Đừng coi thường dấu hiệu trầm cảm của trẻ
Trầm cảm là vấn đề ngày càng phổ biến tại nước ta hiện nay, bao gồm cả người trưởng thành, trẻ vị thành niên và thậm chí là trẻ em cũng đều có nguy cơ mắc trầm cảm.
Đây được xem là một rối loạn tâm thần phổ biến, nhưng hậu quả của nó thì không hề nhẹ.
Sau 2 ngày nhận được kết quả tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai kết luận con gái học lớp 8 mắc rối loạn trầm cảm, anh Phạm Tiến Dũng ( Hà Nội) vẫn không thể tin về bệnh tình của con mình: “Đúng là thời gian gần đây gia đình tôi nhận thấy cháu ngày càng ít nói, mệt mỏi và xao nhãng việc học hơn. Thế nhưng chúng tôi cũng chỉ nghĩ rằng đó là một phần của tuổi dậy thì. Nghĩ lại thì thấy vợ chồng tôi thật đáng trách, vì quá mải mê công việc nên không quan tâm đến những dấu hiệu ban đầu của cháu”.
Một trường hợp khác cũng tại Viện Sức khỏe tâm thần, nam bệnh nhân P.V.H. (18 tuổi), được mẹ đưa vào viện vì luôn thể hiện tâm trạng buồn chán và muốn chết.
Thông tin từ gia đình, H. hiện đang sống cùng bố mẹ và anh trai. Tuy nhiên, gia đình em luôn nghiêm khắc, mong con đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
2 tháng nay, gia đình nhận thấy H. chán nản, không tập trung nghe giảng, giảm quan tâm thích thú, không đi chơi, về nhà thường xuyên ở trên phòng không ra ngoài, thường hay cáu kỉnh, khó chịu với mọi người xung quanh.
Không chỉ ngủ kém, H. chơi điện tử trên điện thoại, máy tính tới 2-3h sáng và không học bài, khi bị bố mẹ nhắc nhở H. không nghe lời như trước, ngược lại còn cáu gắt, vùng vằng, hoặc không chịu nói chuyện với bố mẹ…
Theo số liệu của một số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, hiện nay, tỷ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái chết là 6,3%, trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6% và trẻ cố gắng tự tử là 5,8%.
Video đang HOT
Lý giải về những con số đáng báo động nói trên, BS. Lê Công Thiện – Trưởng phòng Tâm thần trẻ em và Vị thành niên, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Tuổi học đường là lứa tuổi đang phát triển tâm sinh lý, vì vậy trẻ rất nhạy cảm với những tác động xung quanh. Trẻ em ở độ tuổi này có khả năng nhận thức được các tác nhân gây căng thẳng như xung đột gia đình, sự chỉ trích hoặc không đạt thành tích trong học tập… Trầm cảm ở tuổi học đường làm ảnh hưởng đến sự tăng cân và phát triển cơ thể, ảnh hưởng đến kết quả học tập ở trường và các mối quan hệ bạn bè hoặc gia đình. Tỷ lệ trẻ mắc trầm cảm có ý tưởng và hành vi tự sát cao hơn ở người lớn. Hay nói một cách khác, rối loạn trầm cảm chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hành vi tự sát ở trẻ em”.
Cũng theo BS. Thiện, trầm cảm ở lứa tuổi học đường có thể do nhiều nguyên nhân. Trong đó, phải chú ý đến việc trẻ bị áp lực từ cuộc sống, gia đình, xã hội. Bên cạnh đó là sự thay đổi tâm sinh lý, ám ảnh bởi những đau thương thời thơ ấu hoặc do lối sống không lành mạnh.
Mặt khác, di truyền cũng là yếu tố tăng nguy cơ trầm cảm ở trẻ. Một thông tin đáng lưu ý được chuyên gia y tế thông tin, khả năng di truyền ở trẻ nữ bị trầm cảm cao hơn ở trẻ nam. Điều đáng chú ý là những cặp bố mẹ bị trầm cảm thì có tỷ lệ con cái mắc trầm cảm tăng gấp 3 đến 4 lần so với những bố mẹ khỏe mạnh.
Chuyên gia y tế nhấn mạnh, các rối loạn trầm cảm ở trẻ tuổi học đường cũng giống ở người lớn, tuy nhiên có vài sự khác biệt về mặt cảm xúc, trẻ dễ bị kích thích, khả năng kiềm chế thấp nên dễ cáu giận, bùng nổ. Nhiều trẻ thể hiện qua triệu chứng cơ thể như ăn uống kém ngon miệng, mệt mỏi, mất ngủ gặp nhiều hơn ở thanh thiếu niên so với người lớn, không có khả năng thư giãn và nghỉ ngơi.
Khi thấy trẻ có các dấu hiệu trên, đặc biệt là khi trẻ thoáng có nói đến ý tưởng muốn chết, các bậc cha mẹ hoặc người thân của trẻ nên đưa trẻ đến khám để được tư vấn ở các bệnh viện chuyên khoa.
6 bài học quan trọng giúp con định hướng cuộc sống, cha mẹ nên sớm dạy trẻ
Định hướng cuộc sống giúp cho con có lý tưởng, sự tự tin và bản lĩnh vượt qua mọi khó khăn.
Vì vậy cha mẹ nên sớm dạy trẻ những bài học dưới đây.
Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, trẻ chỉ có thể thành công khi biết định hướng mục tiêu và nỗ lực hoàn thành. Việc cha mẹ quá bao bọc trẻ, lo cho con tất tật từ A-Z sẽ chỉ khiến trẻ sống không có định hướng, sống lệch lạc và buông thả mà thôi.
Dưới đây là 6 bài học cha mẹ nên sớm dạy trẻ để con có được định hướng cuộc sống của riêng mình.
1. Coi trọng bản thân
Một trong những bài học quan trọng nhất giúp con cái định hướng cuộc sống, đó là phụ huynh nên dạy bé coi trọng bản thân và cơ thể của mình. Trẻ cần phải hiểu rằng chúng xứng đáng để nhận được những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Vì thế, trước những khó khăn, thử thách, con đừng vội hạ thấp bản thân. Hãy tự tin mình có thể làm được.
Nhiều trẻ có thói quen so sánh mình với bạn bè đồng trang lứa. Cuộc đời của mỗi người đều không giống nhau và là một con người khác biệt. Việc so sánh chỉ khiến trẻ ngày càng tự ti, sống ích kỷ, đố kỵ và hẹp hòi với người khác. Con có thể lấy những tấm gương tốt để noi theo, nhưng tuyệt đối đừng đặt mình lên "bàn cân" so sánh với người khác nhé. Cha mẹ cũng vậy, chúng ta cũng nên hạn chế đem "con nhà người ta" ra dạy bảo con mình. Người lớn cứ ngỡ việc đem hình mẫu ra so sánh sẽ giúp trẻ học theo. Nhưng thực chất là điều này có tác dụng ngược. Con sẽ không tiến bộ lên đâu cha mẹ nhé!
2. Dạy con tự lập
Để trẻ phát triển toàn diện, dạy trẻ tự lập là một phần không thể thiếu. Điều này giúp cho trẻ trưởng thành hơn trong tương lai. Các chuyên gia khuyên rằng, tự lập giúp trẻ tự tin hơn, dám nghĩ dám làm. Nhờ đó cơ hội của cuộc sống cũng đến với trẻ nhiều hơn. Cha mẹ có thể khuyến khích sự tự lập của trẻ bằng cách cho con quyền quyết định, tự làm việc cá nhân, làm việc nhà, xây dựng và phát triển tính tự giác...
3. Thất bại là một phần cuộc sống
Cha mẹ luôn thương yêu con cái vô điều kiện và sẵn sàng che chở con để chúng không gặp thử thách, hay khó khăn thất bại. Tuy nhiên, phụ huynh không thể đi bên con cả đời được. Việc chúng ta quá bao bọc trẻ chỉ khiến chúng "lớn lên về thể xác mà thôi". Hãy để con cái tự hành động và chúng cần hiểu rằng thất bại cũng là 1 phần của cuộc sống. Thất bại không đáng sợ, cái đáng sợ là chúng ta cứ nằm mãi trong sự vấp ngã ấy mà không thể nào đứng lên.
4. Hãy ở bên những người khiến con cảm thấy vui vẻ
Khi con lớn điều đó đồng nghĩa với việc chúng ngày càng xa vời sự quan tâm chăm sóc và ảnh hưởng của cha mẹ. Lúc này, con có những mối quan hệ mới như bạn bè, người yêu, đối tác... Hãy khuyến khích trẻ mạnh dạn kết bạn, mở rộng các mối quan hệ. Việc của cha mẹ là dạy con phân biệt bạn tốt xấu, tránh xa những điều tiêu cực.
5. Luôn nói sự thật
Trung thực sẽ giúp cho các mối quan hệ của con đi xa hơn và cơ hội thành công của trẻ cũng lớn hơn. Việc dối trá sẽ khiến bản thân con mệt mỏi, thậm chí trẻ sẽ có thể mắc thêm sai lầm chỉ vì muốn lấp liếm sai trái ban đầu. Sống mà cứ phải giả dối chắc chắn con sẽ không hạnh phúc, không tự tin làm những điều trẻ muốn.
6. Cái gì cũng có giá của nó
Đây là một bài học mà phụ huynh nên giáo dục sớm cho con mình. Đừng để con quá kỳ vọng vào bất cứ điều gì. Bởi càng hy vọng thì thất vọng sẽ càng đau. Hãy dạy cho con biết 1 điều, đó là cái gì cũng có giá của nó. Và con phải học cách làm việc để đạt được điều bản thân mong muốn. Việc luôn sống với sự kỳ vọng vào người khác sẽ khiến trẻ trở nên phụ thuộc, mất "tiếng nói" cá nhân. Con sẽ cảm thấy mình không đủ năng lực để làm việc lớn và luôn mong ngóng người khác làm cho mình. Và với các bậc cha mẹ thì một điều khá dễ hiểu là chúng ta thường muốn giúp đỡ con cái của mình, đặc biệt là khi chúng gặp khó khăn. Tuy nhiên, điều bạn cần làm là dạy con mình tính tự lập. Đừng để con cái cho rằng chúng có thể coi bạn như "ông bụt" của chúng.
Nghiên cứu ĐH Harvard chỉ ra 5 thủ phạm khiến trẻ càng học càng sa sút Bỏ qua 5 điểm mấu chốt sau thì dù cha mẹ có cố gắng bao nhiêu cũng khó lòng khiến con mình trở nên thông minh, giỏi giang. Có một vấn đề khiến các bậc phụ huynh vô cùng thắc mắc khi nuôi dạy trẻ đó chính là việc những đứa trẻ khi còn nhỏ có biểu hiện rất thông minh, lanh lợi,...