Gà tần thuốc Bắc giàu dinh dưỡng, thơm ngon đậm đà, mẹ chồng khó tính cũng thích mê
Món gà tần thuốc Bắc vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng giúp bạn hồi phục sức khỏe sau khi ốm dậy, tăng cường thể chất tốt.
Với cách nấu món gà tần như thế nào là công thức mà các bà nội trợ nên biết, bởi đây là một món ăn ngon, bổ dưỡng. Đặc biệt, nó phù hợp với nhiều người, nhất là người già và trẻ em đang cần bồi bổ năng lượng.
Nguyên liệu món gà tần thuốc Bắc
500g thịt gà đen hay còn gọi là gà ác, nếu không có gà bình thường cũng được.
300g ngải cứu, bạn nên chọn loại ngải cứu non xanh lá mạ sẽ ít đắng hơn.
1 gói gia vị thuốc Bắc hầm gà
Gia vị gồm: Dầu ăn, hạt nêm cùng các gia vị cần thiết khác.
Video đang HOT
Cách nấu món gà tần thuốc bắc ngon
Bước 1: Đầu tiên với phần thịt gà rửa sạch, chặt miếng to bản hoặc có thể để nguyên chiếc đùi tùy sở thích. Bạn hãy lấy phần nghệ cạo vỏ, giã nhỏ. Với rau ngải cứu nhặt, rửa sạch. Nếu bạn muốn rau ngải cứu bớt đắng có thể rửa sạch để khô nước rồi cho vào nồi chần qua. Việc này giúp cho chất đắng trong rau ngải cứu nhả bớt ra. Rồi bạn hãy vớt lấy rau ngải cứu ra đĩa.
Bước 2: Bạn hãy cho thịt gà vào một chiếc âu, cho gói gia vị thuốc bắc, nghệ và 2 thìa bột nêm vào để ướp. Rồi bạn hãy ướp khoảng 1h đồng hồ cho thịt ngấm các loại gia vị thì gắp ra đĩa.
Bước 3: Bạn hãy lấy rau ngải cứu đã chần rồi bỏ vào bát vừa trộn gà, thêm chút dầu ăn, bột nêm, trộn đều. Tiếp sau đó, bạn xếp gà và rau ngải cứu đều lẫn lên nhau ướp thêm khoảng 30-40 phút.
Bước 4: Tiếp theo bạn hãy cho xếp tất cả nguyên liệu vào nồi, cho thêm nước rồi đun sôi. Sau khi sôi thì tiếp tục đun nhỏ lửa. Cứ đun như vậy khoảng 10-15 phút thì tắt bếp.
Bước 5: Tiếp theo đó, bạn hãy để nguội rồi lại đun sôi rồi đun nhỏ lửa trong khoảng 10 phút nêm nếm lại gia vị cho thật vừa miệng là món ăn hoàn thành. Rồi bạn hãy múc ra bát để thưởng thức. Chúc bạn thành công với món gà tần thuốc Bắc này!
Theo Phunutoday.vn
Muốn cua ngon đừng luộc làm theo cách này vừa ngọt thịt, mai đỏ hồng, lại giữ trọn dinh dưỡng
Nếu luộc cua, một phần dinh dưỡng của cua sẽ bị bão hòa trong nước. Thế nhưng hấp thì ngược lại, sẽ giữ được gần như tối đa dinh dưỡng trong thực phẩm. Nhưng hấp cua thế nào là đúng? Hãy tham khảo bài viết sau.
Chọn cua
Muốn cua sau khi hấp thơm ngon, khâu chọn cua là vô cùng quan trọng. Chị em đừng chọn cua có lớp vỏ màu xám đục. Thay vào đó hãy ấn vào yếm cua. Nếu thấy cua thấy rắn chắc, yếm to tức là nhiều thịt, rắn chắc, không nhiều nước, xốp, bở. Đồng thời, hãy chú ý yếm cua có bám chắc vào thân không? Chân và càng có đầy đủ, chuyển động khỏe mạnh không? Gai trên càng và mai cua có còn sắc nguyên không? Nếu có, tức là cua chất lượng.
- Cua thịt: cua đực, yếm nhỏ có hình tam giác. Nếu lớp da lụa (giữa kẹt khuỷu trên càng cua) màu hồng đỏ hoặc hồng sậm thì cua nhiều thịt.
- Cua gạch: Cua cái, yếm nhỏ chiếm hầu hết bề mặt của phần bụng.
Sơ chế cua: Ngâm rửa cua bằng rượu trắng
Cua mua về xả qua với nước lạnh. Sau đó, ngâm cua trong rượu trắng trong vòng 10-15 phút vừa giảm bớt mùi tanh, vừa khiến cua bị say, dễ dàng cọ rửa mà không sợ bị cua quắp làm tổn thương tay.
Sau khi cọ sạch cua xong, bạn nên buộc cua lại như ban đầu để cua không không giãy bò, khiến chân hoặc càng cua bị rụng ra.
Hấp cua Thêm gừng hoặc sả, ngửa bụng cua khi hấp
Chị em chuẩn bị một nồi nước lạnh nửa lon bia (nếu thích). Đặt cua lên xửng hấp một ít gừng, sả vào cho thơm. Gừng sẽ giúp cua nhanh chín là lên màu đẹp mắt. Đồng thời, bạn nên đặt cua ngửa bụng so với xửng hấp để nước ngọt bên trong cua không bị chảy ra ngoài. Bằng không nước cua sẽ chảy ra đáng kể, vừa kém ngon vừa kém dinh dưỡng.
Theo Phunutoday
Những sai lầm khi luộc đậu bắp, khiến món ăn vừa nhớt, vừa "hao tổn" đến 1 nửa dinh dưỡng Đậu bắp là loại thực phẩm quen thuộc của nhiều gia đình, không chỉ tươi ngon, mà còn rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên hiều người vẫn thường mắc phải những sai lầm nghiêm trọng sau, khiến đậu sau khi luộc xong vẫn bị nhớ và mất dinh dưỡng. Đậu bắp là loại thực phẩm quen thuộc của nhiều...