Đừng phiên phiến, hãy gọt thật sạch vỏ của 8 loại thực phẩm này trước khi ăn bởi chúng sẽ trở thành chất độc khi đi vào cơ thể
Có một số loại rau củ khi ăn phải tuyệt đối bỏ vỏ bởi vỏ của chúng có thể là ‘thuốc độc’, gây hại cho cơ thể.
Khoai lang
Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.
Vỏ khoai tây
Vỏ khoai tây có chứa glycoalkaloids, chất này khi ăn vào rồi tích lũy trong cơ thể, đến một lượng nhất định sẽ gây độc. Do không gây ngộ độc tức thì và không có triệu chứng rõ ràng, nên nhiều người vẫn tưởng rằng ăn vỏ khoai tây là không có vấn đề gì. Khi bị ngộ độc, người bệnh sẽ có biểu hiện da xanh xao, nhợt nhạt, sức khỏe kém.
Video đang HOT
Những củ khoai tây đã mọc mầm hoặc có vỏ xanh sẽ càng độc hại hơn, khi đó lượng chất độc được sản sinh trong khoai càng cao, do đó, tuyệt đối không nên ăn. Mặc dù việc gọt vỏ khoai có chút rắc rối nhưng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, tốt nhất bạn vẫn nên làm công việc này khi tiêu thụ khoai tây.
Củ sắn
Củ sắn chứa nhiều acid Cyanhydric – loại chất gây ngộ độc – có nhiều ở vỏ. Vì vậy, khi chế biến sắn cần bỏ vỏ, ngâm trong nước trước khi luộc.
Vỏ quả hồng
Vỏ của quả hồng làm đau dạ dày. Điều này là do khi quả hồng còn non, axit tannic tập trung chủ yếu ở phần thịt quả, khi quả chín, axit tannic sẽ tập trung chủ yếu ở phần vỏ. Chất độc này khi xâm nhập vào dạ dày, sẽ tạo ra một hóa chất kết hợp với protein trong thực phẩm, tạo ra những cục u lớn nhỏ, gọi là sạn trái hồng trong dạ dày, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Do đó, bạn tuyệt đối không nên ăn quả hồng còn xanh. Khi ăn hồng chín, hãy rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ.
Vỏ mã thầy tập trung rất nhiều chất có hại cho cơ thể, có thể gây ra một số loại bệnh. Khi ăn củ mã thầy sống hay dùng để chế biến món ăn cũng phải bóc vỏ trước cho thật sạch.
Vỏ khoai mỡ
Cũng tương tự như vỏ khoai lang, việc ăn vỏ khoai mỡ có thể dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu và tiêu chảy.
Cà chua
Vỏ cà chua không thể tiêu hóa được. Vì vậy, trước khi chế biến cần bóc toàn bộ vỏ cà chua.
Bị tăng men gan, phải làm sao?
Bạn đọc T.Q.T (45 tuổi, TP HCM) hỏi: Vừa rồi vì công việc, tôi phải uống bia thường xuyên, sau đó thấy hơi mệt trong người. Đi khám, kết quả xét nghiệm men gan tăng. Trước đó 6 tháng, tôi đã đi khám sức khỏe và làm xét nghiệm thì men gan bình thường. Tôi nên làm gì để men gan giảm trở về mức bình thường?
Ảnh minh họa
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM, trả lời: Men gan tăng có nhiều nguyên nhân: do virus, thuốc, ngộ độc và cũng có thể chỉ là tình trạng tạm thời do uống bia rượu nhiều và liên tục. Nếu chỉ là tạm thời, có thể điều chỉnh bằng ăn uống, sau một thời gian đi tái khám để loại trừ các nguyên nhân khác.
Anh nên tránh các thực phẩm nhiều gia vị như tiêu, ớt, hành, tỏi, cà ri, gừng, mù tạt...; các món ăn không nên quá chua, quá cay, quá nóng hay quá mặn; hạn chế dầu mỡ. Kiêng cả các món ăn giàu độc tố như măng tre, khoai mì, khoai tây bị mọc mầm, cà chua xanh... vì chúng cũng có thể làm tăng men gan. Đặc biệt, kiêng bia rượu.
Ngoài ra, nên tăng cường các thực phẩm có tính năng hỗ trợ gan, đó là các thứ giàu alkaloid, đặc trưng bởi vị đắng như atisô, khổ qua, rau đắng, rau má, gan động vật... Các món rau củ ngoài nấu ăn còn có thể pha nước uống, đó cũng là các món giải khát tốt cho mùa nóng.
Nên ưu tiên ăn cá hơn ăn thịt, nhất là nhóm cá dầu như cá thu, cá trích, cá hồi... vì chúng có nhiều omega-3, cũng có lợi cho gan.
Bác sĩ vạch mặt 3 "sát thủ" biến thực phẩm thành chất độc, loại đầu tiên đáng sợ nhất bởi chúng luôn "lởn vởn" quanh ta hàng ngày Ngộ độc thực phẩm dần trở thành vấn đề ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Dưới đây là 3 nguồn độc tố chính khiến chúng ta dễ bị nhiễm độc qua đường ăn uống, riêng loại đầu tiên rất hay gặp nhưng vô cùng đáng sợ. Ăn uống vốn là nhu cầu không thể thiếu để duy trì...