Đừng vội gọt vỏ 5 loại trái cây này, bạn có thể bỏ phí cả ‘núi’ dưỡng chất
Trên thực tế, vỏ của nhiều loại trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ hơn cả phần ruột.
Dưới đây là 5 loại quả ‘vỏ vàng ruột ngọc’ mà bạn nên không nên gọt vỏ để tận dụng tối đa dưỡng chất.
Không nên gọt vỏ táo
Vỏ táo chứa nhiều polyphenol, chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và một số bệnh mãn tính khác. Gọt vỏ táo đồng nghĩa với việc bạn đã bỏ đi một lượng lớn các dưỡng chất quý giá này.
Ngoài ra, vỏ táo chứa một lượng lớn chất xơ, chiếm khoảng 2/3 tổng lượng chất xơ của quả táo. Chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, giảm cholesterol và kiểm soát lượng đường trong máu.
Không nên gọt bỏ vỏ táo khi ăn. Ảnh: Health Shots
Lê
Video đang HOT
Vỏ lê giáu vitamin C, vitamin K, kali, đồng và chất xơ. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, vitamin K giúp hỗ trợ quá trình đông máu, kali giúp tăng cương sức khỏe xương và chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa.
Vỏ lê cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid và anthocyanin, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư và tim mạch.
Vỏ quả Kiwi có hàm lượng vitamin C cao
Hàm lượng vitamin C trong vỏ kiwi cao gấp 3 lần so với phần ruột. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ da và làm chậm quá trình lão hóa. Vỏ kiwi cũng chứa nhiều chất xơ hơn phần ruột, giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và duy trì sức khỏe đường ruột.
Các chất chống oxy hóa dồi dào trong vỏ kiwi như flavonoid và polyphenol, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư và tim mạch. Tuy nhiên, trước khi ăn kiwi cả vỏ, cần rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và lông tơ. Nếu bạn cảm thấy khó chịu với lông tơ trên vỏ kiwi, có thể chà xát nhẹ nhàng để loại bỏ bớt.
Vỏ kiwi chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Ảnh: Istock
Hồng xiêm
Vỏ hồng xiêm chứa các chất chống oxy hóa như polyphenol và flavonoid, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư và tim mạch. Chất xơ trong vỏ hồng xiêm cũng giúp cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ sức khỏe đường ruột.
Bên cạnh đó, vỏ hồng xiêm còn cung cấp một lượng nhỏ vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin A, kali và sắt, góp phần tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ các chức năng của cơ thể. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy vỏ hồng xiêm có thể có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm.
Mận
Vỏ mận chứa nhiều vitamin C, vitamin K, kali và các khoáng chất khác. Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường hệ miễn dịch, trong khi vitamin K cần thiết cho quá trình đông máu.
Đồng thời, vỏ mận giàu chất chống oxy hóa như anthocyanin và flavonoid, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Các tác dụng của vỏ và cùi bưởi
Bưởi là trái cây quen thuộc, mọi phần đều có thể sử dụng, được xem là "thần dược" cho sắc đẹp và sức khỏe.
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, bưởi là loại trái cây an toàn, vỏ dày nên có nhiều ưu điểm. Quả bưởi có năng lượng không cao, 100g bưởi chỉ bằng 1/3 quả chuối tiêu. Bưởi còn chứa nhiều vitamin C, không bị hao hụt do chế biến. Bưởi còn là thực phẩm giàu chất xơ hòa tan, kali và vi chất. Lượng nước trong bưởi nhiều nên giúp bạn giải khát, cung cấp nước cho cơ thể.
100g bưởi chứa 38 kcal, 0,76g protein, 9,62g carbohydrate, 1g chất xơ, 61mg vitamin C. Vì vậy, bưởi tốt trong việc giảm cân, kiểm soát cân nặng. Với hàm lượng calo thấp như trên, đây là trái cây tuyệt vời cho chế độ giảm cân.
Các bệnh nhân tim mạch, đái tháo đường được khuyên sử dụng bưởi thay thế các trái cây ngọt khác. Tuy nhiên, mỗi ngày, mọi người chỉ nên ăn lượng vừa đủ.
Bưởi có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh: Thiện Chí.
Lương y Bùi Đắc Sáng - Hội Đông Y Hà Nội cho biết, bưởi có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể. Đây là một trong những trái cây được ưa thích ở nước ta, phù hợp với mọi lứa tuổi. Ngoài múi bưởi, vỏ, cùi bưởi cũng rất quý trong cuộc sống hằng ngày. Đây là vị thuốc tốt, dễ ứng dụng vào các bài thuốc đơn giản cho gia đình.
Theo y học cổ truyền, vỏ bưởi có vị đắng, cay, thơm, tính bình, có tác dụng trừ phong, hóa đờm, tiêu phù thũng, đau ruột, trường phong.
Hiện nay, vỏ bưởi hay được dùng chế biến dầu gội đầu thảo dược. Bạn có thể dùng vỏ bưởi để nấu nước gội đầu giúp mượt tóc, ngăn ngừa tóc rụng. Vỏ xanh chứa nhiều tinh dầu dùng trong ăn uống không tiêu, nôn nghén ở phụ nữ.
Tinh dầu trong vỏ bưởi còn chữa chứng hôi miệng rất tốt. Bạn lấy vỏ bưởi khô nấu nước, cho thêm muối để súc miệng hằng ngày, hiệu quả rõ rệt sau một tuần lần sử dụng. Dân gian thường sử dụng vỏ bưởi nấu nước xông với các loại lá chứa nhiều tinh dầu khác để giải cảm.
Vỏ bưởi cũng chứa nhiều flavonoid có tác dụng bảo vệ thành mao mạch, bền vững, ngăn ngừa tai biến, hạ huyết áp. Trong vỏ bưởi chứa naringin, men peroxidaza, đường ramnoza, amylase, hesperidin, vitamin A, C. Những hoạt chất này làm vỏ bưởi trở thành một loại nguyên liệu tốt cho việc làm đẹp da, hỗ trợ giảm sự xuất hiện nếp nhăn hoặc tàn nhang.
Theo Đông y, cùi bưởi có vị cay, ngọt, hơi đắng, tính ấm. Pectin trong cùi bưởi hạn chế hấp thu chất béo, giảm mỡ máu. Chất nhầy pectin còn là lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm cơn đau dạ dày. Người ta hay dùng cùi bưởi sấy khô, nấu nước uống thay trà để giảm mỡ máu. Cùi bưởi sấy khô hầm và lấy nước, cho thêm mật ong, muối giúp giảm ho hiệu quả.
Bạn có thể giữ lại vỏ bưởi, treo lên ngăn ngừa muỗi, côn trùng khá hiệu quả. Hằng ngày, người dân vẫn sử dụng cùi bưởi để nấu chè, làm gỏi, nem chay giúp kiểm soát mỡ máu hiệu quả, ngăn tình trạng mỡ máu cao.
Lưu ý, khi sử dụng vỏ, cùi bưởi không nên ăn lúc đói vì gây cồn cào, khó chịu. Ngoài ra, vỏ bưởi có thể tồn dư thuốc trừ sâu, nếu bạn không biết cách chế biến, làm sạch thì có thể vô tình đưa lượng thuốc đó vào cơ thể. Với một số người đang uống thuốc điều trị ung thư hay các bệnh lý khác, cần tư vấn bác sĩ trước khi dùng vỏ, cùi bưởi.
Loại củ quả, trái cây nào không nên gọt vỏ? Ăn nhiều trái cây và rau củ quả có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, có những loại trái cây và rau củ quả được ăn tốt nhất khi ăn cả vỏ. Vỏ trái cây thường bị gọt bỏ do sở thích, thói quen hoặc nhằm giảm tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, loại bỏ vỏ có thể đồng nghĩa với...