Dùng kỹ thuật đặc biệt, bác sĩ cứu người đàn ông ngay “cửa tử”
Các bác sĩ của Bệnh viện Thống Nhất đã giúp người đàn ông bị tai nạn giao thông nặng vượt qua cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” bằng kỹ thuật đặt Stent Graft.
Sáng 6-1, bệnh nhân đã khỏe mạnh, đi lại bình thường và sẽ sớm được xuất viện.
Nam bệnh nhân (42 tuổi) nhập viện lúc 23 giờ 50 phút ngày 2-1 vừa qua, bị tai nạn giao thông, chấn thương rất nặng. Kết quả khám cho thấy nam bệnh nhân bị vỡ động mạch chủ ngực đoạn eo, dập mạc treo ruột non và đa chấn thương, tụt huyết áp, choáng sau chấn thương.
PGS-TS-BS Đỗ Kim Quế, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất cho biết đây là tình huống cấp cứu tim mạch cực kỳ nghiêm trọng, nếu không can thiệp kịp thời, tỉ lệ tử vong lên đến 90%.
Hình ảnh cận cảnh cho thấy các bác sĩ đang dùng Stent Craft đưa vào cơ thể bệnh nhân để can thiệp nội mạch. (Ảnh do bệnh viện cung cấp)
BS Đỗ Kim Quế và các cộng sự đã áp dụng một kỹ thuật mới là Stent Graft để chữa trị cho nam bệnh nhân. Stent Graft được sử dụng như một đoạn động mạch nhân tạo, gồm phần giá đỡ bằng kim loại đặc biệt, phủ sợi tổng hợp, đưa vào tận động mạch của bệnh nhân để “trợ giúp” đoạn động mạch bị tổn thương.
Video đang HOT
PGS Kim Quế đang kể lại ca bệnh đặc biệt. Ảnh: ANH THƯ
Đây là một kỹ thuật khó, để có thể thực hiện được kỹ thuật này bệnh viện đã phải chuẩn bị rất nhiều mặt từ nhân lực cho đến trang thiết bị. Kỹ thuật này đã được sử dụng khoảng 100 lần tại Bệnh viện Thống Nhất cho những bệnh lý liên quan đến động mạch, đây là lần đầu tiên được ứng dụng can thiệp dạng cấp cứu.
Kỹ thuật can thiệp nội mạch này giúp cải thiện rất nhiều những hạn chế so với kỹ thuật mổ hở cũ (nguy cơ tử vong đến 30%). Với kỹ thuật này chỉ 6 tiếng sau phẫu thuật là sức khỏe bệnh nhân hầu như đã ổn định, 1 ngày sau là có thể đi lại bình thường.
A. Thư
Theo nguoilaodong
Gần Tết, gia tăng bệnh nhân ngộ độc rượu
Sau một loạt ca ngộ độc do uống rượu pha methanol (cồn công nghiệp) vào đầu năm 2017 dẫn đến nhiều ca tử vong, người tiêu dùng đã lo sợ và cảnh giác mỗi lần đi ăn nhậu.
Thời gian gần đây, do việc buông lỏng quản lý nguồn gốc xuất xứ của rượu ở quán nhậu, dẫn tới rượu "cuốc lủi" không rõ nguồn gốc vẫn tràn lan, trong khi người tiêu dùng lại "điếc không sợ súng".
Gần đây, số lượng bệnh nhân ngộ độc rượu nhập viện tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai có xu hướng gia tăng, trong đó tập trung vào người trẻ từ 20-40 tuổi.
Sau chầu nhậu liên hoan với bạn bè tại một quán ăn, anh H.V.Đ (Hà Nội) sau xỉn và mất ý thức, được đưa vào Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai trong trạng thái hôn mê, tụt huyết áp. Anh Đ được chẩn đoán ngộ độc rượu cấp tính. Các bác sĩ phải đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân. Hai ngày sau anh Đ mới có phản ứng, nhưng ý thức vẫn chậm chạp do tổn thương não. Theo bác sĩ anh vẫn phải tiếp tục điều trị lâu dài.
Một trường hợp ngộ độc rượu được điều trị tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.
Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong những ngày nghỉ lễ vừa qua, số lượng bệnh nhân ngộ độc rượu nhập viện có xu hướng gia tăng, trong đó tập trung vào người trẻ từ 20-40 tuổi, đang trong độ tuổi lao động.
Số bệnh nhân ngộ độc rượu cấp tính phải cấp cứu tăng không chỉ vào thời điểm Noel, Tết dương lịch vừa rồi mà bắt đầu vào mùa đông của miền Bắc, số lượng bệnh nhân nhập viện liên quan đến rượu đã gia tăng do đây là thời điểm mọi người tụ tập, rủ nhau liên hoan, uống rượu với quan niệm làm "ấm" cơ thể.
Tình trạng lúc nhập viện của các bệnh nhân cũng rất khác nhau: Có người chỉ ở mức độ nhẹ, say xỉn, nôn mửa là chính, nhưng cũng có khá nhiều bệnh nhân vào viện trong tình trạng nặng, hôn mê, tụt huyết áp, tổn thương não nặng nề do suy hô hấp, hạ đường máu, tụt huyết áp kéo dài.
Điển hình vào đêm 1-1, Trung tâm Chống độc tiếp nhận 2 bệnh nhân còn khá trẻ, nhập viện trong tình trạng ý thức chậm chạp, mất kiểm soát sau khi uống rượu chào đón năm mới cùng với bạn bè. Sau một ngày điều trị, ý thức của bệnh nhân đang dần được cải thiện, tuy nhiên vẫn cần điều trị lâu dài.
Chia sẻ về tác hại của rượu, bia với sức khỏe, BS. Nguyễn Trung Nguyên cho hay, lạm dụng rượu, bia lâu ngày sẽ gây các bệnh về gan, thần kinh và làm giảm miễn dịch của cơ thể. Đáng lưu ý, nhiều người vẫn sai lầm cho rằng, uống rượu "xịn", uống bia không hại gan nhưng thực chất dù rượu, bia "xịn" thì cũng vẫn là gánh nặng cho gan.
BS. Nguyên nhấn mạnh: "Rượu được xác định có liên quan đến 200 loại bệnh, là chất gây nhiều bệnh nhất trong các chất nguy hại cho sức khỏe. Sử dụng rượu lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm sức chống đỡ của cơ thể. Người uống rượu lâu ngày khi bị viêm phổi và bị nhiễm trùng nói chung rất dễ trở nặng, tăng nguy cơ tử vong so với bệnh nhân không dùng rượu ở cùng mặt bệnh".
Còn theo các chuyên gia về tiêu hóa, thời điểm trước và sau Tết, số bệnh nhân nhập viện liên quan đến rượu, bia tăng cao, trong đó chủ yếu là xuất huyết tiêu hóa, men gan tăng, viêm gan, xơ gan, viêm tụy... Hầu hết bệnh nhân vào viện trong tình trạng lạm dụng rượu kéo dài nhiều năm. Cá biệt có nhiều bệnh nhân ra vào viện 9-13 lần do xuất huyết tiêu hóa. Hơn thế nữa, nếu uống phải rượu chứa methanol có thể gây tử vong vì đây là chất cực độc.
Để hạn chế những tác hại của rượu, bia, Luật Phòng chống tác hại rượu, bia đã được ban hành và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2020. BS. Nguyên kỳ vọng quy định này sẽ cải thiện, thay đổi lối sống, cách ứng xử và "văn hóa nhậu" của đại bộ phận người dân, mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, đặc biệt là hạn chế thiệt hại về vật chất hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm do các vấn đề liên quan đến sức khỏe, tai nạn giao thông và bác sĩ cũng không bị quá tải vào mỗi dịp lễ, Tết.
Trần Hằng
Theo CAND
Mẹo giúp bạn trị cảm cúm từ củ gừng cực đơn giản Gừng là một loại thảo dược có vị cay, tính ấm, thơm chữa cảm cúm hiệu quả. Cách trị cảm cúm bằng gừng là một vị thuốc rẻ tiền ngay trong nhà. Gừng là một gia vị thực phẩm không thể thiếu trong rất nhiều món ăn. Trong Y học cổ truyền, nó còn là vị thuốc quý: sinh khương (gừng tươi), can...