Gần 1 tấn thực phẩm đang phân hủy được mua về cấp đông để bán online
Các lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa vừa phát hiện, bắt giữ những lô hàng thực phẩm bẩn với số lượng lớn đang được chuẩn bị để bán ra thị trường.
Ngày 24/12, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị này phối hợp với Cục quản lý thị trường Thanh Hóa vừa bắt giữ 2 vụ thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Đội quản lý thị trường số 10 phát hiện, thu giữ gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ (Ảnh: CATH).
Theo đó, 14h30 ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Đội quản lý thị trường số 10, Cục quản lý thị trường Thanh Hóa đã phát hiện, thu giữ tại cơ sở kinh doanh của ông Trần Văn Tiến, ở phố Sơn Vạn, phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, gồm đùi, chân, cánh gà, thịt lợn trong tình trạng phân hủy, biến đổi màu sắc.
Qua phối hợp với cơ quan chức năng xác định, số hàng hóa trên đều không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, lực lượng chức năng đã ra quyết định buộc tiêu hủy số hàng hóa trên.
Video đang HOT
Theo khai nhận của chủ cơ sở, số hàng hóa này được mua trôi nổi trên thị trường, sau đó đem về cấp đông để bán online trên mạng xã hội cho những người có nhu cầu đặt mua.
Đội Cảnh sát kinh tế – ma túy, Công an thành phố Thanh Hóa phối hợp với đội Quản lý thị trường số 1 phát hiện, bắt giữ 740kg bì lợn đang bị ôi thiu, biến đổi màu sắc (Ảnh: CATH).
Trước đó, vào 11h30 cùng ngày, Đội Cảnh sát kinh tế – ma túy, Công an thành phố Thanh Hóa đã phối hợp với đội Quản lý thị trường số 1, Cục quản lý thị trường kiểm tra xe ô tô biển kiểm soát 89C – 151.65 do ông Vũ Trọng Hiếu, ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên làm chủ đang bốc dỡ xuống xe số lượng lớn hàng hóa tại phường Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ 740 kg bì lợn bị ôi thiu, biến đổi màu sắc, không có giấy tờ hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Theo khai nhận của lái xe số hàng hóa trên được mua trôi nổi tại địa bàn tỉnh Hưng Yên sau đó vận chuyển đi tiêu thụ.
Các vụ việc nêu trên đang được xử lý theo quy định của pháp luật.
TP HCM sẽ có gói tín dụng 4.000 tỷ lãi suất 0%
Gói tín dụng hơn 4.000 tỷ đồng, lãi suất 0% dự kiến được TP HCM dùng để hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19.
Thông tin trên được Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong nói tại kỳ họp 23 HĐND TP HCM khoá IX sáng 8/12, khi trả lời đại biểu về những giải pháp, chính sách để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Theo đó, gói tín dụng dự kiến hơn 4.000 tỷ đồng này sẽ được Thành phố hỗ trợ với lãi suất 0% dành cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong các nhóm ngành: dịch vụ như lưu trú, ăn uống, du lịch, vận tải; ngành công nghiệp như dệt may, giày da, trang phục, chế biến gỗ, chế biến lương thực thực phẩm, xây dựng và doanh nghiệp có doanh thu sụt giảm lớn.
"Phát huy hiệu quả từ gói hỗ trợ thứ nhất, thành phố đang nghiên cứu gói hỗ trợ thứ hai. Vừa qua, UBND thành phố đã mời các doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu phát triển cùng các chuyên gia kinh tế ngồi lại để có định hướng các giải pháp cho gói hỗ trợ này", ông Phong nói.
Ngoài ra, thành phố sẽ tiếp tục cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm lãi, phí... giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch bệnh.
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong trả lời chất vấn các đại biểu sáng 8/12. Ảnh: Hữu Khoa.
Theo ông Phong, thời gian qua TP HCM đã thực hiện gói hỗ trợ lần một cho các doanh nghiệp khó khăn. Trong đó, đã xử lý gia hạn 8.800 tỷ đồng tiền thuế cho doanh nghiệp; 218 tỷ đồng gia hạn thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân, tiền thuê đất cho các hộ kinh doanh.
Thành phố sẽ tiếp tục rà soát các doanh nghiệp gặp khó khăn để tháo gỡ tất cả vướng mắc từ khâu sản xuất, kinh doanh, đầu tư, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm hơn 90% tổng số các doanh nghiệp trên địa bàn. Đây là những doanh nghiệp bị tác động mạnh nhất bởi dịch bệnh.
Để phục hồi kinh tế, ông Phong cho biết TP HCM cũng sẽ phát huy hiệu quả các hội đồng ngành kinh tế (cơ khí, công nghệ thông tin, chế biến lương thực thực phẩm...).Giải pháp này nhằm tập trung phát triển các ngành sản phẩm chủ lực có giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn trong cơ cấu GRDP của thành phố. Ngoài ra, thành phố sẽ tổ chức diễn đàn kinh tế năm 2021 phù hợp với tình hình dịch bệnh. Đây là sự kiện thường niên để thảo luận các giải pháp phát triển kinh tế TP HCM nhưng năm nay chưa tổ chức được vì Covid-19...
Với ngành du lịch, ông Phong cho biết thành phố xác định tập trung xây dựng sản phẩm đặc trưng, phát triển du lịch nội địa khi chưa thể đón khách quốc tế trở lại.
Vừa qua, TP HCM đã ký kết với 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Bắc, Đông Bắc và miền Trung với mục tiêu đẩy mạnh du lịch nội địa. "Tiềm năng du lịch nội địa còn rất lớn", ông Phong nói.
Covid-19 tại TP.HCM: Thực phẩm, hàng hóa dồi dào, người dân phải đeo khẩu trang khi đi chợ, siêu thị Các chợ, siêu thị tại TP.HCM không còn cảnh chen chúc, giành nhau mua thực phẩm, gạo, mì gói như hai đợt dịch trước. Tiểu thương, doanh nghiệp khẳng định hàng hóa vẫn dồi dào, giá ổn định. Người dân khi đi mua sắm phải đeo khẩu trang phòng Covid-19. Sau khi TP.HCM xuất hiện các ca nhiễm Covid-19 mới, ghi nhận của...