Đừng bao giờ ăn những đồ ăn này nếu bụng đang ‘rỗng’
Có những loại đồ ăn bạn không bao giờ nên ăn khi đang đói bụng
1. Cà chua
Mặc dù cà chua giàu vitamin C và dinh dưỡng nhưng nên tránh tiệt cà chua khi bụng đang rỗng. Axit tanic có trong cà chua làm tăng độ axit trong dạ dày và có thể dẫn tới loét dạ dày. Vậy nên những người có vấn đề về thực quản và loét dạ dày nên tránh các loại quả họ cam quýt như cam, chanh, cà chua.
2. Đồ uống có ga
Nhiều người nghĩ rằng có thể uống đồ uống có ga mọi lúc mọi nơi, nhưng điều đó có đúng không? Nếu như bạn biết rằng uống đồ uống có ga khi dạ dày trống rỗng có thể khiến dạ dày trào ngược hoặc tệ hơn nữa? Uống quá nhiều đồ uống có ga làm gia tăng độ axit trong dạ dày và tiếp đó có thể trở thành nguyên nhân của ung thư thực quản. Nồng độ axit quá cao cũng có thể gây viêm loét và các biến chứng khác. Vậy nên, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi với tay lấy lon nước coca.
3. Bánh nướng hoặc bánh ngọt
Vào sáng sớm, mọi người thường tìm đến loại thức ăn dễ nấu và nấu nhanh nhất trước khi lao ra khỏi nhà để đi làm. Kể cả khi đang có một cái bụng rỗng sau khi tỉnh dậy hay vào tối muộn, người ta thường ăn một bữa qua loa bằng bánh ngọt hoặc hoa quả. Tuy nhiên, những thức ăn đó thực ra không tốt cho dạ dày của bạn, chúng chứa nhiều men bánh có thể kích thích lên đường tiêu hóa.
4. Đồ ăn cay
Video đang HOT
Ăn các món ăn cay khi không có gì trong bụng làm xung động trong bụng càng mãnh liệt, gây kích thích dẫn tới chứng rút bụng và các phản ứng tạo axit. Cay là một vị rất mạnh và gay gắt, và vì vậy nó có thể làm nảy sinh chứng khó tiêu. Tỏi, ớt cay và gừng là các món ăn cay tiêu biểu cần tránh.
5. Kẹo ngọt
Quá trình tiêu hóa đường rất ngắn. Khi đường đi vào trong dạ dày rỗng, cơ thể con người không thể sản sinh đủ isulin để giữ vững nồng độ đường bình thường trong máu. Đây là con đường dẫn tới các bệnh về mắt. Hơn nữa, đường cấu tạo từ một loạt axit có thể phá vỡ cân bằng của các axit ankan, những người có lượng đường trong máu cao và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nên tránh ăn kẹo.
6. Sữa chua
Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn axit lactic mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, axit lactic sẽ không có tác dụng trong môi trường có nồng độ axit cao, ví dụ như trong dạ dày trống rỗng, môi trường này làm chết vi khuẩn axit lactic có trong các sản phẩm sữa và tạo ra tính axit. Tốt nhất là ăn sữa chưa như là ăn vặt, trong vòng 1-2 tiếng trước bữa chính. Hơn nữa, nên tránh ăn sữa chua khi chưa có gì trong bụng.
7. Quả lê
Quả lê chứa chất xơ sống. Khi chúng ta ăn lê mà không có gì trong bụng, nó có thể làm tổn thương màng nhầy mỏng manh và gây đau dạ dày.
Huy Hoàng
Theo: buzznoble/vietQ
Cậu bé 13 tuổi mắc bệnh gout, nguyên nhân đến từ thức uống mà hầu hết đứa trẻ nào cũng ưa thích
Cậu bé 13 tuổi có dấu hiệu sưng, đau các khớp ngón chân. Tưởng chỉ là những cơn đau nhức bình thường, nhưng kết quả kiểm tra lại khiến cha mẹ giật mình vì được xác định là mắc bệnh gout, nguyên nhân đến từ thức uống mà đứa trẻ nào cũng rất ưa thích.
Nhiều người có suy nghĩ rằng, bệnh gout là bệnh của những người cao tuổi, nó không liên quan gì đến giới trẻ. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lầm. Bệnh gout cũng giống như các bệnh mãn tính khác, nhóm chính bị bệnh là đối tượng trung niên và người cao tuổi chứ không loại trừ chỉ riêng người trẻ tuổi. Mới đây, câu chuyện cậu bé người Trung Quốc chỉ mới 13 tuổi đã mắc bệnh gout là một lời cảnh báo sớm dành cho các bậc phụ huynh.
Tiểu Thiên năm nay 13 tuổi. Vài ngày trước, các khớp ngón chân của bàn chân phải Tiểu Thiên đột nhiên đau âm ỉ, rất khó chịu. Vì thường xuyên chơi thể thao, nên Tiểu Thiên nghĩ mình vô tình bị bong gân thôi. Gia đình cậu cũng không quan tâm nhiều đến vấn đề này.
Ba ngày sau, tình hình càng trở nên tệ hơn khi cơn đau nhức kéo dài, các khớp chân sưng tấy, da căng, đỏ lên. Gia đình thấy vậy mới vội vàng đưa Tiểu Thiên đi bệnh viện kiểm tra.
Tại khoa thấp khớp, bệnh viện trung y tỉnh Giang Tô, các bác sĩ đã xét nghiệm máu và thấy axit uric trong máu tăng cao đến 754 mol/L, gần gấp đôi so với người bình thường. Siêu âm khớp ngón chân có thể thấy khớp của bàn chân phải có sự hình thành của tinh thể, chẩn đoán là mắc bệnh gout.
Axit uric trong máu cao như vậy mà không được điều trị khiến bệnh gout càng ngày càng nặng hơn, mức độ đau cũng tăng lên dần. Hơn thế nữa, nó còn có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng hơn như hình thành các nốt gout to cứng, chức năng thận suy giảm...
Sau khi kiểm tra kỹ khả năng phơi nhiễm chì, tiền sử di truyền và các bệnh khác, bác sĩ nhận thấy Tiểu Thiên đặc biệt thích uống đồ uống có ga, rất ít uống nước lọc. Và đây chính là "thủ phạm" gây nên bệnh gout.
Sau khi được chữa trị bằng thuốc, các chế phẩm của bệnh viện, triệu chứng của Tiểu Thiên đã thuyên giảm sau 5 ngày. Tiếp tục thời gian sau, Tiểu Thiên sẽ được điều trị để giảm axit uric trong máu, kiểm soát axit uric hợp lý trong mức cho phép.
Bác sĩ cũng lưu ý về việc tiêu thụ đồ uống có ga quá nhiều và chế độ ăn uống không hợp lý ở trẻ. Chủ nhiệm Lục, khoa thấp khớp, bệnh viện trung y tỉnh Giang Tô cho biết: "Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh gout tăng lên hằng năm. Điều này có liên quan đến cuộc sống được nâng cao nhưng chế độ ăn uống lại không điều độ, hợp lý".
Chủ nhiệm Lục, khoa thấp khớp, bệnh viện trung y tỉnh Giang Tô.
Thực phẩm ngày càng phong phú, ngon miệng hơn, thường chứa nhiều chất purin. Một lượng lớn purin chuyển hóa, phân chia thành axit uric. Axit uric trong máu có thể bão hòa, tạo thành các tinh thể urate, lắng đọng trong khớp, thận và các cơ quan khác, gây ra bệnh gout, đau khớp, các bệnh về thận,...
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh là rất nhiều người hiểu lầm, họ sẽ không bị mắc bệnh gout nếu không uống rượu, không ăn nhiều các sản phẩm như thịt, hải sản. Giám đốc Lục cũng cho hay: "Bây giờ rất nhiều trẻ em thích các loại nước ngọt, đặc biệt như nước có ga. Những đứa trẻ đó hay cha mẹ chúng lại không biết rằng uống quá nhiều có thể gây ra bệnh gout".
Trong các loại đồ uống đó, lượng đường rất cao, lại có ga có thể gây tăng axit uric trong máu và dẫn đến các cơn đau gout, là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout ở thanh thiếu niên.
Mỗi người, đặc biệt là giới trẻ cần phải có những thói quen tốt trong ăn uống, hoạt động để đề phòng bệnh gout:
- Chế độ ăn uống hợp lý: ăn nhiều rau xanh, trái cây; hạn chế ăn đồ ăn nhiều calo, hải sản, cơ quan nội tạng động vật; ít uống bia rượu và đồ ngọt, đồ uống có ga.
- Uống nhiều nước lọc: nên uống 2 - 3 lít nước mỗi ngày, giúp tăng lượng nước tiểu, bài tiết axit uric tốt hơn.
- Tích cực tập thể dục thể thao: giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể, giảm tích tụ chất béo.
Source (Nguồn): Sohu/Helino
Những cách chế biến gạo nếp thành thuốc chữa bệnh Gạo nếp là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa protein, tinh bột, đường, vitamin nhóm B (có nhiều trong cám gạo) và chất vô cơ. Gạo nếp thường được dùng nấu xôi, chè, làm bánh (bánh khảo, bánh chưng, nếp, bánh gai, bánh nướng...). Đặc biệt, gạo nếp còn có tác dụng chữa bệnh mà ít người biết đến....