Dùng nhiều đường mắc bệnh gì?
Ăn quá nhiều đường sẽ gia tăng nguy cơ béo phì và nhiều vấn đề về sức khỏe. Mùa bánh Trung thu sắp tới, bạn hãy cẩn trọng khi thưởng thức các loại bánh ngọt.
Ăn nhiều đường dễ mắc bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường… Ảnh minh họa: internet
Tiểu đường
Đường cung cấp năng lượng mà cơ thể không thể hấp thu dễ dàng và nhanh chóng. Đó là lý do bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ gia tăng theo lượng đường tiêu thụ, kết quả một nghiên cứu đăng trong Tập san Hiệp hội Y khoa Mỹ cho biết. Chỉ cần thêm một muỗng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể làm gia tăng nguy cơ gấp đôi, ông Matthias B. Schulze – người đứng đầu công trinh nghiên cứu nói.
Bệnh tim mạch
Một cuộc nghiên cứu khác trên Tập san Hiệp hội Y khoa Mỹ cũng cho biết, tiêu thụ quá nhiều carbohydrat như đường, sẽ thúc đẩy gia tăng mỡ máu và do đó tăng nguy cơ mắc các chứng về tim mạch. Cuộc nghiên cứu chú trọng đến những sản phẩm có đường đã xác định: năng lượng sinh ra bởi chất ngọt trong thành phần của chúng. Ông Jean A. Welsh, tác giả nghiên cứu cho biết, “càng tiêu thụ nhiều đường, càng gia tăng nguy cơ mỡ máu và chỉ số triglyceride cao, mức cholesterol “tốt” giảm, cholesterol “xấu” tăng”.
Video đang HOT
Bệnh liên quan đến béo phì
Dùng nhiều đường làm tăng cân và béo phì, dẫn đến gia tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh khác ngoài tiểu đường và tim mạch, bao gồm: huyết áp cao, đột quỵ, túi mật, gan, viêm khớp xương mạn tính, bệnh phụ khoa, ngưng thở khi ngủ và ung thư vú. Nếu chỉ số khối cơ thể (Mass Index) của một người là 25 hoặc cao hơn là dấu hiệu cơ thể tăng trọng, người đó sẽ béo phì nếu chỉ số này là 30 hoặc cao hơn.
Chúng ta nên làm gì?
Cần cắt giảm lượng thực phẩm chứa đường, cảnh giác với những món chứa đường khi đọc nhãn thực phẩm. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên hạn chế lượng đường dùng hàng ngày: nữ nạp tối đa 100 calori năng lượng từ đường, nam tối đa 150 calori, tương đương sáu muỗng cà phê và chín muỗng cà phê.
Theo PNO
Sự thực đáng sợ về mì tôm khiến nhiều người sốc
Tại Hội thảo về An toàn thực phẩm được tổ chức vừa qua, một thông tin được công bố đã làm "sốc" rất nhiều người.
Đặc biệt là những người "nghiện" mì tôm: Kết quả kiểm nghiệm mì tôm cho thấy, 100% mẫu chứa axit oxalic, một hóa chất gây sỏi thận rất nguy hiểm.
100% mì tôm chứa chất gây sỏi thận
Đây là thông tin được GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Hội Y tế công cộng công bố tại Hội thảo.
Theo GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn, từ hạ tuần tháng 6 đến trung tuần tháng 12 vừa qua, Công ty CP Dịch vụ Khoa học công nghệ sắc ký Hải Đăng, TP Hồ Chí Minh đã tiến hành phân tích 873 mẫu bún, bánh phở, mì tôm, hủ tiếu, há cảo, bánh bông lan... thì phát hiện 363 mẫu, tương ứng với khoảng 42% có chứa axit oxalic rất cao. Đặc biệt với mì tôm, kiểm nghiệm 62 mẫu thì cả 62 mẫu đều có chứa axit oxalic, trong đó không những mỳ sản xuất trong nước mà cả mì nhập khẩu đều chứa độc chất này với nồng độ dao động 30,8-449mg/kg.
Ông Sơn cho rằng, việc có hóa chất axit oxalic trong mì tôm hoặc các loại mì, bún... khác không phải để "nhuộm vàng" các sợi mì mà chính là để tẩy trắng bột nguyên liệu. Vì qua phân tích 353 mẫu bột, có 120 mẫu đã sẵn axit oxalic. Bởi vậy, một số nhà sản xuất mì tôm khẳng định không cho hóa chất nói trên vào mì nhưng khi xét nghiệm lại có trong sản phẩm của họ là như vậy.
Axit oxalic, theo hệ thống phân loại quốc tế là một chất chuyên dùng để tẩy rửa trong công nghiệp. Cho nên dù với bất cứ lý do gì thì hóa chất đó không được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm do khi vào cơ thể, nó có xu hướng kết tủa nếu gặp chất dinh dưỡng có chứa canxi. Và sự kết tủa này sẽ gây sỏi thận và "đóng" ở các khớp xương thành "gai", gây nên đau đớn cho những người mắc bệnh này.
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nói gì?
Trước những thông tin mì tôm cùng một số loại mì khác chứa axit oxalic trên đây, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế phản hồi như thế nào? Bởi vì đây là lĩnh vực thuộc Cục quản lý và hơn nữa với mức tiêu thụ 5,1 tỉ gói mì tiêu thụ trong năm 2012, Việt Nam trở thành quốc gia tiêu thụ mì gói thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản?
Thay vì một câu trả lời như mong đợi rằng, bên cạnh sự chia sẻ sẽ làm rõ những loại mì tôm nào chứa axit oxalic cũng như thực hiện những kiểm nghiệm trên diện rộng tất cả các mặt hàng này để trên cơ sở đó giúp người tiêu dùng tẩy chay thực phẩm độc hại, kém chất lượng thì Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chỉ đưa ra một nội dung rất đơn giản, thờ ơ rằng: Đó là lấy mẫu một số sản phẩm chứ không phải tất cả. Nên người dân không nên hoang mang!?
Với cách trả lời ấy, rõ ràng ai cũng hiểu đó chỉ là trấn an dư luận nhưng đồng thời mặt khác người ta lờ mờ nhận ra "tuyệt chiêu" né tránh trách nhiệm một cách gián tiếp, "xuê xoa" về khả năng quản lý yếu kém của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Vì càng nói ra, càng đào sâu có thể Cục An toàn vệ sinh thực phẩm dễ rơi vào cảnh "nói dài, nói dai, nói dại" theo cách hiểu "bất lợi" cho cơ quan quản lý. Thế mới hiểu vì sao sau bao nhiêu năm, dù là vấn đề "nóng", bức xúc nhưng đến nay vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn "dậm chân tại chỗ", thậm chí ngày một tồi tệ hơn theo thời gian!
Thực ra, kết quả kiểm nghiệm lần này không phải là lần đầu tiên cảnh báo người tiêu dùng trong nước về mì tôm mà trước đó, cách đây khoảng hơn 1 tháng, Hiệp hội Người tiêu dùng Penang, Malaysia, cũng đưa ra khuyến cáo chung cho các quốc gia "mì ăn liền" sau khi kiểm tra trên 10 mẫu mì ăn liền, phát hiện 3 mẫu trong đó chứa hơn 1.000mg natri, 7 mẫu còn lại chứa 830mg natri, một lượng muối quá nhiều so với quy định cho phép ở một món ăn vào cơ thể. Như vậy, sẽ dẫn đến các bệnh: huyết áp cao, mỡ máu, suy thận, đột quỵ, tim...
Hiệp hội Người tiêu dùng Penang còn nói rõ: "Nếu ăn mì ăn liền thường xuyên, lượng natri trong cơ thể sẽ tăng cao và chắc chắn nhiều hơn mức cho phép mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quy định là: 2.400mg natri/ngày cho người trưởng thành vì cùng với mì sẽ còn nhiều món ăn khác trong ngày có natri". Cũng vì nguyên nhân này mà Hiệp hội Người tiêu dùng Penang kêu gọi người dân Malaysia "tẩy chay" mì ăn liền, thực phẩm được coi là "đồ ăn nhanh" của châu Á và gần như không thể thiếu trong mỗi ngày của nhiều người dân.
Cùng với Hiệp hội Người tiêu dùng ở Malaysia, nhiều chuyên gia dinh dưỡng ở các quốc gia khác, nhất là những quốc gia có lượng tiêu thụ mì ăn liền hàng đầu như Trung Quốc, Nhật Bản... cũng cho rằng, không nên ăn mì ăn liền trừ trường hợp "bất khả kháng" bởi thực tế đây là thực phẩm không giàu chất dinh dưỡng mà chỉ là bột mì chiên dầu cùng với một số gia vị tạo hương vị, bột ngọt... Chưa nói đến còn có chất propylene glycol, chính là chất sáp bao lấy sợi mì để chống "đông" (không đóng bánh) mỗi khi cho mì vào nước sôi vào. Chất này dễ tích tụ trong gan, thận, tim gây những bất thường và tổn thương. Để kiểm chứng chất propylene glycol có trong mì, chỉ cần để nguội lạnh bát mì đã nấu là thấy nó nổi lên trên như váng mỡ trên bề mặt nước.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới không chỉ đối với mì ăn liền mà nói chung cho thực phẩm thì: Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, ăn những thức ăn ít có nguy cơ gây bệnh, người tiêu dùng sẽ ngăn ngừa ít nhất được 30% tất cả các bệnh ung thư, còn những bệnh khác không kể. Cho nên đối với mì ăn liền nếu không có chất dinh dưỡng, nguy cơ gây bệnh lại cao thì tốt nhất... không nên ăn.
Theo Petrotimes
Đàn ông sinh con ở tuổi nào tốt nhất? Theo một nghiên cứu từ phân tích hơn 1.000 mẫu tinh trùng của các ông bố từ 20-60 tuổi. Họ phát hiện những đứa trẻ được sinh ra khi người cha ở độ tuổi 30-35 thường thông minh, giỏi giang hơn hẳn so với những đứa trẻ cùng trang lứa được sinh ra bởi những ông bố già hơn. Ảnh minh họa: Internet...