F0 điều trị tại nhà được cấp ‘thẻ xanh Covid’ thế nào?
Chính quyền địa phương có trách nhiệm xác định thông tin cho các F0 cách ly điều trị tại nhà để làm căn cứ cấp thẻ xanh Covid, theo lãnh đạo Sở Y tế TP HCM.
Thông tin được Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Hữu Hưng nói tại buổi họp báo cung cấp thông tin công tác phòng chống Covid-19 trên địa bàn chiều 11/9, khi trả lời câu hỏi “F0 điều trị tại nhà được cấp thẻ xanh Covid ra sao”.
Theo ông Hưng, Sở Y tế là cơ quan được UBND thành phố giao nhiệm vụ tham mưu các vấn đề về cấp thẻ xanh Covid để làm cơ sở kiểm soát mức độ tham gia các hoạt động xã hội khi thành phố nới lỏng giãn cách xã hội. Hiện các F0 điều trị ở bệnh viện khi khỏi được cấp giấy xuất viện làm căn cứ cấp thẻ xanh Covid.
Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Hữu Hưng. Ảnh: Hữu Công
Bên cạnh đó, theo quyết định của Bộ Y tế, tất cả người có xét nghiệm dương tính với nCoV dù thực hiện bằng phương pháp test nhanh hay RT-PCR đều được xem như người mắc Covid-19. Trên cơ sở kết quả xét nghiệm đó, chính quyền địa phương và y tế cơ sở sẽ lập danh sách những F0 đang cách ly ở nhà để theo dõi, chăm sóc, điều trị, phát túi thuốc, túi an sinh.
Video đang HOT
“Vì vậy, chính quyền địa phương sẽ chịu trách nhiệm xác định thông thông tin cho những trường hợp F0 cách ly điều trị tại nhà để cơ quan chức cấp thẻ xanh Covid”, ông Hưng nói.
Trong dự thảo Kế hoạch phòng chống Covid-19 và phục hồi kinh tế của TP HCM sau ngày 15/9, ngoài người tiêm đủ 2 mũi vaccine, trường hợp được cấp thẻ xanh Covid còn làngười nhiễm Covid-19 khỏi bệnh; người nhiễm Covid-19, tự làm xét nghiệm, tự cách ly sau đó khỏi bệnh. Thẻ xanh có giá trị trong 6 tháng.
Liên quan việc nhiều người đã tiêm vaccine nhưng chưa được cập nhật thông tin trên hệ thống, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Từ Lương cho biết người dân có thể chủ động phản ánh, đề nghị bổ sung, điều chỉnh tại mục ” Phản ánh thông tin” trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 (www.tiemchungcovid19.gov.vn).
Để xử lý đầy đủ các phản ánh, Sở Thông tin và Truyền thông cùng Sở Y tế đã huy động lực lượng công nghệ thông tin để hỗ trợ tiếp nhận, xử lý các phản ánh của người dân trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 cũng như các phản ánh của người dân đã gửi về Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố. “Cổng thông tin tiêm chủng sẽ phản ánh cập nhật ngay, việc này không ảnh hưởng lộ trình cấp thẻ xanh, thẻ vàng theo kế hoạch của thành phố. Lợi ích của người dân sẽ được bảo đảm”, ông Từ Lương cho biết.
Ngoài ra, theo ông Từ Lương, thành phố phối hợp Bộ Thông và Truyền thông, Bộ Y tế liên thông, kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia thông qua nền tảng kết nối chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) và thành phố (HCM LGSP) như: mã QR cá nhân, khai báo y tế điện tử, tiêm chủng; đồng thời đề xuất liên thông với các ứng dụng của các bộ, ngành để có thể thống nhất ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh an toàn trong điều kiện phòng, chống dịch.
Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông đã đề xuất theo hướng phát triển nền tảng khai báo y tế điện tử của Thành phố (“Y tế HCM”) thành nền tảng ứng dụng thống nhất. Trong đó, người dân sử dụng một ứng dụng trên điện thoại thông minh để thực hiện các công việc như: lấy mã QR để đi lại, tới nơi công cộng, tham gia làm việc tập trung; khai báo y tế, xét nghiệm; “check-in” tại các địa điểm.
Cũng liên quan thông tin về các ứng dụng kiểm soát hiện tại, thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó phòng Tham mưu Công an TP HCM nói rằng thực tế đang có quá nhiều ứng dụng (app) gây bất tiện cho người dùng. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông sớm xây dựng một app thống nhất, trong đó chỉ đạo kết nối, chia sẻ tất cả dữ liệu để phục vụ phòng, chống dịch, hạn chế việc người dân khai báo rồi phải khai báo lại.
Theo ông Hà, app VNEID do Bộ Công an xây dựng trên nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nên có tính xác thực cả về mặt nhân thân, người sử dụng, số điện thoại, nên việc kiểm soát, đảm bảo tính chính xác, sau này có thể ứng dụng trên các lĩnh vực khác từ tài khoản ngân hàng đến các tài khoản khác.
“Tất cả giấy tờ đều xuất phát từ giấy tờ căn cước công dân, từ dữ liệu quốc gia về dân cư. Vì thế, có thể sau này không cần sử dụng đến hộ chiếu mà tích hợp vào thẻ căn cước công dân”, ông Hà nói và cho biết app VNEID đang được Công an TP HCM đưa vào sử dụng về kiểm soát di chuyển trên đường.
Xét nghiệm Pap hay HPV để tầm soát ung thư cổ tử cung?
Các chuyên gia khuyến cáo, mọi chị em đều nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ bởi đây là phương pháp dễ thực hiện, cho kết quả chính xác.
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên. Theo Ghi nhận ung thư 2018, Việt Nam có khoảng gần 4.200 ca mắc mới và có hơn 2.400 ca tử vong vì căn bệnh này. Phần lớn người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Trong khi đó, sàng lọc, phát hiện sớm ung thư là phương pháp tốt nhất giúp phát hiện những bất thường, dấu hiệu tiền ung thư, hoặc ung thư giai đoạn sớm, trước khi bệnh gây ra các triệu chứng và cơ hội điều trị thành công cao.
Chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung theo chỉ định của bác sĩ, cùng với tiêm phòng vắc xin, đây là cách phòng tránh và phát hiện sớm nhất bệnh ung thư cổ tử cung.
Nhiều chị em băn khoăn, đi sàng lọc ung thư cổ tử cung, ngoài xét nghiệm Pap, bác sĩ hỏi người bệnh có muốn xét nghiệm HPV hay không. Vậy hai xét nghiệm này khác nhau như thế nào?
Xét nghiệm Pap smear: Đây là xét nghiệm đơn giản, khi khám phụ khoa, soi cổ tử cung, bác sĩ sẽ lấy dịch âm đạo để tiến hành xét nghiệm. Xét nghiệm Pap được thực hiện nhằm tìm kiếm sự thay đổi trong các tế bào cổ tử cung, là một xét nghiệm rất đơn giản để tìm những biến đổi bất thường của tế bào cổ tử cung.
Đây là xét nghiệm quan trọng, giúp bác sĩ phát hiện có bất thường tế bào hay không để tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu, khẳng định bệnh.
Xét nghiệm HPV: Là xét nghiệm rất có giá trị trong sàng lọc ung thư cổ tử cung. Bởi virus HPV là thủ phạm chính gây ung thư cổ tử cung (99,7%), lây truyền qua đường tình dục. Bình thường, HPV có hơn 100 type nhưng 14 type có nguy cơ cao gây ra loại ung thư này. Trong đó, có 2 type nguy cơ cao nhất là type 16 và type 18.
Khi xét nghiệm HPV sẽ cho biết bạn có nhiễm virus này không để bác sĩ đưa ra đánh giá nguy cơ để kiểm soát tốt nhất, phát hiện sớm nhất diễn biến ung thư.
Chị em cần lưu ý, đi thăm khám, làm xét nghiệm này trong lúc không có kinh nguyệt. Khoảng 2 ngày trước khi thử Pap không bôi kem hay đặt thuốc vào âm đạo. Không nên sinh hoạt tình dục trong vòng 1 -2 ngày trước khi thử Pap.
Những điều cần biết về bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp (ALL) là một dạng ung thư máu tiến triển nhanh chóng và cần được điều trị khẩn cấp. Dưới đây là những điều cần biết về loại ung thư máu này. Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp là gì? Bệnh bạch cầu là một thuật ngữ chung để chỉ nhiều loại bệnh ung thư máu....