Đứng, ngồi “chuẩn” để tránh sẩy thai
Để hạn chế nguy cơ sẩy thai, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến tất cả mọi hoạt động của mình.
Sẩy thai xảy ra phổ biến nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đây là điều mà không mẹ bầu nào muốn, tuy nhiên nếu không cần thận trong mọi hoạt động hàng ngày thì nguy cơ sẩy thai là không thể không có.
Tư thế đi lại
Rất nhiều thai phụ có thói quen đứng ở tư thế cong lưng, hoặc ưỡn ngực khi đi lại. Làm như vậy là không đúng, bạn phải ngẩng đầu, duỗi thẳng cổ, cằm hơi gập vào phía ngực, sau lưng duỗi thẳng, khép chặt mông, giống như nâng bụng lên để đảm bảo toàn thân thăng bằng khi đi lại. Phải bước vững chắc từng bước một, đề phòng bị ngã.
Tư thế đứng
Để không bị mỏi, thai phụ nên đứng hai chân thẳng, hai bàn chân hơi mở, để trọng tâm rơi vào gần tâm bàn chân. Nếu phải đứng quá lâu thì cách vài phút phải đổi tư thế trước, sau của hai chân, để trọng tâm rơi vào cẳng chân trước, chân trước thẳng, làm như thế có thể giảm mức độ mệt mỏi.
Tư thế ngồi
Để tránh bị mỏi khi phải ngồi làm việc nhiều và lâu, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý:
- Chị em thường hay bắt chéo chân khi ngồi vì tư thế này khá duyên nhưng thói quen này góp phần làm hạn chế sự lưu thông máu, giãn tĩnh mạch. Đặc biệt, phù chân là hiện tượng hay gặp ở các bà bầu, tư thế này càng khiến máu dồn về phía chân gây to chân thêm. Ngoài ra, khi có bầu, chị em không nên gập gối vì sẽ khiến lưng dưới bị đặt nặng áp lực. Ngược lại, phụ nữ có thai nên phân đều lực lên cả hai chân, ngồi thẳng lưng.
- Phải ngồi sâu vào trong ghế, lưng tựa thẳng vào lưng ghế. Nếu ngồi ở mép ngoài ghế sẽ bị trượt, nếu ghế không ổn định còn có nguy cơ bị ngã.
- Khi ngồi ghế có lưng dựa, phải xếp khớp đầu gối cho đùi và cẳng chân vuông góc, đùi song song với mặt đất.
- Khi ngồi không được đặt ịch mông xuống ghế, trước tiên bạn nên đặt mông xuống phía ngoài rồi đẩy mông xuống vào phía trong.
- Khi làm việc văn phòng phải ngồi lâu, sau mỗi giờ nên di chuyển xung quanh nơi làm việc cho máu lưu thông đều, tránh trường hợp dẫn đến bệnh trĩ.
- Không ngồi nửa mông mỗi khi trên giường. Bởi theo các chuyên gia, tư thế ngồi này gây nhiều áp lực lên cột sống. Đó là lý do tại sao thai phụ thường cảm thấy đau nhói ở lưng khi ngồi lâu tư thế này.
- Không ngồi gập người về phía trước bởi tư thế ngồi này tạo áp lực lên bụng, không những khiến cho mẹ bầu thấy không thoải mái mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi. Trong giai đoạn thai nhi đang phát triển, ngồi gập có thể khiến lồng ngực của bạn để lại dấu tích vết vĩnh viễn trên cơ thể mềm mại của đứa bé.
Video đang HOT
Tư thế lên xuống cầu thang
Khi lên cầu thang, bạn không được khom lưng hoặc quá ưỡn ngực, ưỡn bụng, bạn nên duỗi thẳng lưng. Lúc xuống cầu thang, các bà bầu cần chú ý nhìn rõ các bậc cầu thang, bước lên, xuống chậm rãi và chắc chắn. Không nên chỉ bước bằng mũi chân, vì dễ gây nguy hiểm do ngã.
Thời gian cuối của thai kì, do bụng bà bầu nhô ra phía trước, che khuất tầm nhìn nên bạn có thể không thấy được bàn chân mình. Vì thế, bạn nên chú ý đặt bàn chân vững chắc rồi mới di chuyển thân thể. Nếu có tay vịn, nhất định bạn phải vịn vào tay vịn khi lên, xuống.
Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu có thể nằm ngửa để ngủ thoải mái. (ảnh minh họa)
Tư thế ngủ
Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu có thể nằm ngửa để ngủ thoải mái nhưng đến những tháng sau của thai kì đặc biệt tháng thứ 8,9, bà bầu nên nằm nghiêng về bên trái để dễ thoải mái hơn. Chị em cũng nên lưu ý mua cho mình một chiếc gối để ốm, tạo tư thế dễ dàng khi ngủ. Bà bầu cần ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày để tâm lý tỉnh táo trong sáng hôm sau.
Trong những tháng đầu của thai kì, người mẹ vẫn có thể ngủ thẳng và ngồi dậy rất nhanh sau khi tỉnh giấc. Tuy nhiên, khi thai bắt đầu lớn nên chọn tư thế ngủ nghiêng sẽ dễ chịu hơn, kẹp thêm chiếc gối nhỏ giữa hai đầu gối để trọng lượng cơ thể được chia đều. Lúc xuống giường, đưa hai chân xuống trước rồi chống tay để nâng người thẳng lên trước khi bước hẳn xuống đất.
Tư thế tắm rửa
Khi tắm rửa, các thai phụ dễ bị trượt ngã, rất nguy hiểm. Do đó, khi bước vào bồn tắm, tay phải của bạn phải bám chắc vào thành bồn. Bạn cũng nên kiểm tra xem nền buồng tắm và đáy bồn có trơn hay không. Nếu thấy nguy hiểm phải thay hoặc tìm cách sửa chữa ngay.
Tư thế cúi người
Động tác cúi người phải hết sức cẩn thận, khi cái thai bước sang tháng thứ 6 trở đi, cột sống người mẹ sẽ phải mang một trọng lượng lớn, gây ra những cơn đau lưng rất khó chịu. Vì thế tốt nhất là tránh cúi người, nếu phải cúi để nhặt vật gì đó nên khuỵ hai đầu gối thấp xuống trước, sau đó từ từ ngồi xuống và chỉ hơi cúi nhẹ về phía trước.
Tư thế “yêu”
Quan hệ tình dục khi mang thai không gây nguy hiểm tới thai nhi vì thai nhi được bảo vệ chắc chắn bởi các thành của tử cung cũng như của túi nước. Tuy nhiên vợ chồng bạn cần lựa chọn tư thế thích hợp để việc quan hệ được thực sự thoải mái và an toàn.
Với các mẹ bầu có tiền sử sảy thai, ra máu không rõ nguyên nhân, có dấu hiệu song thai hay nhiều hơn, có chẩn đoán là rau tiền đạo bán trung tâm…thì không nên quan hệ tình dục.
Theo VNE
Dùng gừng không đúng cách có thể nhiễm độc tố gây ung thư gan
Gừng vừa là gia vị vừa là thuốc. Nhưng nếu ăn gừng tươi bị dập sẽ nhiễm một loại độc tố mạnh gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.
Gừng vừa là gia vị vừa là thuốc. Ngoài việc tạo thêm hương vị cho một số món ăn, gừng có thể giúp ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh.
Chống viêm: Gừng còn có tác dụng chống viêm. Thực tế, nhiều loại thuốc chống viêm thường gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Trong khi đó, ăn gừng lại có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa loét hiệu quả.
Vì gừng chống viêm rất tốt, nên rất nhiều loại thuốc viêm khớp có chứa thân rễ gừng khô. Một nghiên cứu cho thấy phần lớn người tham gia dùng gừng để trị viêm khớp đã giảm đau và sưng rõ rệt.
Giảm đau đầu: Nhai một miếng gừng tươi khoảng 30 phút được cho giúp giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu.
Giảm cholesterol: Gừng có tác dụng giảm lượng cholesterol. Một nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân sử dụng gừng thường xuyên trong một thời gian có thể giảm rõ rệt nồng độ cholesterol.
Kiểm soát tiểu đường: Các chuyên gia y tế yêu cầu bệnh nhân tiểu đường uống trà gừng vào buổi sáng sớm vì nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Chống stress: Tinh dầu gừng giúp giải tỏa tinh thần, loại bỏ các trạng thái căng thẳng... chóng mặt, bồn chồn và lo lắng.
Chống say xe, ốm nghén: Ăn gừng tươi trước khi đi xe, máy bay... có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng say tàu xe.
Nghiên cứu đã chứng minh rằng rễ gừng và tinh dầu cũng có hiệu quả chống buồn nôn, say tàu xe và nôn mửa. Trong một số trường hợp còn có thể sử dụng để giảm tình trạng nôn mửa ở phụ nữ mang thai.
Gừng có thể giúp ngăn ngừa nhiều chứng bệnh.
Ngộ độc thực phẩm: Gừng có tính sát trùng nên có thể dùng trong điều trị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra còn có thể điều trị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn.
Trị rối loạn dạ dày: Củ gừng và tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.
Kiểm soát tim mạch: Nhiều bác sĩ đông y cho rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa bệnh và giúp tim mạch khỏe hơn, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do tim.
Rối loạn hô hấp: Do củ gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm, nó cũng có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở.
Kinh nguyệt: Gừng giúp hỗ trợ giảm đau, điều trị ra kinh nguyệt không đều.
Bệnh sốt rét: Củ gừng và tinh dầu gừng cũng có hiệu quả trong điều trị bệnh sốt rét và sốt vàng da.
Ung thư: Gừng còn được biết đến với công dụng chống ung thư. Do vậy bạn nên bổ sung gừng vào chế độ ăn hàng ngày của mình dưới dạng viên nang hay trà gừng hoặc sử dụng như một loại gia vị trong nấu nướng.
Lưu ý khi dùng gừng:
- Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).
- Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.
- Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.
- Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.
- Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.
- Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.
Gừng khó bảo quản, củ gừng làm thực phẩm thì thường thu hoạch non, nhưng nếu để làm thuốc thì phải thu hoạch củ gừng già (có xơ).
Theo VNE
4 cách hay bạn nên làm để tránh tăng cân trong những ngày lễ Làm sao để có những ngày nghỉ lễ vừa vui vẻ, khỏe mạnh lại không gây tăng cân mới là điều quan trọng. Nhiều người coi kì nghỉ lễ là thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi và ăn uống. Do đó, những cuộc hội họp, đoàn tụ với nhiều đồ ăn, thức uống là khó tránh khỏi. Kết quả là rất nhiều...