Dùng 2 nguyên liệu quen thuộc mà nấu được món canh nóng hổi cực lạ miệng, trời lạnh ăn thì không còn gì hợp hơn!
Một bát canh đậu phụ nấu trứng nóng hổi ngọt thơm mà cách chế biến siêu dễ thì sao bạn không thử làm ngay nhỉ?
Chuẩn bị nguyên liệu
1. Đậu phụ non 2/3 thanh
2. Trứng 3 quả
3. Ớt xanh 1 quả4. Hành 1 gốc
5. Nước dùng cá cơm tảo bẹ 400ml
6. Mắm tép 1 thìa cà phê
7. Gia vị: 2 tép tỏi băm, muối, bột tiêu
Đậu phụ là một trong những thực phẩm được nhiều người yêu thích, đặc biệt là những ai ăn chay hoặc thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân. Đậu phụ được bán trên thị trường có 2 loại là đậu phụ thường và đậu phụ non. Đậu phụ non có kết cấu mềm mịn hơn đậu phụ thường. Đậu phụ tuy là món ăn ngon nhưng thường khó bảo quản lâu. Vì vậy, khi mua đậu phụ về nên bảo quản ngay trong tủ lạnh. Nếu không sử dụng hết thì cho đậu phụ vào hộp nước và bảo quản trong tủ lạnh.
Cách nấu canh đậu phụ trứng
1
Sơ chế nguyên liệu
Đập trứng vào bát sau đó thêm chút muối vào trộn đều.
Đậu phụ non cắt khúc dài 2cm.
Ớt và gốc hành thái lát.
Video đang HOT
2
Nấu canh
Cho đậu phụ non vào nồi, thêm nước dùng cá cơm rồi đun sôi. Khi nước sôi thì thêm mắm tép và tỏi băm vào đun sôi.
Khi nước sôi thì đổ trứng vào từ từ, vừa đổ vừa khuấy đều. Đun cho trứng chín.
Thêm hành lá, ớt và bột tiêu vào rồi tắt bếp.
Thành phẩm:
Một bát canh đậu phụ nấu trứng nóng hổi ngọt thơm vừa ngon miệng, giàu dinh dưỡng lại nhẹ bụng. Món ăn thích hợp chế biến cho những bữa ăn sau Tết. Vì thế, bạn hãy bỏ túi ngay công thức món canh này nhé!
Để làm được canh đậu phụ nấu trứng thì bạn sẽ chi phí khoảng 25.000 đồng với thời gian chế biến khoảng 20 phút.
Mắm tép chua thơm ngon bất bại của Bến Tre
Mắm tép chua gần gũi và quen thuộc với người dân Bến Tre, trở thành món ăn đặc sản của miền Tây Nam Bộ.
Mắm tép trộn đu đủ đúng vị Bến Tre
Bến Tre quê tôi có truyền thống về mắm rất độc đáo. Đặc thù sông quê cho tôm tép rất nhiều, người dân bản xứ cứ chài lưới, đổ bung được tép nhiều ăn không hết thì để dành làm mắm. Dần dần, mắm tép bạc đất trở nên gần gũi và quen thuộc với người dân nơi đây như một món ăn đặc sản của Miền Tây Nam Bộ.
Dưới bến sông nhà tôi, mỗi ngày hai con nước ròng nước lớn là hai chuyến anh chị Năm giở lưới đáy, được nhiều tép.
Chị Năm với 5 kg tép lưới được mỗi ngày, trên môi luôn cười dù rất vất vả.
Tôi để dành tép để ủ mắm theo công thức gia truyền của mẹ chỉ dạy, từ từ món ăn trở thành linh hồn của những người con gốc Bến Tre khi đi xa quê nhà.
Tết đến là người người, nhà nhà thủ trong nhà ít nhất 1 hũ mắm tép để dành ăn Tết. Tôi xin chia sẻ với bạn đọc Báo Người Lao Động công thức và cách làm mắm tép bạc đất được màu đỏ tự nhiên, mặn mòi, thơm ngon đặc trưng nhất.
Nguyên liệu: 5 kg tép bạc đất, 4 lít nước mắm ngon, 3 chén giấm nuôi, 2 kg đường, tỏi, gừng, ớt xắt miếng mỏng.
Những con tép sống tươi của thiên nhiên ban tặng
Nước mắm ngon và đường được nấu chung hòa tan và để nguội.
Cho 3 chén giấm nuôi vào
Tép bạc đất bỏ đầu bỏ cả chỉ đen trên thân và rửa sạch với nước nhiều lần, sau đó để ráo nước rồi cho ớt, tỏi, gừng xắt miếng mỏng vào ướp trộn đều.
Cho giấm vào ướp trong 1 giờ để tép ngấm đều
Dùng tre sạch gạt phía trên, cho giấm, nước mắm vào ngập cả hũ
Cột miệng thật kín
Cứ mỗi ngày phơi nắng xong lại mang vào
Phơi nắng đúng 10 ngày thì tép đỏ
Tép được ủ sau 30 ngày, thịt ngọt mặn, thanh thao vừa miệng.
Mắm tép trộn với đu đủ là một sự kết hợp tuyệt vời
Thành phẩm mắm tép bạc đất được ăn với cơm nguội, cơm nóng, bún, cuộn bánh tráng...
Tết đến là người người, nhà nhà thủ trong nhà ít nhất 1 hũ mắm tép để dành ăn Tết.
Căn bếp nhỏ với những lọ mắm tôm chua gợi thương nhớ cho những người con Bến Tre xa nhà
10 món đặc sản Ninh Bình mua về làm quà ý nghĩa Ninh Bình được biết đến là một địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút nhiều du khách. Đến đây, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng những thắng cảnh tuyệt đẹp mà còn được thưởng thức những món đặc sản khiến nhiều người thích thú. Với những gợi ý dưới đây thì bạn hoàn toàn có thể mua những đặc sản Ninh Bình...