Ganh tị là thói quen gây bệnh trầm cảm
Bệnh trầm cảm là do sự mất cân bằng các yếu tố hóa học của não bộ, đặc biệt là do giảm sản sinh các nơron thần kinh có nhiệm vụ truyền thông tin (serotonin, dopamine…) gây ra.
Nguyên nhân có thể bạn đã biết, tuy nhiên một số chuyên gia cảnh báo những thói quen hàng ngày cũng không ngoại lệ khi tình trạng tinh thần u uất càng trở nên trầm trọng.
Cảm xúc tiếc nuối và hổ thẹn khắc sâu
Những gì mà chúng ta đã bỏ qua cơ hội giành chiến thắng thường thấy tiếc nuối. Nếu càng ngập sâu trong sự tiếc nuối đó khiến tâm trạng ngày càng xấu đi, ảnh hưởng không tốt đến thành quả của nhiều công việc khác. Cách tốt nhất, bạn hãy cố gắng vượt qua chính mình, đối diện với những thất bại và sai lầm để không cảm thấy tiếc nuối.
Cau có, khó chịu
Bản tính như vậy sẽ khiến bạn rơi vào tình thế cô lập không chỉ ở nhà mà cả ở cơ quan hay thậm chí ngoài xã hội. Bạn cảm thấy không hài lòng và rất khó chịu khi ai đó không vừa ý bạn, hay chính việc bạn làm cũng không vừa ý mình.
Chính điều này về lâu dài sẽ khiến bạn trở thành con người của bạo lực, mối nguy cho các tình huống trong cuộc sống hạnh phúc gia đình. Để ngăn ngừa lối sống như vậy, bạn hãy chọn cho mình một hình thức giải trí đơn giản như đi xem phim, picnic, hay hát karaoke cùng bạn bè xả stress.
Video đang HOT
Sống trong quá khứ
Dù quá khứ có đẹp đến thế nào đi chăng nữa chúng ta cũng không thể ngồi mỉm cười với những điều đó hay “gặm nhấm” từng nỗi đau mà mình đã trải qua. Nó sẽ rất tệ hại và chỉ biến bạn thành một kẻ thua cuộc. Hãy học cách sống bỏ qua những quá khứ đau buồn, tự tha thứ cho bản thân về những lỗi lầm đã qua, sống với thực tế và có trách nhiệm với những gì đang chờ đón bạn.
Tự ti là thói quen khiến bạn mắc bệnh trầm cảm
Tự ti
Những ai sở hữu tính cách tự ti thường cho rằng mình luôn yếu kém, bất tài, chẳng có gì nổi trội so với người khác, tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin vào năng lực của bản thân. Từ những nhận thức sai lệch như vậy khiến họ trở nên thụ động, thiếu sự linh hoạt và sáng tạo trong công việc vì sợ thất bại, sợ chịu trách nhiệm. Và chắc chắn điều này sẽ khiến bạn trở nên cô lập, thiếu sự hoạt động nhóm và lâm vào những nguy cơ mắc bệnh về thần kinh.
Ganh tị hay so sánh
Việc so sánh chỉ đúng trong trường hợp là giá trị hiện thực mà bạn đang có với những gì bạn chưa làm được hay đạt được trong quá khứ, nhưng không nên thường xuyên làm điều này vì sẽ dẫn đến sáo rỗng. Một điều quan trọng nữa bạn nên chú ý là đừng so sánh mình với người bạn thân nhất hay với một số người thân và cũng không nên ganh đua với người khác theo kiểu ăn thua để rồi kết cục sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và họ. Nếu thường xuyên ganh tị với ai đó thì bạn sẽ tạo thành một vỏ bọc bao quanh mình là tính tự ti, ghen tị và ngại giao tiếp.
Theo Trần Biên (An ninh thủ đô)
Hung thủ cần vạch mặt: Trầm cảm che đậy
Trầm cảm che đậy là bệnh rất hay gặp. Khi mắc bệnh này, nhiều người sớm biểu hiện bi quan, bỏ bê công việc, ngại giao tiếp, từ đó sinh ra tự ám thị, chứng trầm cảm ngày càng nặng. Có người vì không hiểu hết biểu hiện của bệnh, đã sinh ra ý tưởng tự sát.
Nữ mắc nhiều hơn nam
Trầm cảm che đậy có nhiều tên gọi: trầm cảm ẩn, trầm cảm cơ thể, trầm cảm tâm căn, trầm cảm tương đương, trầm cảm không trầm cảm, trầm cảm mong manh, trầm cảm thực vật... Đây là một trạng thái bệnh lý trong đó những rối loạn cảm xúc được che lấp, chỉ biểu hiện ra ngoài bằng những lời than vãn của bệnh nhân về các bệnh lý cơ thể kéo dài.
Tìm cách bộc lộ cảm xúc là phương thuốc chống trầm cảm tốt nhất. Trong Ảnh: tập luyện yoga cười. Ảnh: Mai Kỳ
Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nữ nhiều hơn nam. Có đến 90% số bệnh nhân trầm cảm che đậy đến khám ở các trung tâm đa khoa trước khi khám ở chuyên khoa tâm thần, trong đó nhiều trường hợp không được phát hiện kịp thời khiến người bệnh thường xuyên khám bệnh ở nhiều nơi, đến bác sĩ chuyên khoa này điều trị chưa bớt lại tìm bác sĩ chuyên khoa khác mà vẫn không phát hiện được tổn thương. Từ đó, họ rất dễ tự ám thị, rồi sinh lo âu, bệnh ngày càng nặng.
Triệu chứng thường gặp
Trong trầm cảm che đậy, các triệu chứng rối loạn cảm xúc không hoặc ít biểu hiện ra ngoài, mà các triệu chứng nổi lên là một phức bộ những triệu chứng suy nhược, loạn cảm giác bản thể, rối loạn thực vật nội tạng... Các triệu chứng thường được ghi nhận nhiều nhất là ở hệ thần kinh và hệ tiêu hoá. Trong đó, thường gặp là các triệu chứng sau: cảm giác đau nhức mơ hồ nhức đầu, căng đầu đau lưng, đau kiểu đau thần kinh rối loạn đường tiêu hoá (đau và khó chịu ở các vùng bụng khác nhau, táo bón...) rối loạn về tim mạch (đau hay cảm giác khó chịu ở vùng trước tim) rối loạn về hô hấp (khó thở, đôi khi thở gấp). Ngoài ra, nhiều triệu chứng khác cũng có thể gặp: rối loạn giấc ngủ (mất ngủ hoặc ngủ nhiều) lo âu, hoảng sợ ám ảnh cưỡng bức chán ăn hoặc ăn nhiều lạm dụng rượu, ma tuý...
Khi có những triệu chứng trên, người bệnh nên đến các bệnh viện tâm thần hoặc cơ sở điều trị có chuyên khoa tâm thần để được chẩn đoán kịp thời.
Phát hiện sớm, điều trị khả quan
Trầm cảm nói chung có một cơ chế bệnh sinh rất phức tạp, làm cho người bệnh có nhiều thay đổi về tâm thần, cơ thể, thần kinh và nội tiết. Ngày nay nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật sinh hoá học, người ta đã đo được sự biến đổi của các chất môi giới thần kinh, nội tiết. Do vậy, việc điều trị đạt được nhiều kết quả khả quan nếu bệnh được phát hiện sớm.
Để điều trị, trước hết cần thăm khám toàn diện về lâm sàng, cận lâm sàng. Cố gắng tìm nguyên nhân. Điều trị kết hợp hài hoà giữa hoá trị liệu, liệu pháp tâm lý và nâng đỡ cộng đồng. Các liệu pháp tâm lý có thể áp dụng là: liệu pháp nhận thức, liệu pháp nâng đỡ môi trường sống. Về hoá trị liệu, nên chọn nhóm chống trầm cảm yên dịu. Có thể phối hợp thuốc bình thản giải lo âu. Nâng đỡ cơ thể bằng vitamin. Chú ý chế độ dinh dưỡng cải thiện sức khoẻ thể chất cho người bệnh. Bệnh nhân phải được điều trị lâu dài để đề phòng tái phát.
Hiện nay chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu. Vì vậy để bệnh không có yếu tố thuận lợi phát triển, chúng ta cần xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, tăng cường thư giãn, nhằm tránh đi những sang chấn tâm thần nguy hại.
Theo BS.CK2 Nguyễn Hoàng Điệp (Sài gòn tiếp thị)
6 dấu hiệu mắc bệnh trầm cảm ở nam giới Theo TS Ian A. Cook, giáo sư tâm lý tại Đại học California (Hoa Kỳ), ở nam giới, có một số biểu hiện trầm cảm đặc trưng như mệt mỏi, dễ bị kích động, rối loạn tình dục... 1. Mệt mỏi Theo một nghiên cứu của Mỹ trên 6.421 người, mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh...