FDA cảnh báo những mối nguy từ việc tẩy trắng da
Theo FDA, việc người dùng tự ý tiêm thẳng chất này vào tĩnh mạch sẽ dẫn đến những tác dụng phụ, như làm hỏng gan, thận, hệ thần kinh, làm cơ thể mất nước.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã đưa ra cảnh báo về những tác hại của việc tiêm Glutathione để làm trắng da với sức khỏe con người.Glutathione thực chất là một loại thuốc điều trị ung thư, và việc làm trắng da, thực ra là tác dụng phụ
Theo FDA, việc người dùng tự ý tiêm thẳng chất này vào tĩnh mạch sẽ dẫn đến những tác dụng phụ, như làm hỏng gan, thận, hệ thần kinh, làm cơ thể mất nước. Người dùng cũng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng huyết, viêm phổi và suy đa tạng.
Hiện chưa có bất cứ một thử nghiệm nào làm minh chứng cho việc tiêm Glutathione có thể giúp làm trắng da, mà nó chỉ được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Philippines kết hợp sử dụng trong một liệu pháp Cisplatin để điều trị một số bệnh ung thư.
Hiện chưa có bất cứ một thử nghiệm nào làm minh chứng cho việc tiêm Glutathione có thể giúp làm trắng da.
Tiêm Glutathione chỉ là một trong rất nhiều cách mà chị em phụ nữ sử dụng để làm trắng da. Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho thấy, tại nhiều quốc gia châu Phi, trung bình có đến 200 phụ nữ đến bệnh viện mỗi ngày, để điều trị các hậu quả xấu do kem tẩy trắng mang lại.
Bà Wanjiku Mwaura, Phóng viên chuyên về mảng Sức khỏe – Thời trang, của kênh truyền hình DW, Đức, lý giải: “Bị ảnh hưởng bởi những quảng cáo trên truyền thông, và ám ảnh về tiêu chuẩn cái đẹp châu Âu, ngày càng nhiều phụ nữ châu Á và châu Phi sử dụng mọi cách để khiến họ có làn da trắng hơn. Nhưng điều gì cũng có cái giá của nó. Những chất làm trắng có chứa các thành phần nguy hiểm mà người dùng không lường hết được”.
Bị ảnh hưởng bởi những quảng cáo trên truyền thông, và ám ảnh về tiêu chuẩn cái đẹp châu Âu, ngày càng nhiều phụ nữ châu Á và châu Phi sử dụng mọi cách để khiến họ có làn da trắng hơn.
Bác sĩ da liễu Edmund Delle, người sáng lập phòng khám Rabito ở thành phố Accra, Ghana cho biết: “Tư tâng lơp ngheo nhât, tâng lơp trung lưu cho đên tâng lơp giau co, rât nhiêu ngươi đang tây trăng da. Nghiên cưu mơi nhât cua tôi cho thây, nêu ban bươc vao chơ, ban se phat hiên trong 10 ngươi thi co 6 ngươi đang tây trăng da”.
Bà Tanja Fischer, một bác sĩ chuyên khoa da liễu ở Berlin, đưa ra lời khuyên: “Nếu da đã bị tổn thương rồi, mà dấu hiệu dễ nhận thấy nhất, là nổi mụn, hoặc bị kích ứng đỏ da, thì cần dừng ngay các loại kem bôi”.
Video đang HOT
Da bị tổn thương dễ xuất hiện các triệu chứng như phù nề da, gây sẹo sâu, nhiễm trùng, và thậm chí là ung thư da.
Hiện ngoài Ghana, thì các quốc gia khác như Bờ biển Ngà, Kenya và Nam Phi, cũng đã cấm sử dụng mỹ phẩm có chứa chất làm trắng da cấp tốc.
Kem làm sáng da được pha trộn trong các tiệm làm đẹp hoặc các cửa hàng trên phố.
“Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể. Khi bạn dùng kem tẩy trắng bừa bãi, da sẽ bị hấp thụ quá nhiều các loại hóa chất, trong đó có chì, thủy ngân, hàm lượng cao. Những chất này ngấm vào máu, dễ dàng dẫn đến suy gan và thận” – Bác sĩ da liễu Edmund Delle cho biết thêm.
Bác sĩ da liễu Edmund Delle cầm trên tay tấm hình một người phụ nữ mắc chứng đổi màu da ochronosis.
Thị trường kem tẩy trắng da trên thế giới có trị giá lên tới hàng tỷ USD và ước tính sẽ đạt 31,2 tỷ USD vào năm 2024.
Thị trường kem tẩy trắng da trên thế giới có trị giá lên tới hàng tỷ USD và ước tính sẽ đạt 31,2 tỷ USD vào năm 2024. Con số này đủ để thấy, hàng triệu người sẵn sàng chi cho các loại kem làm trắng da như thế nào.
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, tính riêng ở Nigeria, 77% phụ nữ, tức hơn 60 triệu người – đang sử dụng các sản phẩm làm sáng thường xuyên.
Rubab Abdoolla, một nhà phân tích làm đẹp cho biết: “Nhiều khách hàng muốn có cái nhìn sâu sắc hơn về thị trường làm sáng da. Người giàu có xu hướng lựa chọn các sản phẩm đắt tiền đã được đăng ký và có sẵn hướng dẫn liều lượng sử dụng. Những người khác, nhiều khả năng sẽ mua kem trộn, thường được bày bán nơi phố lẻ và chứa các thành phần như hydroquinone, steroids, thủy ngân, chì với liều lượng cao”.
Thị trường kem tẩy trắng da trên thế giới có trị giá lên tới hàng tỷ USD và ước tính sẽ đạt 31,2 tỷ USD vào năm 2024. Con số này đủ để thấy, hàng triệu người sẵn sàng chi cho các loại kem làm trắng da như thế nào.
Theo Thương Huyền/Khám phá
Một xã 3 người tử vong có liên quan tới 7 mẫu côn trùng, ký sinh trùng?
Trong vòng 2 tuần, tại xã Quang Lộc, 2 nạn nhân chết bất thường trong đó có bác sĩ Đặng Công D., Trạm trưởng trạm Y tế xã. Trước đó, 1 người dân xã Quang Lộc cũng tử vong cùng biểu hiện bệnh tương tự.
Cơ quan chức năng vào cuộc tìm hiểu. Mới đây, tại nhà của 1 trong 3 nạn nhân, đoàn công tác đã thu được 7 mẫu côn trùng, ký sinh trùng nghi là tác nhân gây bệnh. Hiện, mẫu đã được gửi ra viện Sốt rét, Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương.
Nghi ngờ con "bọ chét" là tội đồ?
Chiều ngày 12/5, tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh, sau khi nhận được thông tin về việc 3 người cùng trú xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (bác sĩ Đặng Công D. (SN 1976); bà Nguyễn Thị X. (70 tuổi, trú thôn Yên Lạc); anh Đặng Đình D. (SN 1982, trú thôn Trà Dương) tử vong bất thường, đơn vị phối hợp với một số cơ quan chức năng cử đoàn công tác về địa bàn kiểm tra.
Đoàn công tác phun thuốc khử trùng tại các gia đình bệnh nhân tử vong bất thường.
Quá trình điều tra dịch tễ cho thấy, thời gian trước, trong và sau khi 3 bệnh nhân tử vong không có dịch bệnh nào trên người và trên động vật xảy ra trên địa bàn. Thời gian tử vong cả 3 trường hợp tại 3 thời điểm khác nhau nên không có yếu tố dịch tễ học bệnh truyền nhiễm liên quan với nhau.
Dựa trên kết quả điều tra hồi cứu của 3 bệnh nhân, đoàn đã tổ chức điều tra giám sát ký sinh trùng, côn trùng tại hộ gia đình nhà bệnh nhân Nguyễn Thị X.. Tại đây, đoàn công tác đã bắt được 7 con côn trùng, ký sinh trùng trong đó có "bọ chét" nghi là tác nhân gây bệnh. Các mẫu này ngay sau đó đã được gửi ra viện Sốt rét- Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương để xác định loại và có kết luận cụ thể.
Theo một cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh, qua điều tra hồi cứu, trường hợp bệnh nhân Đặng Công D. và Đặng Đình D. không có kết quả xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán của tuyến điều trị cuối cùng nên đoàn điều tra kết luận tử vong không rõ nguyên nhân.
Riêng bệnh nhân Nguyễn Thị X, qua các kết quả xét nghiệm trước khi tử vong đã được bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh và bệnh viện Nhiệt đới Trung ương chẩn đoán suy đa phủ tạng/Rickttsia. Còn nguyên nhân gây suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong có phải do loài ký sinh trùng được tìm thấy tại nhà bệnh nhân Nguyễn Thị X. hay không thì phải chờ kết quả từ viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng.
Trước khi có kết luận cuối cùng, trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh chỉ đạo các khoa tiếp tục theo dõi, giám sát véc-tơ truyền bệnh tại thôn Yên Lạc, đồng thời tuyên truyền cho nhân dân biết cách phòng, chống các bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng, côn trùng và tiết túc gây ra. Cơ quan chuyên môn cũng khuyến cáo người dân khi có các biểu hiện bệnh, không tự mua thuốc, tự điều trị tại nhà mà cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Tử vong vì nhầm tưởng nhiễm cúm virus
Trước đó, như đã đưa tin, bác sĩ Đặng Công D. (SN 1976), Trạm trưởng trạm Y tế xã Quang Lộc có triệu chứng bị sốt nhẹ, người ớn lạnh. Cho rằng, bị nhiễm cúm virus nên bác sĩ D. vẫn đi làm bình thường. Sau đó, bác sĩ D. có nhờ người nhà làm y sĩ truyền dịch và tự mình kê đơn thuốc cảm để uống nhưng cơn sốt vẫn không dịu.
Tuy nhiên, đến sáng 6/5, bác sĩ D. có biểu hiện khi không làm chủ được tâm thần, vệ sinh vô thức nên người thân và các đồng nghiệp gọi xe cấp cứu đưa đến vào bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh nhưng đến đầu giờ chiều cùng ngày nạn nhân đã tử vong do suy đa tạng. Bác sĩ kết luận sơ bộ, nguyên nhân tử vong do nhiễm trùng huyết, còn nguyên nhân khởi phát ban đầu thì chưa rõ vì chưa thấy bác sĩ D. có bất kỳ một vết thương hở nào.
Chỉ trong thời gian ngắn, tại địa bàn xã Quang Lộc, 3 nạn nhân tử vong chưa rõ nguyên nhân. Đáng nói, cả 3 người trước đó đều khỏe mạnh bình thường. Sự việc khiến người dân địa phương hoang mang, lo lắng.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Đăng A., trước đó, vợ ông là bà Nguyễn Thị X. bất ngờ lên cơn sốt, người ớn lạnh. Con trai và con dâu của ông bà đều làm nghề y nên cho rằng mẹ bị sốt virus nên điều trị sốt virus. Sau 5 ngày, bà X. rối loạn hành vi, nói và đi vệ sinh không tự chủ. Người thân hoảng hốt đưa bà X. đến bệnh viện cấp cứu, nhưng bà X. bị nhiễm trùng huyết nặng, được chuyển ra Hà Nội để điều trị nhưng bà bị suy đa tạng rồi tử vong.
"Bà X. bị con bọ chét cắn gây vết thương hở nhẹ, sau đó lên cơn sốt. Mọi người cứ tưởng là sốt virus", một cán bộ xã Quang Lộc cho hay.
Tại thôn Trà Dương, trước đó, nạn nhân Đặng Đình D. cũng tử vong do lên cơn sốt. Theo người nhà, anh D. bị sốt nhẹ, và được tiêm truyền dịch có đỡ. Nhưng sau đó tình trạng bệnh trở nặng, nên gia đình đưa ra Hà Nội thì bác sĩ kết luận bị nhiễm trùng huyết, suy đa tạng và tử vong.
Theo Phó Giám đốc trung tâm Y học dự phòng huyện Can Lộc, chưa thể khẳng định là họ cùng một căn bệnh, vì bệnh nào nhiễm trùng thì cũng lên cơn sốt. 3 người tử vong này, độ tuổi khác nhau, thời điểm tử vong cũng khác nhau. Riêng bệnh nhân X. thì bác sĩ ở bệnh viện Nhiệt đới kết luận sốt do bọ chét, nhiễm trùng huyết.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân khi có biểu hiện sốt, cảm cúm hay bất kỳ một triệu chứng bệnh nào thì kịp thời đến các cơ sở y tế để thăm khám và thực hiện các xét nghiệm, kỹ thuật cận lâm sàng để xác định đúng bệnh nhằm điều trị hiệu quả. Tuyệt đối không được tự mua thuốc trôi nổi không theo đơn của bác sĩ để tự điều trị ở nhà.
Ngân Hà
Theo ĐS & PL
Khánh Hòa: Người phụ nữ nhiễm trùng huyết nguy kịch vì cắt lễ Thấy đau nhức ở vùng đầu gối chân phải, chị L.T.L. 41 tuổi ở Khánh Hòa tìm đến nhà một người ở địa phương để cắt lễ. Ảnh minh họa. Sau khi cắt lễ 1 ngày, bệnh nhân sốt cao, tụt huyết áp phải nhập viện điều trị tại Bệnh viện đa khoa Khu vực Ninh Hòa. Bệnh nhân được cấy máu tìm...