Đua nhau lột da mặt như da rắn, chị em cẩn thận chuốc lại những hậu quả khôn lường sau đây
Trước trào lưu chị em lột da mặt bong tróc như da rắn, chuyên gia cảnh báo tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho da và cho sức khỏe.
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội chị em đang ưa chuộng trào lưu lột da mặt bong tróc như da rắn. Loại mặt nạ này không chỉ giúp lột da mặt mà còn được quảng cáo loại bỏ độc tố cho da rất hiệu quả, giúp da sạch sâu, chống lão hóa. Khi đắp loại mặt nạ này lên da sẽ sùi lên các bọt khí và người bán cho rằng các độc tố trên da mặt đã được đào thải ra ngoài.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của BS. Phạm Cao Khiêm, Trưởng khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ, Bệnh viện Da liễu Trung ương, hàng ngày, khoa tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân chịu những hậu quả khác nhau của lột da mặt. Bệnh nhân đến trong tình trạng rất nặng và cần phải điều trị để bảo tồn và tái tạo lại lớp da hỏng.
Trường hợp của chị Nguyễn Thanh Nga (21 tuổi tại Sóc Sơn, Hà Nội) chỉ vì nghe theo lời quảng cáo sử dụng sản phẩm lột trắng mụn lốm đốm, sần sùi khắp mặt nên đa găp hoa. Chị Nga chia sẻ, lần đầu tiên chị lột da mặt nhân thây nước da trắng hơn hăn. Nhưng khi thực hiện 3 lần lột da mặt/tuần thi mặt chị Nga bắt đầu xuất hiện mụn li ti. Mụn mỗi ngày một dày nổi lên thành đám kèm theo mụn mủ. Chị Nga tới bệnh viện khám thì được bác sĩ chẩn đoán da nhiễm khuẩn, viêm nang lông cần điều trị ngay.
Trường hợp bệnh nhân gặp biến chứng do lột da mặt tạ nhà.
Sau 2 lân đăp loai lôt da măt nay, chị Nguyễn Kim Thoa (Kim Ngưu, Hà Nội) sử dụng sản phẩm đắp mặt nạ lột da mặt cung thây trăng lên. Tuy nhiên, một thời gian sau, mặt chị Kim Thoa xuất hiện những vết loang lổ, hậu quả của hiện tượng tế bào sắc tố bị ức chế đẩy ra ngoài.
“Việc lột da đê làm trắng chủ yếu làm có các thành phần làm ức chế tế bào nội tiết tố sản sinh ra hắc tố làm cho da trắng. Hoạt chất có trong sản phẩm sẽ làm bong tróc tế bào thượng bì (tế bào chết) trên da giúp làm da sáng hơn. Tuy nhiên, viêc bóc lột da như thế có hiệu quả hay không thì không thể trả lời được”, bác sĩ Khiêm nói.
Video đang HOT
Đắp mặt nạ đê lột trắng da mặt có thể gây ra biến chứng trứng cá đỏ, mỏng da, giãn mạch máu dưới da, mọc lông rậm do lạm dụng sử dụng corticoid. Nhiều chị em còn gặp phản ứng sau khi lột da mặt dẫn tới mặt sưng vù, mụn mọc dày xuất tiết.
Theo cảnh báo của chuyên gia, hiện nay, trên thi trường lưu hành một số sản phẩm lột da mặt không rõ nguồn gốc xuất xứ, có nhiều hóa chất độc hại cho sức khỏe. Các sản phẩm này khi dùng ở diện tích nhỏ không gây ra phản ứng với cơ thể nhưng nếu ở diện tích rộng 30% cơ thể có thể gây ra ngộ độc cho tim mạch, thần kinh, hạ huyết áp, chóng mặt… nguy hiểm tới tính mạng.
Lột da mặt như thế nào để an toàn?
Hiện nay, mọi người thường nghĩ lột da mặt chỉ cần bôi sản phẩm kem lên mặt la hoàn toàn sai lầm. Việc lột da mặt cần phải phụ thuộc vào cấp độ lột da nông, vừa, sâu và nồng độ axit và thời gian tồn tại của axit trên da của từng cá thể. Lột da mặt là một quy trình bài bản và cần phải có sự tư vấn của chuyên gia da liễu.
Bác sĩ BS. Lê Anh Tuấn, Khoa Da liễu, Bệnh viện Quân đội 108 cho hay cần phải hiểu rõ bản chất khi lột da mặt sau lột, lớp da phía trên thường đen hơn, bong đi sẽ lộ lớp da mới, non hơn trắng hơn… Lớp da này sau đó cũng sẽ tạo hạt sắc tố, chống tại tia cực tím và da sẽ lại tiếp tục sạm đi. Do vậy sau lột da, cần phải chăm sóc dưỡng ẩm, chống nắng tốt mới giữ được hiệu quả.
Bác sĩ Tuấn khuyến cáo: “Không phải ai cũng có thể lột được ra mặt, chỉ có trường hợp da lão hóa, có sắc tố tàn nhang, trứng cá, sẹo lỗ do trứng cá.. mới được chỉ định phương pháp lột da mặt, không nên tùy tiện sử dụng lột da mặt vì nếu lột da mặt không đúng quy trình và không theo chỉ định dễ đối mặt nguy cơ nhiễm khuẩn, virus herpes, viêm nang lông, viêm da tiếp xúc”.
Ngọc Minh
Theo emdep.vn
Ngoài liếm môi thì đây cũng là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng môi khô nứt nẻ
Đôi môi khô nứt, bong tróc không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến bạn cảm thấy khó chịu, đau rát, đặc biệt là trong mùa hè. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng này để biết cách phòng tránh kịp thời bạn nhé!
Cơ thể mất nước
Nếu cơ thể rơi vào tình trạng mất nước, hoặc bạn chưa uống đủ lượng nước cần thiết trong ngày thì đôi môi sẽ dễ bị khô hơn. Do cơ thể không được bổ sung đủ nước để vận chuyển tới các cơ quan, trong đó có làn da và môi. Vậy nên, hãy cố gắng uống đủ từ 2 - 2,5 lít nước trong ngày để hạn chế tình trạng khô môi xảy ra.
Tiếp xúc với tia UV thường xuyên
Tia UV (tia cực tím) có trong ánh nắng mặt trời nên khi ra ngoài nắng mà bạn quên không đeo khẩu trang thì nguy cơ cao sẽ trở về nhà với đôi môi nứt nẻ. Tuy nhiên, chỉ cần nhớ thoa son dưỡng môi trước khi ra ngoài trời nắng, đồng thời đeo khẩu trang che kín môi sẽ giúp bảo vệ đôi môi khỏi ánh nắng mặt trời.
Lạm dụng mỹ phẩm
Trong một số sản phẩm làm đẹp có thể chứa nhiều thành phần không tốt cho đôi môi, thậm chí kem đánh răng cũng có thể là thủ phạm gây khô môi. Do đó, bạn nên thận trọng khi tìm mua mỹ phẩm để bảo vệ đôi môi của mình bất kể mọi lúc.
Không cung cấp đủ vitamin cho cơ thể
Tình trạng khô môi còn có thể là do sự thiếu hụt vitamin B trong cơ thể. Bên cạnh đó, nếu cơ thể có quá nhiều vitamin A cũng có thể làm tăng cao nguy cơ môi khô nứt nẻ.
Tác dụng phụ với một số loại thuốc
Một số loại thuốc trị bệnh bạn sử dụng cũng có thể là nguyên nhân khiến môi khô nứt nẻ. Bên cạnh đó, có thể là do một số bệnh về dị ứng, zona thần kinh... gây ra làm môi của bạn bị khô tróc, xấu xí.
Theo Helino
Hậu quả của việc thiếu hụt vitamin A khiến bạn không thể làm ngơ Nếu không muốn mắc phải những căn bệnh nghiêm trọng dưới đây thì hãy bổ sung ngay vitamin A vào cơ thể. Các vấn đề về da Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo các tế bào da và kháng viêm. Do đó, sự thiếu hụt chất dinh dưỡng này có thể khiến bạn gặp phải những vấn đề...