Covid-19 tại TP.HCM: Thực phẩm, hàng hóa dồi dào, người dân phải đeo khẩu trang khi đi chợ, siêu thị
Các chợ, siêu thị tại TP.HCM không còn cảnh chen chúc, giành nhau mua thực phẩm , gạo, mì gói như hai đợt dịch trước. Tiểu thương, doanh nghiệp khẳng định hàng hóa vẫn dồi dào, giá ổn định. Người dân khi đi mua sắm phải đeo khẩu trang phòng Covid-19 .
Sau khi TP.HCM xuất hiện các ca nhiễm Covid-19 mới, ghi nhận của Dân Việt cho thấy tại TP.HCM không còn cảnh người dân kéo nhau đi mua thực phẩm , hàng hóa thiết yếu như hai làn sóng dịch trước. Thay vào đó, hoạt động mua sắm hàng hóa , thực phẩm trên địa bàn vẫn diễn ra bình thường.
Chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh) sáng 4/12 nhộn nhịp, đông đúc người mua và người bán. Các tiểu thương cho biết sức mua vài ngày qua không biến động mạnh như hồi tháng 3, tháng 4. Nếu như giai đoạn Covid-19 đầu tiên trước khi giãn cách xã hội , các đại lý, tiệm tạp hóa phải hoạt động hết công suất, mỗi khách mua vài bao gạo, vài thùng mì gói dự trữ, hiện tượng này nay đã không còn.
Người dân đeo khẩu trang khi đi mua sắm , phòng Covid-19 . Ảnh: Hồng Phúc
Bà Lan (tiểu thương tại chợ) cho biết người dân không quá lo lắng như hai đợt dịch trước nên không có cảnh ùn ùn đi mua. “Vài ngày qua, thành phố chưa có ca nhiễm mới nên tiểu thương chúng tôi và khách hàng tin tưởng TP sẽ vượt qua đợt dịch này. Dù vậy, chúng tôi cũng không chủ quan, người bán, người mua đều đeo khẩu trang”, bà Lan nói.
Không chỉ tại khu chợ này, các chợ khác trên địa bàn như chợ Đa Kao, Tân Định, Nguyễn Văn Trỗi,… hàng hóa vẫn dồi dào và không có hiện tượng đổ xô đi mua sắm . Các chợ cũng tăng cường phát loa yêu cầu người dân đeo khẩu trang, ghi nhận cho thấy hầu hết đều chấp hành nghiêm chỉnh.
Tại các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại cũng không có cảnh “vét” quầy hàng thực phẩm , gạo, mì gói. Tại Co.opmart Rạch Miễu (quận Phú Nhuận), hoạt động mua sắm vẫn bình thường. Điểm khác biệt duy nhất là tất cả khách mua sắm đều chủ động đeo khẩu trang phòng Covid-19.
“Các địa điểm mà bệnh nhân Covid-19 từng ghé qua theo tôi biết là tập trung tại quận 6, 10, 11, nên tính ra khu vực này vẫn an toàn, nhưng bây giờ ra đường là phải đeo khẩu trang hết. Tôi cũng không mua nhiều, thực phẩm đủ dùng 1-2 ngày thôi. Nếu dịch diễn biến phức tạp, siêu thị có dịch vụ giao tận nhà mà nên tôi không lo lắng”, chị Lệ (trú quận Phú Nhuận) cho hay.
Đại diện Saigon Co.op cho biết tại các siêu thị Co.opmart tại khu vực quận 6, sức mua mặt hàng nước uống đóng chai, gạo, dầu ăn và thực phẩm khô, mì gói tăng nhẹ, vì đây là khu vực có ca nhiễm Covid-19. Ngoài ra, quận xung quanh như Bình Tân cũng ghi nhận sức mua tăng nhẹ do tâm lý. Một số siêu thị khác như Co.opmart Văn Thánh, Rạch Miễu, Co.opXtra Vạn Hạnh, các mặt hàng phòng, chống dịch như khẩu trang y tế, khẩu trang vải sát khuẩn, gel rửa tay, được nhiều người tiêu dùng chọn mua.
Tại các siêu thị như Aeon, Lotte Mart, Big C, mặt hàng phòng dịch cũng tăng nhẹ. Các hệ thống này cho biết nguồn cung đảm bảo dồi dào, giá cả ổn định, một số mặt hàng còn được khuyến mãi, giảm giá. Các siêu thị cũng đang “kích hoạt” hệ thống phòng dịch. Như tại siêu thị Aeon, ngay lối vào cửa, khách được sát khuẩn tay, đo thân nhiệt và bắt buộc phải đeo khẩu trang.
Ngay sau khi TP.HCM có ca nhiễm Covid-19, Sở Công Thương TP đã yêu cầu các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tăng cường phòng, chống dịch. Cụ thể, Sở đề nghị các đơn vị thực hiện việc tổng vệ sinh, phun thuốc diệt khuẩn, trang bị nước rửa tay kháng khuẩn tại nơi ra vào, cửa thang máy. Đồng thời, các đơn vị phải vận động và thường xuyên nhắc nhở tiểu thương, thương nhân và khách hàng đeo khẩu trang trong lúc mua sắm.
Lo lắng bữa ăn ở trường, phụ huynh chi tiền triệu mua máy "thần kỳ"
Vừa qua, có một số vụ học sinh bị ngộ độc trong bữa ăn bán trú tại nhà trường xảy ra khiến không ít phụ huynh lo lắng, loay hoay tìm cách giải quyết vấn đề.
Giữa lúc các vụ ngộ độc thức ăn liên tiếp xảy ra ở các lớp bán trú trong thời gian gần đây, vì lo lắng nhiều bậc phụ huynh không tiếc chi tiền triệu để trang bị cho con em họ máy kiểm tra nhanh độ an toàn của thực phẩm.
Họ kháo nhau rằng đây là "cứu cánh" thiết thực giúp con cái họ đối phó lại với nguồn thực phẩm độc hại đang hàng ngày rình rập. Vậy thực hư về công dụng "thần kỳ" của loại máy này như thế nào?
Phụ huynh điên đảo với "ma trận" máy đo thực phẩm
Chỉ cần gõ từ khoá tìm kiếm "Máy đo chất lượng thực phẩm" thì trong vòng 0,40 giây đã cho ra hơn 51 triệu kết quả liên quan đến sản phẩm này.
Thực tế, trên thị trường các các sản phẩm máy kiểm tra nhanh độ an toàn thực phẩm có mặt và khá sôi động tại thị trường Việt Nam từ những năm 2014 nhưng sau một thời gian chìm vì không có khách hàng.
Nhưng gần đây, khi các vụ học sinh bị ngộ độc trong bữa ăn bán trú tại nhà trường xảy ra, thậm chí trên khay thức ăn có cả "ấu trùng" còn sống khiến không ít các phụ huynh lo lắng không biết xử lý như thế nào thì một lần nữa sản phẩm này lại lên được phụ huynh chia sẻ.
Các nhà bán hàng cũng không chịu thua kém, tung ra nhiều chiêu thức bán hàng với những lời lẽ có cánh như: "Sản phẩm này có thể đo độ an toàn chính xác đến 99,9%" hay "Muốn con bạn an toàn hãy tìm đến chúng tôi".v.v...
Theo tìm hiểu của phóng viên, những chiếc máy này chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đức hoặc Nga cùng với đó là nhiều thương hiệu khác nhau.
Giá thành cũng không hề rẻ với mức dao động từ khoảng 2 triệu đến 8 triệu đồng.
Điều này làm các phụ huynh điên đảo không biết chọn sản phẩm nào có thể phù hợp để đồng hành cùng con trong mỗi bữa ăn bán trú ở trường.
Gia đình anh Nguyễn Văn Tuyên trú tại Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, nhưng cơ quan của hai vợ chồng lại ở bên khu Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.
Đặc thù công việc sáng đi tối về nên hai đứa con học tiểu học đều phải ăn trưa ở các lớp bán trú. Thời gian vừa qua, đài, báo đưa tin về các vụ ngộ độc thực phẩm trong trường học khiến anh không khỏi bất an.
Chia sẻ về lo lắng này, anh Tuyên bày tỏ: "Họp phụ huynh đợt vừa rồi nghe các bố mẹ kháo nhau trên thị trường có bán loại máy có thể kiểm tra nhanh tồn dư hóa chất trên thực phẩm, tôi cũng tìm hiểu thông tin để mua về trang bị cho các con. Nếu tiện lợi tôi sẽ cho các cháu mang tới trường để các con tự kiểm tra thức ăn của mình.
Tuy nhiên, khi chọn mua thì tôi thực sự hoa mắt, bởi có quá nhiều sản phẩm để lựa chọn. Mà thực hư về công dụng của nó mình cũng không thể nắm được hết nên đến giờ vẫn chưa biết nên mua loại nào để trang bị cho con dù giá trị của những chiếc máy đó cũng không hề rẻ".
Chị Trần Thị Mai (ở Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội) thì có vẻ sốt sắng hơn, bởi không chỉ có hai con nhỏ còn học mẫu giáo, bố chồng chị còn mắc chứng bệnh tiểu đường nên việc ăn uống càng phải kỹ lưỡng hơn.
Sau khi nắm được các thông tin trên mạng, chị cũng phải chạy đôn chạy đáo đi tìm máy móc hỗ trợ việc bếp núc.
Chị cho biết: "Gần đây, thấy các chị em trong cơ quan ai cũng thay nhau đặt mua mỗi nhà một cái máy đo độc tố trong thức ăn, dù trước đây mình cũng không để ý mấy đến mấy vấn đề này nhưng giờ cả cơ quan xôn xao làm tâm lý mình lung lay theo.
Mình cũng nhờ chị bạn đặt hộ một cái do Nga sản xuất với giá gần 8 triệu đồng nhưng không biết công dụng có tốt như quảng cáo hay không".
Ảnh minh họa. Nhiều học sinh ở một trường tiểu học ở Lâm Đồng phải nhập viện do ngộ độc thức ăn ở trường. (Ảnh: Báo Nhân dân)
Vỡ mộng "mắt thần"
Theo tìm hiểu của chúng tôi, điểm chung của các loại máy này là chúng hoạt hoạt động theo một danh sách đã được lập trình sẵn, theo đó có khoảng 60 loại thực phẩm phổ biến được chia làm 3 nhóm gồm rau củ, trái cây và thực phẩm.
Trong các danh mục này có phần đo độ tươi của thịt, hải sản và thực phẩm khác cho trẻ em.
Theo quan sát, phần chân máy có đầu nhọn giống như kim tiêm, được các nhà bán hàng giới thiệu là "mắt thần", khi cắm đầu nhọn này vào thực phẩm máy có thể phát hiện ra nồng độ các hoạt chất cấm vượt ngưỡng cho phép trong thực phẩm đó.
Tuy nhiên, khi các bậc phụ huynh đem ra thử nghiệm thực tế thì kết quả cho ra đa số đều vượt ngưỡng an toàn cho phép.
Thậm chí khi nguồn thực phẩm đó được mua từ các đại lý và siêu thị uy tín thì kết quả vẫn không ổn.
Điển hình như một số loại trái cây có ngưỡng cho phép là 60 mg/kg nhưng khi đo mẫu với quýt chín thì kết quả đo là 88 mg/kg, còn chuối chín kết quả đo là 99 mg/kg.
Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh rối mắt không biết nên tin vào kết quả của máy hay tin vào chất lượng của siêu thị.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về vấn đề này, Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Hồng Dũng - Trưởng khoa Hóa thực phẩm, Viện dinh dưỡng cho biết: "Để có thể cho ra kết quả chính xác nhất về mức độ độc tố trong mẩu thức ăn thì cần sử dụng các phương pháp tiêu chuẩn trong phòng kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
Về mặt kỹ thuật, các máy đo hàm lượng dư lượng độc tố trên thức ăn được bán trên thị trường chỉ có chức năng kiểm tra nhanh và đưa ra kết quả sàng lọc trên một chương trình đã cài đặt sẵn nên không thể đánh giá hết được mức độ độc tố của sản phẩm đó như ở mức nào".
Rõ ràng, một thực phẩm có an toàn hay không còn phải dựa vào kiểm tra định lượng trong phòng thí nghiệm và nhiều chỉ tiêu quan trọng khác.
Sở dĩ có loại máy trên thị trường người ta đặt ra chỉ tiêu đo hàm lượng nitrat vì nó là một trong những nguyên nhân gây ung thư và các bệnh về gan, thận. Việc chỉ kiểm tra hàm lượng nitrat không thể khẳng định thực phẩm có an toàn hay không.
Đưa hơn 24 tấn hàng hóa đến tiếp tế người dân bị cô lập tại huyện Phước Sơn Thông tin từ Sở Chỉ huy tiền phương tỉnh Quảng Nam, tính chiều nay, 2-11, lực lượng chức năng đã vận chuyển 24,2 tấn lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm đến tiếp tế cho người dân bị cô lập tại hai xã Phước Lộc và Phước Thành (huyện Phước Sơn). Lực lượng chức năng gùi hàng hóa vào tiếp tế cho...