Gần 75% giới trẻ Mỹ bị ảnh hưởng tâm thần từ đại dịch Covid-19
Chuyên gia kêu gọi giới trẻ nên nghĩ tích cực về tương lai ngay cả khi ‘thiếu một số mảnh ghép’ do đại dịch Covid-19.
Giới trẻ Mỹ chịu nhiều áp lực về sức khỏe tâm thần trong đại dịch Covid-19 – ẢNH CHỤP MÀN HÌNH PHILADELPHIA INQUIRER
Tờ Philadelphia Inquirer ngày 20.8 đăng khảo sát của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho thấy gần 75% giới trẻ trong độ tuổi 18-24 từng trải qua ít nhất một triệu chứng về sức khỏe tâm thần hoặc hành vi do đại dịch Covid-19.
Khảo sát có sự tham gia của 5.400 người ở nhiều nhóm tuổi cho thấy gần 41% ghi nhận ít nhất một triệu chứng về sức khỏe tâm thần hoặc hành vi, bao gồm lo lắng, trầm cảm, sang chấn và việc tăng sử dụng các chất kích thích.
Các triệu chứng lo lắng từ ngày 24-30.6 cao hơn gấp 3 lần so với quý 2 năm 2019, trong khi trầm cảm cao hơn gấp 4 lần, trong đó người trẻ bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Khoảng 1/4 người trẻ được hỏi cho biết họ từng nghĩ đến việc tự tử vào tháng 6, trong khi tỷ lệ này ở các nhóm tuổi là 11%, cao gấp đôi so với thời chưa có đại dịch Covid-19. Những người da màu, gốc La tin, nhân viên chăm sóc sức khỏe là những người dễ có ý nghĩ này nhất.
Video đang HOT
Theo ông Tony Salvatore tại Đội phòng chống tự tử hạt Montgomery (bang Pennsylvania), các chuyên gia tư vấn nhận được rất nhiều cuộc gọi trong đại dịch Covid-19, với nội dung nói về việc bị bớt giờ làm, mất việc và không thể tìm việc do nhiều cơ sở đóng cửa.
Bên cạnh đó, nhiều người trẻ bày tỏ lo lắng không thể tốt nghiệp kịp thời gian dự kiến, trường đại học không thông báo sinh viên cần làm gì để duy trì học bổng hay khi nào trở lại lớp.
“Người trẻ bị choáng ngợp hoàn toàn bởi mọi thứ. Nỗi lo về khả năng mắc Covid-19 không nhiều như nỗi lo về các tác động đến đời sống”, ông Salvatore nhận định.
Bà Lily Brown, giám đốc trung tâm điều trị và nghiên cứu về lo lắng tại Đại học Pennsylvania, khuyên các bậc cha mẹ và người chăm sóc nên chú ý khi người trẻ có dấu hiệu gặp khó khăn, khuyến khích họ cân nhắc điều trị từ xa. Việc thay đổi hành vi có thể là dấu hiệu một người cần sự hỗ trợ chuyên môn.
“Chúng tôi muốn thấy giới trẻ nghĩ về tương lai, dù cả khi đang thiếu một số mảnh ghép. Khi người trẻ bắt đầu mất hy vọng vào tương lai cũng là khi nguy cơ gia tăng”, bà phân tích.
Phát hiện mới: Suy nghĩ tiêu cực khiến bạn dễ mắc bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là dạng suy giảm trí tuệ phổ biến nhất, căn bệnh này khiến các tế bào não bị thoái hóa, làm suy giảm kỹ năng nhận thức, khả năng nhận biết và sinh hoạt cá nhân, theo Insider.
Hãy luôn vui vẻ, suy nghĩ tích cực trong cuộc sống - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Điều quan trọng là cần phát hiện sớm bệnh, vì đây là bệnh khó chữa trị. Do đó, xác định các nguy cơ tiềm ẩn để phòng ngừa bệnh Alzheimer là rất quan trọng.
Một nghiên cứu mới của Đại học College London (Anh) đã chỉ ra người luôn lo lắng, bất an có thể dẫn đến căn bệnh này, theo Insider.
Thông qua ảnh chụp não và theo dõi hành vi của 360 người, nghiên cứu cho thấy suy nghĩ tiêu cực có thể làm suy giảm nhận thức, cũng như làm gia tăng 2 loại protein liên quan đến bệnh mất trí nhớ.
Tác giả nghiên cứu Natalie Marchant, bác sĩ tâm thần, nghiên cứu viên cao cấp của khoa sức khỏe tâm thần tại Đại học College London (Anh), cho biết phát hiện này hỗ trợ thêm trong việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh mất trí nhớ, theo Insider.
Hiện tại, các bác sĩ chụp hình não và kiểm tra nhận thức để kiểm tra chứng mất trí nhớ, nhưng trong tương lai có thể kiểm tra các vấn đề về tinh thần để chẩn đoán bệnh trong giai đoạn đầu.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Bệnh Alzheimer.
Có 360 người trên 55 tuổi tham gia nghiên cứu, với 73% là nữ. Đây là những người có người thân mắc chứng mất trí nhớ, nên có nguy cơ mất trí nhớ cao. Nhóm nghiên cứu đã theo dõi những hành vi, suy nghĩ tiêu cực của những người tham gia này.
Những hành vi, suy nghĩ tiêu cực bao gồm luôn lo lắng về tương lai và luôn bất an trong mọi việc.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi các triệu chứng trầm cảm, lo lắng của những người tham gia. Đồng thời, cũng đánh giá các chức năng nhận thức của họ, như khả năng nhớ, ngôn ngữ và khả năng tập trung.
Kết quả chụp hình não cho thấy, hơn 1/3 số người tham gia có suy nghĩ tiêu cực, trong não đã có sự tích tụ 2 loại protein - dấu hiệu cảnh báo bệnh Alzheimer ở giai đoạn đầu.
Phát hiện cho thấy những người thường xuyên có suy nghĩ tiêu cực, có nguy cơ tích tụ protein trong não. Những người này cũng có tỷ lệ suy giảm nhận thức cao hơn.
Trầm cảm và lo lắng là các yếu tố nguy cơ đã biết đối với bệnh Alzheimer, nhưng nghiên cứu này đã giải thích lý do cơ bản nguyên nhân tại sao, theo Insider.
Xem xét những cách tiêu cực mà những người bị trầm cảm và lo lắng suy nghĩ, và những ảnh hưởng lâu dài của những suy nghĩ tiêu cực này, có thể giải thích tại sao trầm cảm và lo lắng là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến bệnh mất trí nhớ.
Đồng tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Gael Chételat, thuộc Đại học de Caen-Normandie (Pháp), cho rằng, thực hành thiền định có thể giúp thúc đẩy điều chỉnh những suy nghĩ tiêu cực, theo Insider.
Cô gái không dám yêu ai vì bí mật "nhạy cảm" giấu 12 năm Lưu Tình năm nay 26 tuổi, cô có thân hình mảnh mai, nhưng vẫn chưa có một mối tình nào. Nguyên nhân xuất phát từ một vấn đề "tế nhị" mà cô gặp suốt 10 năm. "Mỗi ngày tôi đều xì hơi rất nhiều lần, ở nơi đông người hoặc là khi bị căng thẳng thì mùi hôi của việc xì vô cùng...