghiện, hãy chấm dứt tiếp xúc với môi trường, mối quan hệ lôi kéo gây nên tình trạng nghiện. Bởi vì tế bào não có sự ghi nhớ bền vững với ma túy, chỉ cần tiếp xúc với môi trường, con người liên quan đến ma túy cũng sẽ dẫn đến tình trạng thèm, gây tái nghiện trở lại. Người bệnh hãy tránh xa và cần có sự kiên trì, quyết tâm cai nghiện để trở về với cộng đồng”, bác sỹ Luyến thông tin…
8 thói quen tàn phá sức khỏe vào mùa đông
Thời tiết lạnh gây ra nhiều thói quen xấu. Duy trì những thói quen xấu này sẽ khiến cơ thể mắc nhiều bệnh tật hơn.
Video đang HOT
Ngủ nướng
Ngủ nướng sẽ ảnh hưởng đến thời gian và phương thức sinh hoạt hàng ngày khiến đồng hồ sinh học của cơ thể bị rối loạn.
Ngoài ra, những người có thói quen ngủ nướng còn có nguy cơ mắc bệnh tim, ít vận động, giảm trí nhớ và trầm cảm.
Theo Live Strong, các chuyên gia về sức khỏe cho rằng ngủ ít hay ngủ nhiều đều tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn ngủ nhiều hơn 8 tiếng/ngày, căn bệnh này sẽ dễ dàng tấn công cơ thể.
Nếu tình trạng ngủ nướng kéo dài, nó có thể gây tổn thương não và thính lực, giảm sút trí nhớ và thính giác, giảm trí thông minh, nhất là ở người trẻ tuổi.
Trùm đầu khi ngủ
Thói quen trùm chăn lên đầu trong khi ngủ sẽ khiến nồng độ oxy giảm liên tục, nồng độ carbon dioxide tăng lên khiến não hoạt động kém.
Bạn sẽ cảm thấy khó thở, thậm chí gặp ác mộng, đau đầu, mệt mỏi khi thức dậy, lâu dài có thể dẫn đến tổn thương não và giảm trí nhớ.
Hơn nữa, chăn mà chúng ta sử dụng hàng ngày không phải lúc nào cũng được giặt giũ thường xuyên nên có thể tích tụ rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn bám vào.
Việc trùm kín chăn lên đầu lúc này sẽ đồng nghĩa với việc bạn hít luôn cả đống vi khuẩn, bụi bẩn vào trong nên gây ra những hậu quả xấu cho sức khoẻ.
Ngoài ra, hít vào không khí bẩn của chăn có thể gây dị ứng hay những vấn đề nghiêm trọng khác.
Thậm chí, dù là những chiếc chăn mới mua nhưng cũng chưa phải là an toàn thực sự vì trong quá trình sản xuất người ta dùng cả hoá chất nên có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu bạn hít phải những hoá chất này.
Rửa mặt bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh
Nhiều người mắc sai lầm khi rửa mặt. Theo chuyên gia, vào mùa lạnh, bạn không nên tùy tiện rửa mặt bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh.
Nước nóng sẽ làm khô da, lạnh quá sẽ khiến lỗ chân lông co lại, vi khuẩn và bụi bẩn không được làm sạch.
Để rửa mặt được hiệu quả nhất, giúp lỗ chân lông được làm sạch hoàn toàn khỏi bụi bẩn thì bạn hãy áp dụng nguyên tắc "trước ấm sau lạnh" khi rửa mặt.
Cụ thể, bạn nên rửa mặt bằng nước ấm trước như một cách để loại bỏ chất ô nhiễm và lớp trang điểm. Sau đó kết thúc bằng việc rửa mặt với nước lạnh như một mẹo se khít lỗ chân lông, thúc đẩy lưu thông máu để có làn da khỏe mạnh.
Lười tập thể dục
Nếu không duy trì chế độ tập luyện đều đặn vào mùa đông sẽ khiến bạn tăng cân nhanh chóng, ảnh hưởng đến sức khỏe, vóc dáng. (Ảnh: ITN)
Thời tiết lạnh giá của mùa đông khiến chúng ta trở nên lười biếng, tinh thần tập luyện giảm sút. Tuy nhiên, nếu không duy trì chế độ tập luyện đều đặn vào mùa đông sẽ khiến bạn tăng cân nhanh chóng, ảnh hưởng đến sức khỏe, vóc dáng.
Tắm mỗi ngày
Theo chuyên gia, thói quen tắm hàng ngày khi trời giá rét sẽ làm tổn thương lớp biểu bì của da, gây mẩn ngứa, sức đề kháng của da cũng suy yếu, gây ra các bệnh về da. Ngoài ra, khi da khô, tiết nhiều dầu hơn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây mụn.
Uống ít nước hơn
Mùa đông khiến bạn lười uống nước hơn, tuy nhiên, điều này dễ khiến cơ thể bị mất nước, dẫn đến da khô, xỉn màu, nứt nẻ môi hay mắc các bệnh về thận.
Theo các chuyên gia, bạn cần đảm bảo uống đủ nước vào mùa đông và cố gắng uống chậm, tốt nhất nên uống nước ấm ngay sau một giấc ngủ dài để cung cấp đủ lượng nước thiếu hụt cho cơ thể.
Mang tất khi đi ngủ
Nhiều người cho rằng găng tay và tất là cách tốt nhất để giữ lạnh cho hai bộ phận này. Tuy nhiên, đây không phải là cách hiệu quả để đánh bại cái lạnh.
Theo các nhà khoa học, đây là hai bộ phận duy nhất trên cơ thể giúp con người thích nghi với sự thay đổi theo mùa.
Vì vậy, việc mang tất, thậm chí là găng tay khi ngủ sẽ cản trở quá trình lưu thông máu, đặc biệt là máu từ tứ chi trở về tim. Điều đó khiến bạn có nguy cơ bị đông máu ở chân tay.
Ngâm chân nước ấm được cho là giúp giảm chứng mất ngủ và mệt mỏi ở những người đang hóa trị.
Đối với người khỏe mạnh, ngâm chân trước khi đi ngủ cũng làm tăng nhiệt độ cơ thể và có thể giúp bạn dễ ngủ hơn. Tắm nước ấm cũng là một giải pháp tự nhiên, sẵn có và không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Nếu bàn chân liên tục bị lạnh, hệ tuần hoàn của bạn có thể gặp trục trặc. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có vấn đề nghiêm trọng về tuần hoàn hoặc bất kỳ bệnh mãn tính nào như bệnh tiểu đường.
Phơi quần áo trong nhà
Đây là thói quen phổ biến nhưng cũng là sai lầm ở mỗi gia đình vào những ngày đông ẩm ướt.
Làm khô quần áo trong nhà không phải là một ý tưởng tốt. Điều này cực kỳ nguy hiểm khi nó phát tán vi khuẩn có hại, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ em và người già. Nếu bạn buộc phải phơi quần áo trong nhà, hãy nhớ mở cửa sổ để thông gió tốt hơn.
10.000 bước mỗi ngày có thể giảm một nửa nguy cơ sa sút trí tuệ Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng đi bộ khoảng 4.000 bước mỗi ngày có thể giảm 25% nguy cơ sa sút trí tuệ. Tăng số bước hằng ngày lên 10.000 có thể giảm một nửa nguy cơ phát triển chứng sa sút trí tuệ của một người. Sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến hơn 55 triệu người trên toàn thế...