F0 tăng cao, nhiều phụ huynh ở TP.HCM chưa cho trẻ đến trường

Theo dõi VGT trên

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều phụ huynh không an tâm cho trẻ dưới 3 t.uổi đến trường do các em còn nhỏ và chưa ý thức được việc phòng dịch.

Khi dịch diễn biến phức tạp tại TP.HCM, chị Nguyễn Kim Trang (28 t.uổi, Gò Vấp) đã gửi con hơn 2 t.uổi về tỉnh Vĩnh Long cho ông, bà chăm sóc. Chị và chồng đều là nhân viên y tế nên không muốn mạo hiểm để con ở lại tâm dịch khi đó.

Hiện, dù đã đón bé Tít (con trai chị Trang) về lại thành phố, nhưng vợ, chồng chị Trang vẫn phải nhờ ông bà nội, ngoại luân phiên lên giữ cháu. Cả nhà thống nhất chưa cho Tít đi học vào thời điểm này. Cậu bé vẫn còn quá nhỏ để có thể hiểu được phòng dịch là gì hay biết các biện pháp sát khuẩn.

“Tôi đắn đo khi thấy ông, bà cực nhọc, phải trông cháu suốt nhưng cũng không an lòng cho con đi học lúc này. Ông, bà cũng bảo trông cháu cứng cáp thêm rồi đi học cũng chưa muộn”, chị Trang nói.

Nỗi lòng của chị Trang cũng là điều nhiều phụ huynh ngần ngại khi TP.HCM cho phép các cơ sở mầm non đón trẻ dưới 3 t.uổi trở lại trường từ 1/3.

F0 tăng cao, nhiều phụ huynh ở TP.HCM chưa cho trẻ đến trường - Hình 1

Phụ huynh lo lắng khi đưa trẻ dưới 3 t.uổi đến trường. Ảnh: Phương Lâm.

Gom nhóm trông trẻ tại nhà

Từ 1/3, các trường mầm non công và ngoài công lập ở TP.HCM bắt đầu đón trẻ thuộc các khối nhà trẻ (dưới 3 t.uổi) đến trường học trực tiếp. Đây là khối lớp cuối cùng ở TP.HCM được đến trường sau thời gian dài ở nhà vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Sau nhiều lần đặt vấn đề và bàn bạc, gia đình chị Trang dự định khi Tít 5 t.uổi, vừa đúng t.uổi được tiêm vaccine thì sẽ đến trường đi học. Ở độ t.uổi này, Tít sẽ được bố mẹ hướng dẫn nhiều hơn về việc phòng dịch, hiểu được vi khuẩn hay các nguồn lây nhiễm là gì để bảo vệ bản thân.

Trong khi đó, chị Lê Đỗ Trà My (35 t.uổi, quận 5) lại khá vất vả trong việc tìm người trông giữ con những ngày chưa đến trường. Tuy nhiên, khi thành phố lên kế hoạch cho trẻ dưới 3 t.uổi đi học, chị My lại có những bất an khác.

Cậu bé Xoài (tên ở nhà của con chị My) thường hay ốm vặt, khi thời tiết thay đổi dễ bị cảm lạnh hoặc ảnh hưởng sức khỏe theo. Thế nên chị My vẫn còn phân vân giữa việc cho con đến trường hay tìm một cô giữ trẻ phù hợp.

“T.uổi này trẻ cần được chơi với bạn bè, con nít mà quanh quẩn mãi với người lớn cũng khó lòng vui vẻ hay phát triển. Cùng t.uổi, tụi nhỏ mới giao tiếp với nhau được nhưng cho con đi học vào thời điểm này tôi cũng lo lắng”, chị My bày tỏ.

Nữ phụ huynh đang nghiêng về phương án thứ ba là gửi trẻ cùng một vài hàng xóm ở chung cư. Cụ thể, phụ huynh sẽ nhờ một cô giáo giữ tầm 2-3 trẻ cùng một độ t.uổi để các bé có thể vui chơi với nhau. Bố, mẹ sẽ đỡ lo lắng về việc tiếp xúc của con.

“Thật ra, phương án nào cũng có rủi ro, nhưng tôi muốn tính đến trường hợp ít có nguy cơ nhất cho con mình”, chị My nói thêm.

F0 tăng cao, nhiều phụ huynh ở TP.HCM chưa cho trẻ đến trường - Hình 2

Video đang HOT

Nhiều trẻ dưới 3 t.uổi vẫn chưa biết cách phòng dịch. Ảnh: NVCC.

Là người quyết định đưa con trở lại trường, chị Tố Nga (30 t.uổi, TP Thủ Đức) cho biết gia đình đã tính toán kỹ lưỡng bởi không sớm thì muộn trẻ cũng trở lại trường. Do phải đi làm nên việc để con ở nhà suốt thời gian dài vừa qua đã khiến hai vợ, chồng chị Nga “lao tâm khổ tứ”.

“Tôi lo lắng việc cho con đến trường nhưng mình cũng không còn biện pháp nào khác. Thuê bảo mẫu thì quá tốn kém so với điều kiện của chúng tôi, gửi con đến trường thì ít nhất cũng có đến 3 cô giáo cùng trông nhóm khoảng 20 trẻ nên sẽ đỡ hơn”, chị Nga nói.

Nữ phụ huynh cũng cho biết ở trường mầm non – nơi chị gửi con đến học, nhiều phụ huynh cũng bày tỏ sự lo lắng, tuy nhiên khi biết được các biện pháp phòng dịch của nhà trường thì nỗi bất an đã vơi đi phần nào.

Với mỗi lớp của nhóm trẻ nhỏ t.uổi, trường học có thêm 2 bảo mẫu để hỗ trợ các giáo viên trong quá trình cho trẻ ăn uống, tắm rửa. Việc này giúp các cô có thể quan tâm được tất cả học sinh, phụ huynh cũng yên tâm hơn khi con được chăm sóc trong điều kiện phòng dịch.

“Thật ra, vẫn có lớp có ca F0 nhưng ít lắm. Giờ cảm giác mong chờ nhất của tôi là đón con mỗi chiều mà không nghe cô giáo đề cập đến chuyện cháu tiếp xúc với ai, vậy là đỡ lo lắm”, chị Nga nói thêm.

Trẻ đi học ít, trường mầm non gặp khó khăn

Trước khi đón trẻ dưới 3 t.uổi đi học trở lại, nhóm trẻ Lê Minh (TP Thủ Đức) đã được hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Trong các tiết học, giáo viên cũng thường xuyên hướng dẫn học sinh thực hiện quy tắc 5K và tiến hành khử khuẩn, lau chùi phòng học định kỳ 2 tuần/lần.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nhóm trẻ này chỉ ghi nhận có khoảng 30/50 trẻ dưới 3 t.uổi trở lại học tập trực tiếp. Chia sẻ với Zing, bà Hồ Thị Quỳnh Trang, chủ nhóm trẻ cho biết số lượng học sinh còn lại không đến trường là do phụ huynh lo lắng về tình hình dịch bệnh hoặc trẻ có bố, mẹ là F0 nên phải tiếp tục ở nhà để theo dõi sức khỏe.

Chủ nhóm trẻ Lê Minh cũng thông tin thời gian này những phụ huynh đồng ý cho con đến trường chủ yếu do không sắp xếp được người trông trẻ hoặc lo sợ con ở nhà thời gian dài sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý.

Trường hợp phụ huynh có ông, bà giúp trông con hoặc thuê giáo viên về dạy riêng thì sẽ không đưa trẻ đến trường. Bà Trang cũng ghi nhận một số ý kiến phụ huynh mong muốn đưa trẻ đến trường vào tháng 9, khi tình hình dịch ổn định.

Theo bà Trang, việc trẻ đến trường ít trong khi cơ sở giáo dục mầm non vẫn chi trả chi phí cho các hoạt động bán trú, sinh hoạt và giảng dạy đã dẫn đến thiếu nguồn thu, gây khó khăn về tài chính ở các cơ sở.

Dựa trên kế hoạch của Sở GD&ĐT TP.HCM, từ ngày 1/3, trên nguyên tắc tự nguyện, Mầm non quốc tế BRIS đã ghi nhận khoảng 50% trẻ dưới 3 t.uổi đi học trở lại. Bà Phùng Thị Thúy Hằng, Giám đốc vận hành hệ thống trường Mầm non – Tiểu học quốc tế BRIS, cho biết nhiều phụ huynh có nhu cầu gửi trẻ nhưng vì e ngại tình hình dịch bệnh nên đã bảo lưu để cân nhắc thêm.

Bà Hằng nhận định số lượng trẻ đến trường ít đã ảnh hưởng nhiều đến quá trình giáo viên lên bài giảng. Cụ thể, mỗi lần giáo viên dự định chia lớp thành các nhóm nhỏ để thực hành hoặc tìm hiểu kiến thức lại không đủ sĩ số nên việc tiếp cận, quan tâm đến từng em gặp khó khăn. Bên cạnh đó vì số thành viên trong mỗi nhóm học tập ít hơn trước nên tinh thần học tập và không khí lớp cũng bị ảnh hưởng.

Trẻ đến trường ít, thi thoảng lại có em nghỉ học vì trở thành F0, F1 đã khiến giáo viên xoay xở không kịp. Sau khi trẻ hết thời gian cách ly, quay trở lại lớp cần nghe giảng bài cũ và học bài mới vì vậy công việc của giáo viên cũng tăng thêm.

Trước những khó khăn trên, nhà trường đã điều chỉnh phương án giảng dạy và tăng cường giáo viên hỗ trợ trẻ nhiều hơn. Để phụ huynh an tâm đưa trẻ dưới 3 t.uổi đi học trở lại, trường cũng phối hợp và nhờ bác sĩ tham vấn cách xử lý khi có tình huống phát sinh trong lớp, đảm bảo công tác phòng, chống dịch an toàn.

Bà Hằng khuyên phụ huynh nên đưa trẻ đến trường nhằm giúp con học hỏi kiến thức, tạo nền tảng vững chắc cho các cấp học sau này. Việc giữ trẻ ở nhà không đảm bảo 100% trẻ sẽ âm tính với nCoV.

“T.rẻ e.m cần hòa nhập với cộng đồng và có những nề nếp sinh hoạt, lịch trình liên quan đến trường học. Đối tượng t.rẻ e.m dưới 3 t.uổi nên tới trường để học hỏi, khám phá những điều mới mẻ, vì đây là một giai đoạn nền tảng cực kỳ quan trọng cho các cấp học sau này. Tác hại của việc trẻ không được đến trường là mất đi nhiều kỹ năng, môi trường học tập, mối quan hệ bạn bè. Những tác hại này sẽ lớn hơn nhiều so với tác hại của dịch Covid-19″, bà Hằng nói.

Ông Trịnh Duy Trọng, trưởng phòng chính trị – tư tưởng, Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết theo thống kê từ phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện, từ khi học tập trực tiếp sau Tết (7/2 đến 2/3), số lượng học sinh thuộc diện nhiễm và nghi nhiễm là 40.385 ca. Số trường hợp phát hiện tại trường là 2.160 ca.

Chuẩn bị “hành trang” cho trẻ khi đi học trở lại

Hiện nay, nhiều địa phương đã mở cửa trường học sau một thời gian dài gián đoạn vì dịch bệnh COVID-19.

Bên cạnh sự háo hức trở lại trường với niềm vui được gặp lại thầy cô, bạn bè, mái trường thân yêu thì việc thay đổi môi trường học tập sau thời gian dài học trực tuyến sang trực tiếp có thể khiến các em học sinh sốc cả về sức khỏe lẫn tinh thần.

Chuẩn bị hành trang cho trẻ khi đi học trở lại - Hình 1

Thích nghi từ chính phụ huynh

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã và đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine nhằm gấp rút chuẩn bị đón tất cả học sinh trở lại trường.

Bắt đầu từ ngày 7/2, khoảng 18 triệu học sinh các khối trên cả nước đã đến trường học trực tiếp sau thời gian dài học online. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian dài học trực tuyến, việc thay đổi hình thức học sang trực tiếp có thể khiến nhiều em học sinh sốc. Với những thay đổi về thời khóa biểu và thói quen sinh hoạt, môi trường học tập có thể khiến các em không thích ứng được cả về thể chất lẫn tinh thần.

Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng, việc hạn chế đi lại, giao tiếp bạn bè trong thời gian dài sẽ nảy sinh ra những vấn đề tâm lý. Như trạng thái co mình lại, không muốn tiếp xúc với ai, sợ đám đông,... ngay cả với những bạn bè cùng lớp vốn đã biết nhau. Nhìn chung đây là biểu hiện của sức ỳ tâm lý ở học sinh.

Khi ở nhà, các hoạt động giao tiếp bên ngoài, hoạt động thể chất, tinh thần gần như dừng lại. Bên cạnh đó, tiếp xúc với máy tính, điện thoại quá nhiều, học sinh sẽ mất dần đi cảm xúc, không học hỏi được kỹ năng, thái độ sống. Chưa kể các hệ lụy khác về sức khỏe tâm thần, thể chất như dễ lo âu trầm cảm, rối loạn cảm xúc, dễ tổn thương, hay bực bội, cáu gắt. Nhiều trẻ có nguy cơ mắc các bệnh như cận thị, béo phì, cong vẹo cột sống, thiếu canxi...

Chính vì vậy, để trẻ có thể sớm hòa nhập với môi trường học trực tiếp, cần có sự đồng hành và giúp đỡ của nhà trường cùng với gia đình, chuẩn bị "hành trang" cho học sinh trở lại trường trong tâm thế tốt nhất cả về học tập lẫn sinh hoạt.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, việc con em trở lại trường học rất cần sự ủng hộ, đồng hành của các bậc phụ huynh. Không chỉ các em học sinh thích nghi với môi trường học tập mới, mà sự thích nghi còn phải đến từ chính phụ huynh. Sự bình tĩnh, lạc quan đến từ phía gia đình sẽ giúp các em yên tâm hơn khi tới trường.

"Mình rất tán thành việc cho con trở lại trường học, cuộc sống giờ cũng đã "bình thường mới" không thể cứ để con ở mãi trong nhà, học tập và sinh hoạt với bốn bức tường mãi được. Nói không lo lắng thì không đúng nhưng mình luôn giữ tinh thần lạc quan, tin tưởng vào các ban, ngành và nhà trường. Mình cũng dành thời gian động viên con, giúp đỡ con từng bước trở lại trường học", chị T.Nga (32 t.uổi, Hà Nội) chia sẻ.

Giống như chị T.Nga, các bậc phụ huynh nên dành thời gian thảo luận, trò truyện với con về vấn đề trở lại trường học. Bên cạnh việc động viên, phụ huynh cũng cần gợi mở cho con về những niềm vui khi con trở lại trường, để trẻ chờ đợi những ngày đi học trực tiếp sắp tới chứ không phải là sự ép buộc.

Dành thời gian quan sát cảm xúc, hành vi và quá trình nhận thức của trẻ xem trẻ có đang phải trải qua những khó khăn gì hay không để từ đó có các chiến lược hỗ trợ kịp thời. Bất kể nguồn gốc cơn lo lắng của trẻ là gì, cha mẹ vẫn cần đồng cảm và giúp con đưa ra hướng giải quyết một cách phù hợp nhất. Được "giải tỏa" nỗi lo, trẻ mới có tâm thế tốt nhất để quay trở lại trường.

Ngoài ra, để con không cảm thấy sốc khi trở lại trường, cha mẹ nên cùng con thay đổi và xây dựng lại thời gian biểu một cách sớm nhất. Cả gia đình nên cùng nhau thay đổi từ thói quen nhỏ nhất như đi ngủ sớm và dậy sớm, thói quen ăn uống sinh hoạt đúng giờ, thói quen học bài...

Việc điều chỉnh hành vi, thay đổi thói quen theo lộ trình như vậy sẽ vừa giúp trẻ không bị sốc, vừa giúp trẻ bắt nhịp với những thay đổi mới. Nếu thay đổi quá đột ngột sẽ hết sức khó khăn đối với những trẻ trong độ t.uổi dậy thì, tâm sinh lý có diễn biến thiếu ổn định.

Ngoài ra, thời điểm này học sinh cần được tách dần khỏi thiết bị điện tử - là thứ quen thuộc nhưng lại dễ gây nghiện trong thời gian học tập trực tuyến vừa qua.

Để trẻ an toàn khi đến trường, quan trọng nhất vẫn là thực hiện 5K. Vì thế, để chuẩn bị cho trẻ, phụ huynh nên chỉ bảo và tập cho trẻ thói quen này ở nhà, ngay cả với những trẻ 2 t.uổi. Nếu nghi ngờ trẻ có triệu chứng bệnh thì nên xét nghiệm nhanh cho trẻ. Khi trẻ bị dương tính cũng không nên cho đi học.

Quan trọng không kém là người lớn trong gia đình cũng cần tuân thủ 5K, tiêm vắc xin đầy đủ để giảm thiểu sự lây lan dịch cho trẻ, phụ huynh cũng cần tuân theo biện pháp phòng chống dịch của nhà trường. Phụ huynh cũng không nên có cảm giác lo sợ về dịch khiến tâm lý bất an mà hãy tập trung chăm sóc, bảo vệ trẻ thật tốt.

Trách nhiệm của nhà trường

Bên cạnh vai trò của gia đình thì trách nhiệm của nhà trường đối với các em học sinh thời điểm này cũng rất quan trọng. Để giúp các em thích nghi với việc học tập trực tiếp tại trường, thời gian đầu nhà trường và giáo viên chủ nhiệm nên thông báo sớm lịch trở lại trường học để các em chuẩn bị tâm lý.

Có thể dành một vài buổi nói chuyện, chia sẻ trong phạm vi lớp học hoặc tăng cường phối hợp trao đổi với phụ huynh học sinh để tìm hiểu những vấn đề các em đang gặp phải cả trong và ngoài nhà trường, từ đó có phương án hỗ trợ kịp thời. Ngoài ra, cần quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống nhằm tăng ý chí, niềm tin, bản lĩnh và thái độ ứng xử, hoàn thiện nhân cách cho học sinh, góp phần xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện.

Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), khi học sinh mới trở lại trường học, nhà trường tổ chức tư vấn, hỗ trợ tâm lý, hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho học sinh chuyển trạng thái từ học trực tuyến, học qua truyền hình sang học tập trực tiếp tại trường.

Đồng thời, trường tổ chức ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh có điều kiện học trực tuyến; dạy bổ sung những nội dung kiến thức còn thiếu kết hợp với ôn tập, củng cố nội dung kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh không có điều kiện học trực tuyến.

Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các Sở GD-ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục nâng cao hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với các nhóm đối tượng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Qua mỗi bài học, giáo viên có điều kiện hỗ trợ, kiểm tra, đ.ánh giá quá trình và kết quả học tập phù hợp với các đối tượng học sinh; bố trí thời gian hợp lý để hỗ trợ, bù đắp nội dung kiến thức còn thiếu ngay trong từng bài học cho những học sinh gặp khó khăn trong học tập.

Vì thay đổi môi trường học tập mới nên tâm lý của nhiều học sinh vẫn chưa sẵn sàng. Vì vậy, trong thời gian này, các trường không nên tổ chức học dồn, học ép, sẽ khiến học sinh cảm thấy quá tải và ngại ngần đến trường.

Các thầy, cô nên xây dựng những tiết học nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo kiến thức, dần hình thành lại thói quen học tập trực tiếp cho các em. Đây không phải giai đoạn "nước rút", "nhồi nhét" kiến thức để chạy đua theo chương trình và thi cử.

Ngoài ra, nhà trường và các thầy cô cũng cần giúp các em chuẩn bị tinh thần và kỹ năng xử lý với mọi tình huống. Bởi trong thời điểm dịch bệnh nhạy cảm, các em có thể quay lại môi trường học tập trực tuyến bất cứ lúc nào. Việc chuẩn bị các tình huống đó sẽ giúp cả giáo viên và học sinh không bị động, bỡ ngỡ.

Cuối cùng là tăng cường phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để tổ chức, quản lý học sinh học tập ở nhà, ở trường cũng như việc đi lại hằng ngày từ nhà đến trường và từ trường về nhà, thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

Có thể thấy rằng, việc trẻ sốc vào thời điểm trở lại trường học là một điều hết sức bình thường, đôi khi trẻ cần vài tuần hay cả tháng để thích nghi với môi trường mới. Chính vì vậy, vai trò của gia đình và nhà trường là rất quan trọng trong giai đoạn "nhạy cảm" này của trẻ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đạo diễn Lê Hoàng xuất hiện lạ lẫm trên sóng truyền hình hậu can thiệp thẩm mỹ
08:25:35 08/07/2024
Jennifer Phạm hé lộ chuyện bất ngờ của ông xã, bật mí về đôi mắt đượm buồn
10:32:53 08/07/2024
Cô gái xinh có tên độc lạ, đi thi đại học gặp chuyện 'dở khóc dở cười'
07:03:06 08/07/2024
Nam Thư lại bị đào khoảnh khắc thân mật với sao nam Vbiz
08:23:09 08/07/2024
Tiến Luật: Gương mặt một đằng giọng một nẻo!
09:15:53 08/07/2024
Lấy chồng rồi nhưng vẫn được mời đi show hẹn hò, Diệu Nhi nói 1 câu khiến Hari Won cũng tán thành!
06:48:28 08/07/2024
Mỹ nhân bị ghét nhất showbiz 42 t.uổi xuống sắc đáng tiếc, sai lầm lớn nhất sự nghiệp là yêu người đáng t.uổi bố
06:53:10 08/07/2024
Sao nữ làm tiểu tam: Kẻ mất hết, người chịu nhục 10 năm để làm dâu hào môn
06:29:42 08/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Gần như toàn bộ dân số Gaza phải di tản sau 9 tháng chiến tranh

Thế giới

13:08:28 08/07/2024
Các quan chức Israel cho biết cuộc tấn công vào Rafah sẽ là giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến, nhưng sự gia tăng giao tranh ở phía Bắc cho thấy Hamas vẫn duy trì một sự hiện diện vững chắc liên tục.

Đi làm rẫy, một phụ nữ bị nước cuốn trôi

Tin nổi bật

13:01:23 08/07/2024
UBND xã Cuôr Đăng đã hỗ trợ gia đình lo hậu sự, mai táng. Huyện ủy, UBND huyện Cư M Gar thành lập các đoàn công tác đến chia buồn, động viên gia đình và có hỗ trợ ban đầu.

17 năm tù cho gã tài xế xe công nghệ vác dao g.iết n.gười

Pháp luật

12:59:17 08/07/2024
Nằm trong phòng nhớ về việc tranh giành khách với một tài xế xe ôm công nghệ, Nghĩa vác dao đi tìm đối thủ rồi lừa đến chỗ vắng ra tay s.át h.ại.

Người phụ nữ hôn mê sau khi đặt túi ngực tại thẩm mỹ Sao Hàn hiện ra sao?

Sức khỏe

12:54:44 08/07/2024
Hội chẩn của các chuyên gia ghi nhận, bệnh nhân bị phù phổi cấp áp lực âm với tỷ lệ rất hiếm gặp, gây hội chứng cơ tim choáng.

Fan quốc tế nói gì khi T1 vô địch LOL Esports World Cup 2024?

Mọt game

12:36:23 08/07/2024
Tối ngày 07/07 vừa qua, T1 đã xuất sắc đ.ánh bại đối thủ TOP Esports với tỷ số 3-1, qua đó chính thức lên ngôi vô địch Esports World Cup mùa đầu tiên.

Những cơn bão "càn quét" màn ảnh khiến khán giả ám ảnh không quên

Phim âu mỹ

12:34:54 08/07/2024
Trong rất nhiều những thảm họa từng được đưa lên màn ảnh, bão tố, lốc xoáy vẫn luôn mang đến trải nghiệm thị giác choáng ngợp nhưng cũng tràn ngập cảm xúc.

Đảo Thiên Đường: Á hậu có tiếng sốc khi không một ai muốn hẹn hò, bị "cà khịa" chuyện trốn nấu ăn

Sao việt

11:59:09 08/07/2024
Biểu cảm của người đẹp khi biết không một ai có cảm tình với mình, dù bản thân sở hữu ngoại hình sáng choang là: sốc!

Phạm Khánh Hưng, Quốc Thiên, Đăng Khôi làm mới những bản hit của thế hệ 8x,9x

Nhạc việt

11:56:54 08/07/2024
Trở lại sân khấu âm nhạc sau nhiều năm vắng bóng, Quốc Thiên, Đăng Khôi và Phạm Khánh Hưng đều chọn thể hiện những bản hit đình đám một thời.

Thời của cyberpunk

Thời trang

11:49:32 08/07/2024
Thời trang cyber đặc biệt đề cao sự kết hợp ngẫu hứng của nhiều phong cách khác nhau cũng như đủ loại màu sắc, họa tiết, phần lớn trang phục có gam màu huỳnh quang (neon) và làm từ nhựa dẻo.

Trải nghiệm du lịch tại Triều Tiên

Du lịch

11:42:13 08/07/2024
Nổi tiếng với chế độ nghiêm ngặt và những quy định khắt khe, Triều Tiên mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo và khác biệt.

Chồng có hành động gây phẫn nộ, Hằng Du Mục đăng status giữa đêm

Netizen

11:39:45 08/07/2024
Nổi tiếng là chiến thần chốt đơn là vậy nhưngHằng Du Mục(tên thật: Nguyễn Thái Hằng, sinh năm 1995) lại phải trải qua nhiều biến cố hôn nhân với người chồng ngoại quốc là Tôn Bằng (sinh năm 1981).