Gấp rút ôn tập cho học sinh thi vào lớp 10
Ngay sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố Lịch sử là môn thi thứ 4 vào lớp 10 năm học 2021 – 2022, các phòng GD&ĐT, nhà trường và giáo viên (GV) đã xây dựng kế hoạch dạy cũng như ôn luyện cho học sinh (HS) để các em tự tin bước vào kỳ thi quan trọng.
Giờ học của học sinh lớp 9 trường THCS ở huyện Ba Vì. Ảnh: Trần Oanh
Học sinh hơi bất ngờ
Phó Trưởng phòng GD&ĐT Thanh Oai Nguyễn Đức Lượng cho biết: Sở GD&ĐT Hà Nội lựa chọn môn Lịch sử là rất phù hợp với điều kiện học tập của HS năm nay. Trong khi đó, theo Hiệu trưởng trường THCS Thái Thịnh (quận Đống Đa) Nguyễn Cao Cường, GV không bị bối rối khi biết tin Lịch sử được lựa chọn bởi nhà trường luôn xác định 1 trong 6 môn: Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục công dân đều được chuẩn bị tốt từ đầu năm. Trong đó nội dung, cấu trúc đề cũng được nhà trường chú trọng từ các lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ.
Việc Sở GD&ĐT Hà Nội lựa chọn Lịch sử là môn thi thứ 4 trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 cũng mang đến niềm vui cho GV dạy môn Lịch sử. Theo giải thích của thạc sĩ Nguyễn Thị Cúc – GV dạy Sử trường THCS Lê Quý Đôn – Hà Đông, trước năm 2019, năm Hà Nội cũng lựa chọn Lịch sử là môn thi thứ tư, đa số HS, thậm chí cả phụ huynh luôn không quan tâm đến việc học môn này vì cho rằng đây là môn phụ. Khi Sở GD&ĐT Hà Nội chọn thi môn Lịch sử giúp HS chú ý học hơn, tạo cơ hội cho GV đem hết khả năng và tâm huyết của mình góp phần vào việc giáo dục những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Nhiều HS đã đón nhận môn thi thứ 4 là Lịch sử trong sự ngỡ ngàng, vì phán đoán là môn học khác. Em Bùi Thiên Trang – HS lớp 9A6 trường THCS Lê Quý Đôn – Hà Đông chia sẻ: “Dù khá bất ngờ vì cách đây 2 năm Sở GD&ĐT đã chọn môn Lịch sử nhưng em quan niệm “dân ta phải biết sử ta” nên luôn cố gắng trau dồi kiến thức môn Sử, kết quả học khá tốt”. Nhiều HS khác cũng chia sẻ, dù Sở GD&ĐT chọn môn thi nào thì HS vẫn phải nỗ lực trau dồi, ôn luyện vì mỗi môn đều cung cấp kiến thức, hiểu biết để ứng dụng vào cuộc sống.
Triển khai ngay kế hoạch ôn tập, bồi dưỡng học sinh
Video đang HOT
Ngay sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố 4 m ôn thi vào lớp 10 THPT công lập, Phòng GD&ĐT các quận, huyện đã có hướng dẫn, chỉ đạo các trường trong việc ôn thi môn Lịch sử.
Trưởng phòng GD&ĐT huyện Ba Vì Phùng Ngọc Oanh thông tin: Ngày 12/3, Phòng đã chỉ đạo các trường thông báo tới 100% cán bộ, GV, phụ huynh và HS lớp 9 được biết 4 môn thi vào lớp 10 THPT công lập. Đồng thời, yêu cầu các trường chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn xây dựng và triển khai kế hoạch ôn tập 4 môn thi; nâng cao chất lượng dạy học trực tiếp, dạy học trực tuyến ở bộ môn Lịch sử.
“Cùng với việc tổ chức họp cán bộ quản lý, GV cốt cán bộ môn Lịch sử và xây dựng kế hoạch tổ chức chuyên đề “Nâng cao chất lượng thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Lịch sử, năm học 2021 – 2022″, chúng tôi yêu cầu các nhà trường, gia đình trong thời gian ngắn nhất trang bị đủ tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Lịch sử cho GV, HS lớp 9″ – ông Oanh cho biết.
Phòng GD&ĐT Thanh Oai trước đó đã thường xuyên đôn đốc các trường chú trọng dạy học toàn diện ở tất cả các môn. Tới đây, Phòng sẽ chỉ đạo các trường tiếp tục hoàn thành kế hoạch dạy học, trong đó chú ý tăng cường ôn tập 4 môn thi.
Một số HS lơ là môn Sử, GV sẽ giao khoán chủ đề, câu hỏi ôn tập, ghép đôi bạn học tập để việc ôn tập diễn ra hàng ngày và bạn học tốt sẽ kèm bạn học kém. Về phía các trường THCS vẫn sẽ thực hiện việc dạy học theo kế hoạch để đảm bảo chương trình và theo nhu cầu của HS.
Hiệu trưởng trường THCS Dân Hòa (huyện Thanh Oai) Nguyễn Khắc Thành cho biết: Nhà trường dạy theo thời khóa biểu, phần ôn luyện cho HS sẽ được tổ chức vào buổi chiều học thêm. Buổi tối và Chủ nhật, HS tranh thủ học trên hệ thống Hanoistudy.
Lời khuyên của các hiệu trưởng, GV dành cho HS sẽ thi vào lớp 10 công lập là ôn thi đều ở 4 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử với tinh thần tự tin. Với môn Lịch sử, cùng với nắm bắt kiến thức cơ bản, HS nhớ mốc thời gian lớn, mang tính bước ngoặt, bước phát triển và luyện tập một số câu hỏi theo chủ đề. Một nguyên tắc HS cần nằm lòng là học lý thuyết để làm bài tập trắc nghiệm chứ không làm bài tập trắc nghiệm để thuộc lòng kiến thức.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2021 – 2022 được tổ chức vào các ngày 29 và 30/5/2021 với 4 bài thi bắt buộc, độc lập: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử. Bài thi Toán và Ngữ văn theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút/bài thi. Bài thi Ngoại ngữ và Lịch sử thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài 60 phút/bài thi. Nội dung đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9 THCS.
Trường THCS lên kế hoạch bồi dưỡng Lịch sử cho học sinh
Nhiều trường THCS lên kế hoạch cho học sinh làm bài khảo sát, tăng tiết ôn tập môn Lịch sử khi chỉ còn hơn 2,5 tháng nữa là đến kỳ thi vào lớp 10.
Ngay sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thông báo bốn môn thi vào lớp 10 năm 2021 là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử hôm 12/3, Ban giám hiệu trường THCS Đông La, huyện Hoài Đức, đã họp với giáo viên để lên kế hoạch ôn tập cho khoảng 200 học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 năm nay.
Hiệu trưởng Nguyễn Thị Kim Dung cho biết do ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ đã được thông báo trước, trường chủ động cho học sinh ôn tập từ đầu năm. Với môn thứ tư, có thể là một trong sáu môn Sinh học, Hoá học, Vật lý, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, trường cho các em học đều trên cơ sở mục tiêu phát triển toàn diện cả về kiến thức và phẩm chất, năng lực.
Vì vậy, khi môn Lịch sử được thông báo là môn thi thứ tư vào lớp 10 ở thời điểm chỉ còn hơn 2,5 tháng là tới kỳ thi, nhà trường cần có kế hoạch cụ thể để ôn tập kỹ hơn cho học sinh. "Việc môn Lịch sử được lựa chọn khá bất ngờ với nhiều thầy cô và học sinh, nhưng cũng là may mắn vì nhà trường đã có kinh nghiệm, giáo viên từng tham gia bồi dưỡng các em thi vào lớp 10 năm 2019 và thi học sinh giỏi. Nhiều em tỏ ra hứng thú với môn học này", cô Dung nói.
Theo cô Dung, học sinh đang học Lịch sử bình thường, chưa có tâm thế để thi môn này. Vì vậy, đầu tuần tới, hai giáo viên Lịch sử phụ trách 5 lớp 9 của trường sẽ ra đề thi với hình thức và nội dung tương tự đề thi do Sở Giáo dục và Đào tạo ra năm 2019 để khảo sát, xem các em còn yếu phần nào. Sau đó nhà trường sẽ sắp xếp thêm tiết trong tuần để tăng cường ôn tập, dự kiến là tăng hai tiết buổi chiều, đồng thời tận dụng tiết truy bài đầu giờ.
Ngoài các buổi học trên lớp, học sinh sẽ được hướng dẫn ôn luyện qua hệ thống học và thi trực tuyến HanoiStudy và một số ứng dụng. Bất cứ khi nào có khúc mắc, học sinh có thể liên hệ với thầy cô để được hướng dẫn, giải đáp thông qua các phần mềm học trực tuyến, giống như cách nhà trường đã áp dụng trong hai mùa học online vừa qua.
Trường THCS Thái Thịnh, quận Đống Đa, cũng đưa ra nhiều giải pháp nhằm giúp học sinh ôn thi, đặc biệt là với Lịch sử - môn thi được thông báo cuối cùng. Thầy Nguyễn Cao Cường, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay ngay từ khi xây dựng kế hoạch năm học, nhà trường đã định hướng việc thi vào lớp 10 bởi xác định đây là kỳ thi căng thẳng khi hơn 90.000 học sinh dự thi thì khoảng 30.000 em không trúng tuyển vào các trường THPT công lập.
Từ đầu năm, khi mới biết ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ chắc chắn có trong kỳ thi, trường đã có định hướng ôn tập rõ ràng. Với môn thứ tư sẽ được chọn là một trong sáu môn, trường ôn luyện cho học sinh theo hướng chuẩn kiến thức, kỹ năng chung của chương trình lớp 9.
Để học sinh làm quen, từ học kỳ I, tất cả đề kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ ở sáu môn được đưa ra dưới dạng trắc nghiệm theo đúng cấu trúc đề của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, thậm chí trộn bốn mã đề trong phòng thi và để các em làm bài trên phiếu tô trả lời như khi thi thật. "Nhờ đó, đến nay các em đã nắm vững cách thức tổ chức thi, quy chế, phương pháp, cách thức làm bài", thầy Cường nói.
Giáo viên trường THCS Thái Thịnh hướng dẫn học sinh trong một giờ học. Ảnh: Nhà trường cung cấp.
Về phía giáo viên, các tổ nhóm chuyên môn của trường đã chuẩn bị từ những năm trước để hình thành các bộ đề trắc nghiệm, giúp học sinh ôn tập. Đặc biệt với môn Lịch sử, vì đã thi cách đây hai năm, nhà trường vẫn còn nguyên tất cả sự chuẩn bị, giờ chỉ cần bổ sung một số nội dung.
Cũng theo thầy Cường, tới đây nhà trường sẽ khảo thí độc lập từ kho đề của mình để kiểm tra học sinh, cho các em thi thử, sớm phát hiện yếu mảng nào, từ đó có kế hoạch củng cố kiến thức thêm vào các buổi chiều. Khi chương trình các bộ môn kết thúc, nhà trường sẽ ưu tiên thêm thời gian cho môn Lịch sử để học sinh tự tin hơn trước khi bước vào kỳ thi lớp 10.
"Khi môn Lịch sử được lựa chọn thi, chúng tôi xác định đây là cơ hội lớn để học sinh có thời gian nghiên cứu sâu thêm về lịch sử Việt Nam và thế giới, từ đó yêu thích môn Lịch sử, yêu đất nước hơn. Vì vậy, dù là ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng, giáo viên vẫn phải chú trọng phương pháp dạy để các em không cảm thấy bị áp lực thi cử và nhàm chán", thầy Cường nói.
Trước đó, trường THCS Thái Thịnh vẫn thường xuyên cho học sinh làm dự án, đóng vai, thuyết trình để thấy việc học Lịch sử cũng như các môn khác thú vị. Năm 2019, điểm trung bình môn Lịch sử của trường trong kỳ thi vào lớp 10 là khoảng 8. Đó là cơ sở để thầy Cường tin tưởng khoảng 350 học sinh lớp 9 của trường năm nay sẽ làm tốt bài thi môn này.
Không chỉ trường THCS Đông La hay Thái Thịnh, nhiều trường khác như THCS Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm), THCS Chu Văn An (huyện Thanh Trì) cũng đã có kế hoạch giảm tiết ôn tập buổi chiều ở một số môn để tăng 2-3 tiết Lịch sử mỗi tuần, giúp học sinh chuẩn bị tốt kiến thức trước khi bước vào kỳ thi do môn này có thời gian ôn tập ít nhất trong bốn môn thi.
Kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập không chuyên ở Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 29-30/5 với sự tham gia của gần 91.000 học sinh. Trong đó, khoảng 62% được tuyển vào các trường THPT công lập, 22% vào trường ngoài công lập và trường THPT công lập tự chủ tài chính, 8% vào trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và 8% tham gia học nghề.
Bí kíp ôn luyện môn Lịch sử đạt điểm cao trong kỳ thi vào lớp 10 Để ôn thi môn Lịch sử hiệu quả, học sinh không nên học thuộc từng chữ mà nên hệ thống kiến thức ôn tập thành sơ đồ tư duy hoặc bằng hình ảnh theo trình tự thời gian. Ngày 12/3, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2021-2022. Theo đó, 4...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Đừng dại đặt 5 loài hoa này lên bàn thờ, dân gian kỵ vì dễ rước xui vào nhà, "mất lộc" lúc nào không hay
Sáng tạo
10:25:21 25/04/2025
Nữ diễn viên nghẹn giọng nhắc về Quý Bình: "Đau lắm, không tin là anh đã rời đi"
Sao việt
10:24:04 25/04/2025
Ếch phi tiêu độc Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Lạ vui
10:20:54 25/04/2025
Thị trấn 'trốn nóng' kín phòng sớm nhất dịp 30/4, bỏ xa cả Đà Lạt
Du lịch
10:18:43 25/04/2025
Berbatov chê mục tiêu của MU
Sao thể thao
10:16:35 25/04/2025
Cô dâu Thái Bình nghẹn ngào vì món quà 'lạ' và lời nhắn nhủ của 7 chị chồng
Netizen
10:10:47 25/04/2025
Người dùng Windows 10 khó chịu vì sự cố sau khi cập nhật
Thế giới số
10:00:27 25/04/2025
Thoa kem chống nắng bao nhiêu là đủ để bảo vệ da?
Làm đẹp
09:52:29 25/04/2025
Giao diện mới của YouTube khiến người dùng khó chịu
Thế giới
09:50:22 25/04/2025
5 món ăn vặt buổi tối có lợi cho người bị mỡ máu
Sức khỏe
09:48:36 25/04/2025