Gia tăng bệnh tay chân miệng ở trẻ tại Đà Nẵng
3 tháng đầu năm nay, thành phố Đà Nẵng đã ghi nhận hơn 200 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, trong 1 tháng trở lại đây, số bệnh nhân mắc bệnh gia tăng nhanh so với trước. Trước tình hình này, ngành y tế thành phố Đà Nẵng đang triển triển khai các biện pháp để ngăn ngừa dịch lây lan trong cộng đồng.
Mỗi ngày, Khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Phụ sản- Nhi Đà Nẵng tiếp nhận từ 10 đến 20 trẻ bị bệnh tay chân miệng nhập viện.
Trung bình mỗi ngày, Khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Phụ sản- Nhi Đà Nẵng tiếp nhận từ 10 đến 20 trẻ bị bệnh tay chân miệng nhập viện. Chị Đỗ Thị Hoài Thu, ở phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, có con 8 tháng tuổi bị tay chân miệng cho biết: Cháu được gia đình đưa vào nhập viện cách đây 3 ngày trong tình trạng sốt cao, kèm theo nôn, xuất hiện những nốt nhỏ li ti quanh miệng, lòng bàn tay.
Chị Thu cho biết: bác sĩ khám và kết luận cháu bị bệnh tay chân miệng cấp độ 2B: “Con tôi vào đây bệnh nặng được uống thuốc điều trị cháu khỏe lại rồi. Bây giờ các mụn đã khô và ăn uống khỏe vui như bình thường”.
Chị Đỗ Thị Hoài Thu, ở quận Cẩm Lệ, có con 8 tháng tuổi bị bệnh tay chân miệng.
Bác sĩ Nguyễn Hải Thịnh, Trưởng Khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng cho biết, tại khoa hiện có hơn 70 trường hợp đang điều trị bệnh tay chân miệng. Trong số các bệnh nhi nhập viện, nhiều trường hợp ở tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi bị tay chân miệng mức độ 2B, buộc phải sử dụng các biện pháp hồi sức hô hấp. Trong trường hợp người nhà đưa nhập viện chậm sẽ gây biến chứng dẫn đến viêm màng não, phù phổi cấp rất nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Theo bác sĩ Nguyễn Hải Thịnh, tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm bùng phát thường theo 2 đợt mỗi năm. Đợt 1 thường từ tháng 3 đến tháng 5, đợt 2 từ tháng 9 đến tháng 11. Bệnh xuất hiện phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi, trong đó trẻ 1-3 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
Đà Nẵng gia tăng bệnh tay chân miệng ở trẻ.
“Số lượng trẻ bị bệnh tay chân miệng nhập viện tại thời điểm hiện nay có tăng đột biến hơn so với từ đầu năm đến nay và tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Các bậc phụ huynh khi thấy em bé có các triệu chứng nghi ngờ bệnh tay chân miệng đến các cơ Sở Y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. Hiện nay tại Bệnh viện Phụ sản nhi chúng tôi đã chuẩn bị các phương tiện và cơ sở vật chất để phục vụ cho việc điều trị hiện nay đầy đủ”, bác sĩ Nguyễn Hải Thịnh cho biết.
Video đang HOT
Từ đầu năm đến nay, thành phố đã ghi nhận 212 ca bệnh chân tay miệng, tăng hơn cùng kỳ năm ngoái là 120 ca. Ông Đăng Quang Ánh, Phó Trưởng khoa Phòng chống bệnh lây nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng cho biết: đơn vị đã thành lập các đội cơ động phòng, chống dịch, chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đặc biệt là hóa chất để chủ động cấp cho các đơn vị, bệnh viện có thu dung điều trị bệnh tay chân miệng để xử lý, sát khuẩn môi trường…
Theo ông Đặng Quang Ánh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố cũng đã có văn bản gửi các trung tâm y tế quận, huyện phối hợp làm việc với các phòng giáo dục đào tạo, các trường học và phụ huynh về các biện pháp phòng, chống; đặc biệt lứu ý theo dõi giám sát phát hiện sớm trẻ bị bệnh để cách ly kịp thời.
“Bây giờ gia tăng từ 50 đến 60 ca một tuần. Bệnh tay chân miệng đang bước vào đỉnh dịch thứ nhất, dự báo trong thời gian đến có thể gia tăng. Để phòng chống bệnh tay chân miệng, chúng tôi báo cáo Sở Y tế, đồng thời thành lập các đoàn giám sát hỗ trợ các địa phương phòng chống dịch. Chuẩn bị đẩy đủ các cơ sở vật chật sẵn sàng khi có dịch xảy ra. Hiện tại quận Liên Chiểu và Thanh Khê là 2 quận có số ca mắc cao nhất thành phố”, ông Đặng Quang Ánh nói./.
Xuất hiện những dấu hiệu này khi mắc tay chân miệng, cần đến bệnh viện ngay
Những trường hợp cần đến khám ngay: Sốt cao, uống thuốc không đáp ứng với hạ sốt, trẻ giật mình, chới với, quấy khóc liên tục, yếu tay yếu chân, run tay run chân, nôn ói nhiều, tuyệt đối không được tự ý điều trị.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định, bệnh tay chân miệng đã trở thành bệnh lưu hành quanh năm trên cả nước, tuy nhiên số ca mắc bệnh tay chân miệng thường có xu hướng tăng trong khoảng từ tháng 3 - 5 và từ tháng 9 - 12.
Bệnh tay chân miệng có thể bị tái nhiễm nhiều lần
Trẻ có thể bị mắc bệnh tay chân miệng lần thứ 2, lần thứ 3, thậm chí lần thứ 4 hoặc nhiều hơn vì những lý do như sau:
Trẻ em và người lớn sau khi bị nhiễm vi rút gây bệnh tay chân miệng, dù có biểu hiện lâm sàng hay không có triệu chứng lâm sàng thì người bệnh ít nhiều vẫn có thể có kháng thể chống lại vi rút, nhất là vi rút EV71.
Tuy nhiên lượng kháng thể này không nhiều và không bền vững theo thời gian nên không đủ để bảo vệ trẻ khi có sự lây nhiễm kế tiếp khi trẻ tiếp xúc với nguồn lây.
Ngoài hai chủng vi rút gây bệnh tay chân miệng phổ biến ở trẻ em Việt nam hiện nay là vi rút EV71 và chủng vi rút Coxsackie A16 còn có hơn 10 chủng vi rút thuộc nhóm vi rút đường ruột (Enterovirus) có thể gây bệnh tay chân miệng cho trẻ. Đây chính là lý do trẻ có thể bị mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần.
Khi trẻ bị nhiễm bệnh tay chân miệng do một chủng vi rút nào đó, trẻ chỉ có kháng thể chống lại loại vi rút mà trẻ vừa bị nhiễm. Hoàn toàn không có tình trạng miễn nhiễm chéo giữa các chủng vi rút gây bệnh tay chân miệng ở trẻ.
Những trường hợp cần đến khám ngay
Theo thống kê tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, có 15 trẻ mắc tay chân miệng, trong đó 1 trường hợp nặng đang được theo dõi tích cực. Hầu hết các ca bệnh được chuyển viện đến từ các bệnh viện tuyến tỉnh.
Trong vòng 2 tuần trở lại đây, tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, số bệnh nhi mắc tay chân miệng tăng nhiều cả về số lượng lẫn bệnh nhân nặng.
Đến nay tại khoa đã tiếp nhận 14 trường hợp (trước đó mỗi tuần chỉ có khoảng 4-5 ca), trong đó 3-4 ca nặng.
Đặc biệt, có 3 ca tay chân miệng độ 4 (mức độ nặng nhất của bệnh tay chân miệng). Bệnh nhi phải thở máy, phải sử dụng thuốc và điều trị tích cực.
Nếu không điều trị kịp thời và phù hợp, trẻ có thể mắc các di chứng não và thần kinh nặng nề.
Thông tin từ BS CKII. Nguyễn Trần Nam - Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, sự gia tăng cả về số lượng và số ca bệnh độ tay chân miệng nặng rất đáng cảnh báo.
Bác sĩ Nam cho hay, về nguyên nhân, có thể xuất phát từ sự chủ quan của các bậc phụ huynh. Nhiều người mặc dù đã nhận biết được con mắc tay chân miệng, nhưng tự tìm hiểu trên mạng để tự theo dõi và điều trị cho con.
Việc tự điều trị như vậy tồn tại rất nhiều nguy cơ. Trẻ dễ bị chuyển độ và các biến chứng nguy hiểm mà phụ huynh không nhận biết kịp thời.
Bác sĩ đặc biệt khuyến cáo tất cả trường hợp tay chân miệng đều phải đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám, điều trị, dặn dò kỹ lưỡng, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến biến chứng.
Bác sĩ cũng nhấn mạnh lưu ý đối với bệnh nhân, những trường hợp cần đến khám ngay như: uống thuốc không đáp ứng với hạ sốt, tuyệt đối không được tự ý điều trị....
Cụ thể:
- Sốt cao liên tục 39 độ C không hạ sau khi đã hạ sốt tích cực.
- Giật mình chới với, hốt hoảng, thất thần.
- Run chi (run tay run chân, thấy rõ khi đưa đồ chơi cho trẻ cầm).
- Yếu chi (yếu tay yếu chân).
- Trẻ đi đứng loạng choạng.
- Trẻ đảo mắt bất thường.
- Nôn ói nhiều.
- Quấy khóc (quấy khóc liên tục, dỗ không nín).
- Co giật.
- Thở mệt.
Đối với những trẻ tay chân miệng đã được khám và điều trị, cần tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, lạnh, dễ nuốt, lưu ý khi có bất cứ biểu hiện nghi ngờ chuyển độ của trẻ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay, không được trì hoãn.
Thực hiện việc giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ bệnh giúp trẻ mau lành bệnh
Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng nước sạch giúp hạn chế sự lan truyền bệnh tay chân miệng cho trẻ lành và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm vi khuẩn có thể gây hại đến sức khỏe của trẻ.
Khuyến khích trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đúng cách bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh tay chân miệng qua đường tay - miệng nhằm loại bớt sự bám dính của vi rút gây bệnh tay chân miệng trên đôi tay của trẻ.
Quần áo, tã lót của trẻ bệnh nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như dung dịch Cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi được giặt sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch.
Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn... nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng gia tăng, nhiều ca diễn biến phức tạp Số ca mắc bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có dấu hiệu gia tăng, nhiều ca nặng, diễn biến phức tạp. Trẻ bị bệnh tay chân miệng được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa - ẢNH: T.L Ngày 6.4, bác sĩ Nguyễn Đông, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa, cho...