Đừng để con trẻ mù lòa vì bệnh lý võng mạc
Ngày càng nhiều trẻ sinh non được phát hiện mắc bệnh lý võng mạc đối mặt với nguy cơ mù vĩnh viễn. Tầm soát để phát hiện sớm, kiên trì theo dõi điều trị sẽ giúp con trẻ giữ được ánh sáng cả cuộc đời.
Tháng 7/2018 chị Đ.T.K. (38 tuổi, ngụ tại Hậu Giang) đang mang thai ở tuần 25 phải đến Bệnh viện phụ sản Hùng Vương, TPHCM vì có những biểu hiện đau bụng bất thường. Sau khi xác định thai phụ bị nhiễm trùng ối, thai nhi đang trong tình trạng nguy nan, các bác sĩ đã chích thuốc trưởng thành phổi giúp người mẹ vượt cạn.
Trẻ sinh non, nhẹ cân thường đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh lý võng mạc
Bé trai bất đắc dĩ phải chào đời với cân nặng chỉ được 700g bị viêm phổi, chẩn đoán mắc bệnh lý võng mạc. Cháu được chăm sóc tích cực, vượt qua giai đoạn nguy hiểm. Nhờ sự phổi hợp Sản – Nhi giữa bệnh viện Hùng Vương và Bệnh viện Nhi Đồng 1 bệnh nhi đã được kiểm soát tốt những nguy cơ mù lòa của bệnh lý võng mạc.
Không được may mắn như ca bệnh trên, trường hợp của bé N.T.Q. (3 tuổi, ngụ tại Đắk Lắk) thị lực đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do bệnh lý võng mạc. Bé T.Q. có tiền sử sinh non lúc 30 tuần tuổi với cân nặng hơn 1,3kg bị suy hô hấp, thiếu máu.
Cháu chào đời tại bệnh viện địa phương, sau khi sức khỏe ổn định xuất viện về nhà. Gần đây bé có biểu hiện mắt chuyển động bất thường, lé… đến bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán bị bệnh lý võng mạc nặng, nguy cơ bong võng mạc.
Tăng sinh mạch máu tiến triển khiến trẻ bị bong võng mạc, mù lòa nếu không được điều trị
Tăng sinh mạch máu võng mạc là bệnh thường gặp ở trẻ non tháng, gây giảm thị lực dẫn tới mù lòa nếu không được điều trị. Hiện nay, các kỹ thuật y khoa trong điều trị hồi sức sơ sinh ngày càng phát triển đã giảm tỷ lệ ở trẻ sinh non thậm chí sinh cực non từ tuần 24 của thai kỳ. Tuy nhiên, cùng với những ca sinh non được cứu sống là sự gia tăng của những trẻ mắc bệnh lý võng mạc trong cộng đồng.
Ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 140.000 trẻ sinh non, trong đó trẻ bị bệnh lý võng mạc chiếm gần 32%. Có tới 32,6% trong nhóm trẻ bị bệnh lý võng mạc bị mất thị lực. Tính riêng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM trong 6 năm qua, tỷ lệ trẻ bị bệnh lý võng mạc đã tăng vọt.
Video đang HOT
Năm 2012 mới phát hiện hơn 2.000 ca bị võng mạc thì đến năm 2018 số trẻ được chẩn đoán mắc bệnh lý võng mạc lên tới hơn 6.000 ca, trong đó 756 ca phải phẫu thuật, 214 trẻ bị nặng. Trong 2 năm gần đây, ít nhất 89 trẻ đến Nhi Đồng 1 ở giai đoạn quá trễ đã rơi vào tình trạng bong võng mạc, mù lòa.
Bác sĩ chăm sóc, điều trị cho trẻ bị võng mạc tại Nhi Đồng 1
Bệnh lý võng mạc không chỉ khiến trẻ bị giảm hoặc mất thị lực mà còn tạo gánh nặng cho gia đình khi có người lệ thuộc và khiến xã hội mất đi nguồn lực lao động nên rất cần được quan tâm trong việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Theo BS Trần Châu Thái, Trưởng đơn vị Mắt, Bệnh viện Nhi Đồn 1, tất cả trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 1,8kg, tuổi thai lúc sinh dưới 33 tuần hoặc trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 2kg, tuổi thai lúc sinh dưới 34 tuần bị suy hô hấp, thở oxy, thiếu máu, nhiễm trùng… cần khám sàng lọc bệnh lý võng mạc ngay ở tháng đầu đời để được can thiệp, điều trị sớm.
Bệnh lý võng mạc nếu phát hiện sớm sẽ được điều trị khá hiệu quả bằng những phương pháp laser quang đông; tiêm Anti-VEGF nội nhãn; phẫu thuật cắt dịch kính. Tuy nhiên, trên thực tế việc chăm sóc y tế cho nhóm trẻ bị bệnh lý võng mạc sau khi chào đời đang đối mặt với nhiều khó khăn.
Hiện khu vực phía Nam nhiều bệnh viện đã triển khai khám tầm soát cho trẻ nhưng việc điều trị hiện đang dồn về một trung tâm duy nhất tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Trong bối cảnh bệnh nhân đông nhưng lại thiếu bác sĩ chuyên khoa Mắt nhi nên việc quản lý, theo dõi, điều trị kịp thời đang là thách thức lớn.
Việc chăm sóc, hỗ trợ con trẻ bị sinh non từ phía gia đình sẽ giúp trẻ có thêm cơ hội thoát khỏi cảnh mù lòa
Để giảm tối đa nguy cơ bệnh lý võng mạc gây mù lòa ở trẻ, BS Trần Châu Thái cho rằng ngành y tế cần tăng cường trang thiết bị, nhân sự phối hợp chặt chẽ giữa các bệnh viện sản và nhi trong tầm soát, theo dõi điều trị cho trẻ.
Những phụ mang thai cần khám, kiểm tra định kỳ để phát hiện các bệnh lý ở trẻ, chủ động các biện pháp chăm sóc thai nhi, tránh nguy cơ sinh non. Trường hợp gia đình chẳng may có trẻ bị sinh non cần chú ý chăm sóc toàn diện về mặt sức khỏe cho trẻ trong đó đặc biệt lưu ý đến việc khám tầm soát bệnh lý võng mạc, tuân thủ điều trị giúp trẻ tránh nguy cơ mù lòa.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Bệnh glaucoma tiến triển thầm lặng gây mù lòa
Bệnh nhân mù lòa do glaucoma thường khó hồi phục, giai đoạn sớm không có triệu chứng rõ ràng.
Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Trưởng Khoa Glaucoma, Bệnh viện Mắt TP HCM, cho biết bệnh glaucoma còn được gọi bệnh cườm nước hay thiên đầu thống.
Đây là bệnh tổn hại thần kinh thị giác. Nếu không điều trị, thần kinh thị giác sẽ hư hại nặng dẫn đến mù lòa. Tình trạng mù này thường không thể đảo ngược, nghĩa là bệnh nhân không thể phục hồi và sẽ bị mù vĩnh viễn. Vì vậy cần khám sàng lọc và điều trị ở giai đoạn sớm.
Thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), glaucoma là nguyên nhân gây mù thứ hai, chiếm tỷ lệ 8% và là nguyên nhân gây mù lòa không hồi phục hàng đầu trên thế giới.
Ước tính năm 2020 toàn cầu có 79,6 triệu người bị glaucoma, trong đó bệnh nhân châu Á chiếm 47%. Số người bị mù cả hai mắt do glaucoma dự đoán 5,3 triệu vào năm tới. Tại Việt Nam, điều tra dịch tễ tại 16 tỉnh thành năm 2007 có 24.800 người bị mù cả hai mắt do glaucoma.
Ở các nước phát triển, khoảng 50% số người bị bệnh glaucoma không biết do bệnh tiến triển thầm lặng ở giai đoạn đầu, không triệu chứng cảnh báo hoặc có triệu chứng không rõ ràng. Trong khi đó ở các nước đang phát triển, con số này có thể tăng tới 90%.
Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng khám mắt cho bệnh nhân.
Bệnh glaucoma có nhiều dạng. Một số có thể xảy ra do biến chứng của các bệnh mắt khác (glaucoma thứ phát) nhưng phần lớn không có nguyên nhân nào rõ ràng (glaucoma nguyên phát).
Một số dạng bệnh glaucoma có thể xảy ra ngay sau khi sinh hoặc trong giai đoạn nhũ nhi và chưa thành niên. Tuy nhiên hầu hết bệnh xuất hiện sau tuổi 40 và tỷ lệ gia tăng theo tuổi. Không có sự khác biệt rõ về tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ.
Theo bác sĩ Dũng, bệnh glaucoma góc mở là loại thường gặp nhất và tiến triển âm thầm. Các triệu chứng của glaucoma góc mở bao gồm giảm thị lực từ từ, giảm thị lực khi vào nơi thiếu ánh sáng, đôi khi có nhức đầu, cảm giác nặng mắt khi làm việc nặng hoặc nhìn mờ như sương mù, thấy quầng xanh đỏ khi nhìn đèn.
Bệnh glaucoma góc đóng phổ biến hơn ở những bệnh nhân gốc Á. Ở giai đoạn cấp tính, bệnh nhân đau mắt dữ dội, giảm hoặc mất thị lực nhanh chóng, cần điều trị cấp cứu. Giai đoạn mạn tính, triệu chứng giống như bệnh glaucoma góc mở ở giai đoạn sớm, không có triệu chứng rõ, đến giai đoạn muộn thì thu hẹp thị trường và giảm thị lực.
Nhiều nghiên cứu cho thấy cách tốt nhất để kiểm soát glaucoma là bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị sớm trước khi tình trạng mất thị lực trở nên trầm trọng. Việc điều trị hạ nhãn áp giai đoạn sớm sẽ giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh và giúp bảo tồn thị lực.
Bác sĩ Dũng khuyến cáo, người trong nhóm nguy cơ cao như trên 60 tuổi, trong gia đình có người bị bệnh glaucoma, những người bị viễn hoặc bị cận nặng, cần phải đi khám mắt định kỳ mỗi 2 năm một lần ở bệnh viện mắt chuyên sâu. Bệnh nhân glaucoma đang điều trị phải bảo đảm dùng thuốc đều đặn mỗi ngày và tái khám định kỳ.
Điều quan trọng là ngay cả khi thị lực bình thường cũng có thể mắc glaucoma nên phát hiện sớm là yếu tố hàng đầu trong điều trị. Khi mắt có các triệu chứng glaucoma hoặc thuộc nhóm nguy cơ cao nên đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt ngay và tái khám định kỳ theo hẹn.
Glaucoma có nhiều dạng nên phải chẩn đoán chính xác mới có phương pháp điều trị thích hợp như dùng thuốc, laser. Khi nào điều trị thuốc và laser không hiệu quả thì mới tính đến phẫu thuật.
Để xác định bệnh, bác sĩ sẽ khám thị thần kinh, đánh giá mức độ lõm gai, đo nhãn áp, soi góc tiền phòng, đo độ dày giác mạc, đo thị trường, chụp cắt lớp...
Hưởng ứng tuần lễ Glaucoma thế giới, Bệnh viện Mắt TP HCM khám tầm soát, tư vấn miễn phí cho 400 bệnh nhân trên 40 tuổi hoặc gia đình đã có người mắc bệnh vào sáng 15/3. Đăng ký nhận số thứ tự khám qua điện thoại 08.58035043 gặp cô Thảo trong giờ hành chính từ ngày 7 đến 13/3.
Lê Phương
Theo VNE
Tiến bộ y học giúp giảm đáng kể tỷ lệ trẻ sinh non tử vong Trong 40 năm trở lại đây, số trẻ sinh ra ở tuần thứ 28 của thai kỳ đã được kiểm soát và hầu như không còn, nhưng số các trường hợp sinh non với tuổi thai nhi ở khoảng 24, 23, 22 tuần tuổi lại tăng. Chăm sóc trẻ sơ sinh tại bệnh viện ở Thượng Hải, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN) Tỷ lệ...