Dùng lại dầu ăn có thể gây ung thư, không muốn ‘hại đủ đường’ thì dừng ngay
Việc đun sôi dầu ăn nhiều lần có thể làm thay đổi thành phần của dầu, giải phóng acrolein – một hóa chất độc hại có khả năng gây ung thư.
Dầu ăn là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng lớn nhất cho cơ thể: 9 kcal/g so với 4 kcal/g do các chất đạm, đường, bột cung cấp. Ngoài ra, chúng còn là dung môi của các vitamin tan trong dầu, mỡ như vitamin A, D, E, K. Dầu ăn cũng là nguồn cung cấp các axit béo thiết yếu, giúp cơ thể tăng trưởng, da dẻ mịn màng, ít viêm nhiễm và hoàn thiện chức năng sinh sản của cơ thể.
Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là những tác hại có thể gặp đối với sức khỏe khi tái sử dụng dầu ăn:
Thực phẩm được nấu bằng dầu ăn đã qua sử dụng có thể làm tăng mức cholesterol “xấu” (LDL) trong máu. Mức cholesterol LDL cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ…
Ăn dầu ăn chiên đi chiên lại có thể gây cảm giác nóng rát trong dạ dày và cổ họng. Đây là biểu hiện của tăng tiết dịch acid dạ dày. Lúc này bạn nên tránh đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn… để giúp giảm tiết dịch acid dạ dày gây trào ngược.
Ngộ độc thực phẩm
Khi dầu đã qua sử dụng không được lọc và bảo quản đúng cách, các mảng thức ăn còn sót lại trong dầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn Clostridium botulium, gây ngộ độc thực phẩm, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Ung thư
Việc đun sôi dầu ăn nhiều lần có thể làm thay đổi thành phần của dầu, giải phóng acrolein – một hóa chất độc hại có khả năng gây ung thư. Tái sử dụng dầu ăn cũng có thể làm tăng sinh gốc tự do trong cơ thể, gây viêm – căn nguyên của hầu hết các bệnh mạn tính nguy hiểm, bao gồm: Ung thư, béo phì và đái tháo đường.
Làm tăng huyết áp
Độ ẩm có trong thực phẩm, oxy trong khí quyển, nhiệt độ cao tạo ra các phản ứng như thủy phân, oxy hóa và phản ứng trùng hợp. Những phản ứng thay đổi các thành phần hóa học của dầu chiên được sử dụng, giải phóng axit béo tự do và các gốc tự sản xuất monoglycerides, diglycerides và triglycerides. Chúng được xếp vào nhóm các hợp chất phân cực. Độc tính của các hợp chất này hình thành sau khi chiên nhiều lần có thể gây lắng đọng lipid, ứng kích oxy hóa, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch,….
Thải ra các chất độc hại, tạo mùi hôi
Dầu được đun nóng đến nhiệt độ cao sẽ giải phóng khói độc. Khói tỏa ra ngay cả trước khi đạt đến điểm khói nhưng sẽ tăng đột ngột khi nhiệt độ vượt quá điểm khói.
Video đang HOT
Mỗi lần dầu được làm nóng, các phân tử chất béo của nó sẽ bị phân hủy một chút. Điều này khiến nó đạt đến điểm khói và tỏa ra mùi hôi, nhanh chóng hơn mỗi khi sử dụng. Khi điều này xảy ra, các chất có hại cho sức khỏe sẽ được thải ra ngoài không khí và vào thức ăn đang được nấu chín.
Cách tái sử dụng dầu ăn an toàn
Nếu bạn muốn bảo quản dầu ăn, trước tiên hãy để dầu nguội, sau đó lọc tất cả các hạt hoặc cặn thức ăn ra khỏi dầu và bảo quản nó trong bình chứa không khí kín. Nếu bạn không lọc các cặn rất có thể dầu ăn của bạn sẽ bị ôi và hỏng.
Đóng thật chặt nắp chai, bảo quản ở tủ có cửa đóng kín để hạn chế ánh sáng lọt vào khiến dầu nhanh hỏng và bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát và tiêu thụ trong vòng một tháng. Bạn dùng giấy bạc bọc toàn bộ chai thủy tinh lại cho kín. Giấy bạc có tác dụng giảm thiểu ánh sáng chiếu trực tiếp vào dầu nên dầu sẽ bảo quản được lâu.
Không nên trộn chung nhiều loại dầu với nhau khi muốn tái sử dụng. Không nên đem đông lạnh dầu.
Tốt nhất, nên tránh dùng dầu ăn đã qua sử dụng nhiều lần. Nếu muốn giữ dầu lại sau khi chiên, xào… phải biết được thời điểm giải phóng khói độc của dầu mà tránh. Mỗi loại dầu có một đặc tính khác nhau, từ trạng thái dinh dưỡng đến điểm bốc khói (skome point).
Đây là nhiệt độ dầu bắt đầu bị biến chất, giải phóng các các gốc tự do có hại cho sức khỏe. Như dầu hướng dương ở 246 độ C, dầu đậu nành là 241 độ C, Canala 238 độ C, oliu 190 độ C. Nên chú ý và loại bỏ dầu ăn khi đã đạt đến điểm giải phóng khói độc.
Lưu ý khi sử dụng dầu ăn để tốt cho sức khỏe
Chọn đúng loại dầu ăn phù hợp với từng món ăn sẽ giúp bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi gia đình nên có sẵn ít nhất 2 loại dầu ăn trong bếp:
- Những loại dầu ăn có thể chế biến ở nhiệt độ cao: Dầu quả bơ, dầu hoa rum, dầu cám gạo, dầu đậu nành, dầu lạc/đậu phộng, dầu hạt cải, dầu ngô, dầu thực vật, dầu cọ, dầu hướng dương.
- Loại dầu ăn phù hợp chế biến ở nhiệt độ vừa: Dầu olive, dầu hạnh nhân, dầu vừng/mè, dầu hạt macca, dầu hạt nho, dầu dừa,…
- Loại dầu ăn phù hợp để làm sốt, trộn salad: Dầu olive (nguyên chất), dầu hạt bí, dầu hạt lanh, dầu hạt óc chó…
Món cà ri chuối xanh ngon lạ miệng
Món cà ri chuối xanh là món ăn chay độc đáo lạ miệng mà bắt mắt với sắc màu cam vàng cùng phần nước dùng có mùi thơm béo từ nước cốt dừa mang lại hương vị thơm ngon đậm đà.
Hôm nay, Thế Giới Ẩm Thực sẽ hướng dẫn các bạn cách làm cà ri chuối xanh ngon lạ miệng cực độc đáo tại nhà giúp bạn đổi vị cho cả gia đình nhé!
Món cà ri chuối xanh ngon lạ miệng
Nguyên liệu làm cà ri chuối xanh ngon lạ miệng:
Chuối xanh: 6 trái.
Thịt chay: 200 gr.
Hành tây: 1/2 củ.
Nước cốt dừa: 100 ml.
Nước dão dừa: 400 ml.
Sả: 2 cây.
Dầu điều 2 muỗng canh
Đậu phộng rang 1 ít
Mè rang 1 ít
Nước cốt chanh 1 ít
Dầu ăn 1/2 muỗng canh
Muối, đường 1 ít
Cách làm món cà ri chuối xanh ngon lạ miệng:
Bước 1:
Chuối xanh khi mua về dùng dao gọt sạch lớp vỏ ngoài.Để chuối không bị thâm đen, bạn có thể pha 1 ít muối và nước cốt chanh vào nước lạnh và ngâm phần chuối đã gọt vỏ khoảng 10 phút.Sau khi ngâm, rửa chuối lại với nước sạch rồi để ráo nước. Sau đó cắt chuối thành từng khoanh khoảng 1 đốt ngón tay.
Bước 2:
Hành tây bóc vỏ, rửa sạch rồi chia thành 2 phần, 1 phần đem cắt hạt lựu, phần còn lại cắt hình múi cau.Sả cây cắt làm đôi và đập dập.
Bước 3:
Bắc chảo lên bếp, thêm vào 1/2 muỗng canh dầu ăn và bắt đầu phi thơm 1 muỗng cà phê hành tây cắt nhỏ.Khi hành tây dậy mùi và chuyển sang vàng, tiếp tục đổ phần chuối đã cắt và phần thịt chay vào xào cùng với 1 muỗng canh dầu điều để tạo màu đẹp mắt cho món ăn.
Bước 4:
Đổ 400ml nước dão dừa vào chảo và đun sôi ở nhiệt độ vừa.Thêm phần sả cây đập dập vào và nêm gia vị gồm 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê đường và phần mè rang.Khuấy nhẹ cho các gia vị hòa tan rồi đun đến khi hỗn hợp sôi và phần chuối bắt đầu chín.Sau khoảng 10 phút, bạn bỏ vào nồi phần đậu phộng rang, 1 muỗng canh dầu điều còn lại và phần hành tây cắt múi cau.
Cà ri chuối xanh với từng miếng chuối chín tới dẻo thơm, ăn cùng với thịt chay mang tới cảm giác mới lạ.
Khi ăn bạn có thể dùng chung với cơm, bún hay bánh mì đều sẽ phù hợp, giúp món ăn của chúng ta hấp dẫn hơn đấy.
Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!
Cách làm heo quay kho cải chua thơm ngon đậm đà dễ làm cho bữa cơm Heo quay kho cải chua là một món kho hấp dẫn, đậm đà sẽ là lựa chọn hàng đầu để bạn thay đổi thực đơn hằng ngày, đầy đủ dinh dưỡng và phong phú hơn. Nguyên liệu làm Heo quay kho cải chua Thịt heo quay 500 gr Dưa chua 200 gr Ớt 1 trái Tỏi 3 tép Nước tương 3 muỗng canh...