Dùng dầu tốt hơn dùng mỡ: đúng chứ chưa đủ
Ăn nhiều mỡ bị bệnh gan nhiễm mỡ, béo phì, xơ vữa động mạch… Vì vậy, ngày nay dầu trở thành “quân chủ đạo” trong các món ăn, kể cả “thay tên đổi họ” từ mỡ hành sang dầu hành.
Thực tế, dùng dầu tốt hơn dùng mỡ cũng chỉ đúng chứ chưa đủ, vì còn phụ thuộc vào độ tuổi. Theo BS Đào Thị Yến Phi – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM thì mỡ tham gia tạo nên màng tế bào thần kinh, tham gia vào một số men chuyển hóa trong cơ thể và đặc biệt là nội tiết tố sinh dục, tuyến thượng thận… Vì thế trẻ đang tuổi lớn và tuổi trung niên nên ăn thịt, cá có thêm chút mỡ. Người cao tuổi, người có rối loạn chuyển hóa, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch thì phải kiêng ăn mỡ để giúp cơ thể giảm các axit béo no (làm tăng cholesterol). Lượng chất béo có trong thịt nạc, cá nạc, cơm… cũng đã gần đủ cho cơ thể, vì vậy người cao tuổi buộc phải ăn kiêng mỡ tuyệt đối theo… “lệnh” của bác sĩ, chỉ cần ăn cơm với các món thịt, cá luộc, hấp và rau xào với ít dầu là đủ.
Có người cho rằng ăn dầu không bị béo phì nên cứ “tì tì” ăn hết món này đến món khác. BS Yến Phi giải thích: “Một gram chất béo cung cấp cho cơ thể 9 calo. Như vậy, dầu, mỡ hay các loại hạt có dầu, bơ, phô mai, váng sữa… đều “giàu có” năng lượng như nhau”. Thực tế, ăn nhiều món chiên xào bằng dầu vẫn tăng cân, béo phì, bị bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ như ăn… mỡ mà thôi. Cơ thể mỗi người cần một lượng chất béo khoảng 30% tổng số năng lượng, bao gồm cả các chất béo không nhìn thấy nhưng vẫn hiện diện trong các thực phẩm: gạo nếp, thịt nạc…
Dầu thực vật có nhiều loại, có loại chứa ít, nhưng có loại chứa nhiều axit béo no, vì thế lời khuyên dùng dầu thực vật thay thế mỡ đúng nhưng chưa đủ. Axit béo không no có lợi cho cơ thể, khi chọn mua dầu nên chọn loại này.
Song, hiện nay có không ít nhà sản xuất trộn nhiều loại dầu lại với nhau. Để nhận biết chỉ cần cho dầu vào ngăn mát tủ lạnh, nếu dầu đông đặc tức là chứa nhiều axit béo no, loại dầu này nên dùng để chiên, xào. Dầu giữ nguyên trạng thái khi để trong tủ lạnh cả buổi (dầu ô liu, dầu canola…) nên dùng trong các món ăn tươi (rau xà lách trộn, trái cây trộn, cho vào bát cháo sau khi nấu xong) để giữ các axit béo chưa no ở trạng thái “nguyên vẹn”. Khi dùng dầu, cần dùng đúng mới có lợi cho sức khỏe, axit béo không no dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Vì thế, không dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần (các loại bánh cháo quẩy, bánh tiêu, bánh quai vạc, mì gói màu vàng đậm thường chiên trong dầu tái sử dụng nhiều lần) vì vừa không tốt cho sức khỏe, vừa có nguy cơ bị ung thư.
Video đang HOT
Do dầu phân hủy không tốt ở nhiệt độ cao nên với những món xào thì dùng mỡ phi hành cho thơm rồi cho rau củ vào xào chín tới, nêm gia vị, tắt bếp rồi mới trộn thêm một hai muỗng dầu cho “mướt mặt” rau củ.
Theo VNE
Cảnh giác khi dùng "phụ kiện"
Hầu như ngày nào chúng ta cũng dễ dàng tiếp xúc với những món đồ kim loại - mà một trong số đó rất có thể là "hung thần" gây ra chứng dị ứng rất khó chịu cho da!
Từ phụ kiện niken...
Nhân dịp cuối năm học, cả 45 thành viên lớp 12 của một trường nọ quyết định đặt làm 45 chiếc nhẫn khắc chữ "12A7" để làm kỷ niệm. Vì là chỗ cửa hàng quen biết với một bác trong ban phụ huynh nên giá thành một chiếc nhẫn chỉ 15 ngàn đồng. Nhưng sau 2 ngày đeo nhẫn, một số bạn trai của lớp phát hiện tình trạng ngứa ngáy quanh ngón tay và khoảng 4 ngày sau đến lượt các bạn gái.
Chớ tự rước họa vào mình khi dùng những trang sức độc hại (ảnh có tính chất minh họa).
Tìm hiểu mãi mới biết, thủ phạm là những chiếc nhẫn làm từ niken, sở dĩ các bạn trai bị dị ứng sớm là vì con trai thường xuyên vận động mạnh, mồ hôi tiết ra nhiều hơn con gái. Một cậu bạn khác thì nhân dịp sinh nhật được tặng một chiếc đồng hồ "xịn" dây da, mặt kim loại sáng trắng. Quá khoái chí, cậu bèn "diện" chiếc đồng hồ suốt trong ngày đi chơi công viên nước cùng cả lớp. Sau cả ngày đeo đồng hồ, phần da tay nơi tiếp xúc với mặt đồng hồ của cậu ta bị đỏ ửng, ngứa ngáy và nổi mụn nước li ti.
Lúc đầu, ai cũng tưởng là vết côn trùng đốt nhưng càng về sau thì càng thấy vùng dị ứng lan rộng theo hình tròn mãi không khỏi mới tá hỏa đến gặp bác sĩ da liễu. Còn trường hợp mặc quần jeans có nhiều nút và đinh tán sau đó bị nổi ngứa ở vùng da bụng quanh rốn thì khá nhiều, mà đa phần lúc đầu ai cũng nghĩ nổi mẩn ngứa là do bị dị ứng thức ăn, không ai nghĩ "thủ phạm" lại chính là những chiếc nút quần bằng niken kia!
... đến "hàng độc" có... độc catmi!
Là "tín đồ" của nữ trang, các bạn gái luôn thích sưu tầm những món trang sức "độc", đẹp và đặc biệt là... rẻ. Vẫn biết chỉ là trang sức Trung Quốc nhưng thường thì người bán nói là của Hàn Quốc, Thái Lan, Ý... để dễ bán hàng và người mua thì không phải không biết nhưng do chúng độc đáo, đa dạng, phong phú, bắt mắt và đặc biệt giá rẻ "giật mình" nên vẫn thấy vô cùng hấp dẫn! Các phương tiện thông tin đại chúng đã từng cảnh báo trong đồ trang sức dành cho trẻ em của Trung Quốc xuất sang Mỹ có chứa chất cực độc catmi! Chất này nhẹ thì gây bệnh ngoài da, còn khi ăn, nuốt phải thì hiểm họa khôn lường.
Nghe thấy sợ thật nhưng chỉ cần đi dạo một vòng quanh các khu vực bán đồ trang sức ở các tuyến phố buôn bán sầm uất như Hàng Đào, Hàng Ngang, Đội Cấn, các khu chợ sinh viên, chợ đêm... ta sẽ được chứng kiến cảnh mua bán vẫn khá tấp nập, có người bán hàng thừa nhận hàng của mình xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng "xưa nay vẫn bán, có sao đâu", còn nhiều khách hàng thì tỏ ra... ngơ ngác không biết sản phẩm nhiễm độc có hình dáng thế nào, thậm chí có người còn cười: "Có nghe chuyện đồ trang sức Trung Quốc chứa độc tố, nhưng chỉ xảy ra ở Mỹ từ năm ngoái, chắc giờ bị cấm, họ không dám làm nữa rồi...".
Và vì thế, các bà mẹ vẫn vô tư mua vòng tay, dây đeo cổ, nhẫn... không rõ nhãn mác và xuất xứ về cho con đeo. Người bán cứ bán, người mua cứ mua và chỉ đến khi những người đeo thấy trang sức của mình bị đổi màu đen, cổ ngứa ngáy khó chịu, đeo lâu ngày da bị nổi mụn đỏ li ti hoặc cũng không ít bạn gái từng bị dị ứng, tai ngứa và sưng tấy khi đeo hoa tai kim loại không rõ nguồn gốc xuất xứ thì họ mới không dám đụng tới "hàng độc" ấy nữa!
Hãy tự bảo vệ mình
Lời khuyên của các chuyên gia về hóa học và bác sĩ da liễu là: Hãy là người tiêu dùng thông minh, hãy biết tự bảo vệ chính mình! Theo các chuyên gia về hóa học thì niken không phải là thứ kim loại có thể "chung sống hòa bình" với da lâu dài, khả năng gây dị ứng từ niken không hề nhỏ, nhưng đáng tiếc là phần lớn các loại phụ kiện hiện nay đều làm từ niken vì đó là kim loại rẻ tiền nhất.
Do đó, bác sĩ da liễu cũng khuyên những bạn ưa thích thứ phụ kiện này là tốt nhất chỉ nên đeo chúng một lát rồi tháo ra, tránh đeo lâu dài khiến mồ hôi có dịp tương tác với kim loại gây nên dị ứng. Với đồ trang sức thì nên đeo bên ngoài áo, đồng hồ thì trước khi đeo nên dùng băng keo trong dán dính mặt kim loại để tránh tiếp xúc trực tiếp với da, còn quần jeans, nên chú ý để thay những nút quần đã bị gỉ sét.
Catmi là một kim loại nặng đứng thứ 7 trong 275 chất cực độc. Bình thường catmi màu xám, khi dùng mạ lên kim loại khác để chống gỉ thì trở nên sáng bóng, lấp lánh rất đẹp. Muốn biết nữ trang có chứa chất catmi hay không là rất khó, cần phải mang sản phẩm đến phòng thí nghiệm mới kiểm chứng được. Hiện nay, các trung tâm kiểm định vẫn thường xét nghiệm các loại sản phẩm chính ngạch, trong đó có cả đồ chơi.
Nhưng riêng đồ trang sức thì chưa có nơi nào kiểm nghiệm, nhất là những mặt hàng nhập đường tiểu ngạch thì... đành chịu! Những phụ kiện hay trang sức nếu có chứa catmi sẽ đặc biệt nguy hiểm vì chúng gây hại khi tiếp xúc với bề mặt da và nếu vô tình cho vào miệng ngậm thì chất độc sẽ dần thâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, tốt nhất chỉ nên mua những mặt hàng có tên tuổi và nhãn mác rõ ràng, ở những nơi có độ tin cậy cao để tránh tự làm nguy hại đến sức khỏe của chính mình.
Theo VNE
Dùng ánh sáng ngắt cơn đau Trong thí nghiệm được công bố mới đây trên tạp chí Nature Biotechnology, các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Stanford đã dùng nguồn ánh sáng để "bật" và "tắt" cảm giác đau ở chuột, mở ra triển vọng trị liệu mới giúp bệnh nhân giảm đau. Nhóm nghiên cứu khiến các tế bào thần kinh dưới da chuột phản ứng với ánh...