Đừng để hen suyễn là gánh nặng
Bệnh hen suyễn không thể chữa dứt điểm, nhưng khi trẻ nhỏ mắc bệnh này, phụ huynh lại không chấp nhận đặc thù bệnh khó chữa. Việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân hen suyễn vẫn là thách thức lớn.
Điều trị bệnh hô hấp cho trẻ cần tuân thủ phác đồ của bác sĩ – Ảnh: XUÂN MAI
Hen suyễn là bệnh mãn tính, phải sử dụng thuốc hằng ngày ngay cả khi không có triệu chứng nhưng có đến 90% bệnh nhân luôn muốn giảm triệu chứng ngay lập tức và 39% bệnh nhân tin rằng không sử dụng thuốc điều trị hằng ngày khi họ thấy tốt – PGS Trần Văn Ngọc, trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), thông tin.
Sai lầm trong điều trị
Trong buổi khởi động sáng kiến Pháp – Việt “Bác sĩ giải đáp” nhằm chống lại các bệnh hô hấp mãn tính tại Việt Nam diễn ra mới đây, chủ tịch Hội hen – dị ứng – miễn dịch lâm sàng TP.HCM Lê Thị Tuyết Lan cho biết trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ nam mắc bệnh hen tại các thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội đang gia tăng, trong đó các yếu tố nguy cơ mới được xác định là béo phì và ô nhiễm môi trường không khí.
Một thực trạng phổ biến hiện nay là nhiều phụ huynh đưa con đến các cơ sở y tế khám với triệu chứng ho khò khè, khó thở, dùng thuốc thì hết, dứt thuốc thì tái phát. Khi bác sĩ đưa ra kết quả chẩn đoán trẻ bị hen suyễn, phần lớn phụ huynh bối rối, thậm chí phản ứng.
Trong tình huống này, các bác sĩ rất ngại thông báo với phụ huynh nên thường có khuynh hướng “gán” trẻ mắc các bệnh lý về đường hô hấp liên quan như: viêm tiểu phế quản, viêm phế quản tái đi tái lại, viêm phế quản dạng khò khè… nhưng trong thuốc điều trị vẫn có thuốc cắt cơn hen, corticosteroid toàn thân, kháng sinh.
Riêng với trẻ béo phì bị hen suyễn thì việc điều trị khó khăn hơn do thường có nhiều bệnh lý đi kèm. Trẻ dễ tắc thở khi ngủ, trào ngược dạ dày, nguy hiểm đến tính mạng.
“Nhà không ai mắc…”
Video đang HOT
“Phụ huynh thường đặt những câu hỏi: “Làm sao con tôi bị bệnh này khi nhà không có ai mắc bệnh này? Có cần thiết điều trị suốt đời hay không?…”. Với các bác sĩ nhiều kinh nghiệm sẽ lường trước được tình huống này nên không muốn thông báo ngay kết quả con họ đã mắc hen suyễn” – PGS Lan chia sẻ.
Về việc dùng thuốc chữa bệnh hen, PGS Ngọc cho biết cũng gặp rất nhiều khó khăn khi thuyết phục bệnh nhân hen để họ hiểu rằng phải dùng thuốc hằng ngày ngay cả khi không có triệu chứng. Thế nhưng nhiều bệnh nhân không tuân thủ, để đến khi lên cơn hen mới uống thuốc, thậm chí quay sang dùng thuốc bắc, thuốc gia truyền…
“Khi chúng tôi giải thích bệnh hen điều trị suốt đời, không được cắt thuốc, lạm dụng thuốc khi có triệu chứng thì bệnh nhân sợ rồi không tuân thủ điều trị. Đã có trường hợp lên cơn hen rồi nhanh chóng dùng thuốc để cắt cơn hen nhưng không kịp và tử vong sau đó” – PGS Ngọc nói.
Cần tuân thủ điều trị
PGS Lan cho biết hen suyễn là bệnh phổi mãn tính, đường dẫn khí bị viêm và hẹp, làm đường dẫn khí phù lên do phản ứng với tác nhân kích thích, gây ra khó thở. Bệnh không lây nhưng không thể chữa dứt điểm. Người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh và sống như một người bình thường.
Các bác sĩ lưu ý, việc điều trị hen suyễn là ngừa cơn, đừng đợi lên cơn mới cắt, có thể gây xẹp phổi, suy hô hấp, đe dọa tính mạng. Tuy nhiên vấn đề tuân thủ điều trị, quản lý bệnh hen vẫn còn nhiều bất cập và thách thức lớn.
Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân hen tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 29-46% và 90% bệnh nhân muốn giảm triệu chứng ngay tức thì. Nguy hiểm hơn khi bệnh nhân hen nhẹ có nguy cơ gặp các biến cố nghiêm trọng, đã có 15-20% người trưởng thành tử vong vì điều trị không đúng cách.
Để “sống chung” an toàn với bệnh hen suyễn, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần tuân thủ điều trị của bác sĩ, dùng thuốc hằng ngày dù không có triệu chứng, tránh các yếu tố khởi phát (khói bụi, phấn hoa, khói thuốc lá…), theo dõi triệu chứng, kiểm soát cơn hen. Bên cạnh đó, người bệnh cần duy trì tập luyện, hít thở, duy trì cân nặng hợp lý để cải thiện sức khỏe.
Giải đáp các bệnh hô hấp mãn tính
Trang web phi thương mại là bac-si-giai-dap.com quy tụ các chuyên gia, giáo sư, bác sĩ đầu ngành hô hấp tại Pháp và Việt Nam, nhằm giải đáp thắc mắc về bệnh hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Đây là một hoạt động trong chuỗi dự án hợp tác Pháp – Việt Nam chống lại các bệnh hô hấp mãn tính thường gặp.
Trang web có mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân về các yếu tố nguy cơ nhằm phòng tránh bệnh với nội dung thông điệp ngắn gọn, thể hiện sinh động bằng video, mô phỏng hình ảnh…
Người dân gửi câu hỏi trên website và điền những thông tin cá nhân cần thiết, sau đó hội đồng chuyên gia sẽ thảo luận và gửi câu trả lời riêng cũng như công khai trên website.
Bệnh hen suyễn có chữa được không?
Bệnh hen suyễn là tình trạng phế quản bị viêm nặng và co thắt khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở phải thở gấp, rít lên từng hơi dài, thở khò khè. Vậy bệnh hen suyễn có chữa được không?
Bệnh hen phế quản hay hen suyễn còn có tên tiếng Anh là Asthma. Đây là căn bệnh viêm đường thở mãn tính do rất nhiều tế bào và những thành phần tế bào tham gia. Hen phế quản có thể gây ra những đợt khó thở, thở rít, nghẹt lồng ngực, ho liên tục.
Hiện nay có rất nhiều người mắc phải căn bệnh này và đều đang thắc mắc liệu rằng bệnh hen suyễn có chữa được không?
Tiếp xúc với các yếu tố kích thích, phế quản của người bệnh vốn rất nhạy cảm sẽ phản ứng một cách dữ dội, biểu hiện bởi các triệu chứng như khó thở, khò khè, nặng ngực và ho. Tùy vào mức độ kích thích các tiểu phế quản và tùy vào cơ địa của từng bệnh nhân mà cơn hen phế quản biểu hiện ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Bệnh hen suyễn khá nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời và thích hợp có thể gây tử vong cho những người mắc phải. Vậy bệnh hen suyễn có chữa được không?
1. Bệnh hen suyễn có chữa được không?
Bệnh hen suyễn có chữa được không là mối quan tâm của rất nhiều bệnh nhân và người nhà. Thực tế, hen suyễn hay hen phế quản là bệnh mãn tính nên không thể chữa khỏi được triệt để và người bệnh phải chung sống cả đời với hen suyễn.
Tuy nhiên, nếu được điều trị sớm và đúng cách bệnh sẽ được kiểm soát được hoàn toàn, không có hoặc rất ít khi xuất hiện triệu chứng và chức năng phổi gần như bình thường hoặc thậm chí bình thường.
Tuy rằng câu trả lời của việc bệnh hen suyễn có chữa được không là vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt căn, nên cách tốt nhất cho bệnh nhân là cải thiện chất lượng cuộc sống và hạn chế các cơn hen xảy ra. Để làm được điều này, người bệnh cần tuân thủ điều trị và đánh giá định kì tình trạng bệnh.
Liệu pháp điều trị bệnh hen suyễn cho người bệnh tương đối phức tạp, bệnh nhân cần nhận biết lúc nào sắp lên cơn hen, tránh những yếu tố khởi phát cơn hen, dùng thuốc đúng cách và có chế độ làm việc cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong nhiều trường hợp lên cơn hen, bệnh nhân có thể cần sử dụng các thuốc cắt cơn nhanh như albuterol xịt họng hoặc khí dung.
Ngoài ra, để giải quyết câu trả lời không thể chữa khỏi hoàn toàn cho câu hỏi bệnh hen suyễn có chữa được không. thì tùy từng đối tượng người bệnh sẽ có các thiết bị hỗ trợ dùng thuốc khác nhau để có thể hạn chế bệnh. Các thiết bị hỗ trợ dùng thuốc phổ biến như các bình xịt, hít định liều đều là những kiến thức cần thiết sau khi đã biết câu trả lời cho vấn đề bệnh hen suyễn có chữa được không.
2. Lưu ý khi sống chung với hen suyễn
Dù rằng câu trả lời cho bệnh hen suyễn có thể chữa được không là không hoàn toàn. Một số trường hợp vẫn cần lưu ý đặc biệt khi sống chung với hen suyễn như:
- Khi đã bị bệnh hen rồi, sự kích động về tâm lý như sợ hãi, lo âu, giận dữ... làm căng thẳng thần kinh, đều có thể làm cho bệnh nặng hơn. Khi lên cơn hen mà không được cứu chữa kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.
- Khi đã biết đáp án cho câu hỏi bệnh hen suyễn có chữa được không là không triệt để thì cần đặc biệt tuân thủ những nguyên tắc để sống chung với bệnh. Bà bầu bị hen cần phải được theo dõi sát sao đề phòng cơn hen cấp tính.
- Hen và hội chứng trào ngược dạ dày thực quản có tương quan với nhau. Cơn trào ngược dạ dày thực quản GERD xảy ra ở người bị hen suyễn cao hơn gấp 3 lần người bình thường.
- Người bị hen suyễn có thể sẽ được phẫu thuật. Tuy nhiên cần phải đo được chức năng hô hấp trước khi phẫu thuật để có thời gian chữa trị bổ sung nếu cần thiết, đặc biệt trường hợp FEV1
- Hen suyễn và sốc phản vệ có thể gây tử vong ở người bệnh. Sốc phản vệ có triệu chứng giống cơn hen suyễn và làm nặng hơn cơn hen.
Mách bạn 7 tư thế yoga điều trị hen suyễn hiệu quả nhanh Dưới đây là 7 tư thế yoga điều trị hen suyễn giúp người bệnh kiểm soát sự căng thẳng, ngăn chặn các cơn hen tái phát hiệu quả. Các bài tập yoga điều trị hen suyễn không chỉ giúp người bệnh cảm giác thoải mái hơn mà còn duy trì thói quen lành mạnh cho sức khỏe. Luyện tập yoga đúng kỹ thuật...