Đua nhau làm ‘tai Phật’ mong đổi vận số, nhiều chị em ôm hận
Mong muốn sở hữu đôi tai dày dặn, dáng đẹp, nhiều người bất chấp nguy hiểm đến tiêm filler tại các spa không đảm bảo và bị những biến chứng nguy hiểm.
Sáng 19/1, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Quang – Phó Trưởng khoa Phẫu thuật, Tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, thời gian qua, bệnh viện tiếp nhận rất nhiều trường hợp gặp biến chứng nặng do chạy đua theo “mốt” làm dáng “tai Phật”.
Người làm “tai Phật” sẽ được tạo hình dái tai bằng tiêm filler (chất làm đầy). Bằng phương pháp này, bệnh nhân sẽ sở hữu đôi tai đẹp, hợp phong thuỷ và thu hút nhiều tài lộc.
Không chỉ có nữ giới mà rất nhiều nam giới hiện nay cũng chọn tiêm filler, làm đầy dái tay với mong muốn thu hút tài vượng, thăng tiến trong công việc.
Tuy nhiên, cuộc đua trên tiềm ẩn nhiều mối nguy và biến chứng nguy hiểm.
Video đang HOT
(Ảnh minh hoạ).
Đơn cử là trường hợp của nữ bệnh nhân 35 tuổi, ở Hà Nội vừa qua tới viện trong tình trạng vùng tai tấy đỏ, sưng vù, biến dạng. Bệnh nhân kể, chị làm công việc kinh doanh, nhưng do dái tai nhỏ, mỏng và hơi cụp nên muốn sửa để mong muốn được “đổi vận may mắn”.
Sau khi tìm hiểu bệnh nhân quyết định đến một cơ sở spa trên địa bàn tiêm với mức giá rẻ hơn nhiều so với giá bệnh viện. Theo lời tư vấn của nhân viên spa này, bệnh nhân chỉ cần 10 – 15 phút tiêm filler, “không đau, không ra máu, không biến chứng” là có được một đôi tai như ý sau 7 ngày.
Sau tiêm một ngày, bệnh nhân lâm vào tình trạng lo lắng, hoảng loạn do tai đau, ửng đỏ, sưng tấy và biến dạng. Lúc này, bệnh nhân mới tới Bệnh viện Da liễu Trung ương nhờ sự trợ giúp.
Theo bác sĩ Quang, may là bệnh nhân tới viện cấp cứu sớm, nên vùng tai đang bị viêm nhiễm chưa bị hoại tử và phải cắt lọc. “Bệnh nhân đang được điều trị và theo dõi ngoại trú. Tuy nhiên, tổn thương sẽ để lại cho tai bệnh nhân nhiều vùng da bị lồi, lõm ảnh hưởng rất nhiều tới thẩm mỹ”, bác sĩ Quang nói.
Bác sĩ Quang cho biết, chất làm đầy được sử dụng để đưa vào cơ thể với vai trò làm tăng thể tích mô, bù vào những vị trí liên quan đến sự thiếu hụt của tổ chức mô ở trong da cũng như cơ thể. Trong y khoa, các bác sĩ sử dụng chất làm đầy như một chất có vai trò làm tăng thể tích mô và tăng độ giữ nước cho cơ thể.
Tuy hiện nay trên thị trường có khoảng hơn 50 hãng sản filler, nhưng chỉ có 20 hãng được cấp phép, còn lại thì có thể là hàng xách tay, không rõ nguồn gốc xuất xứ, khó kiểm soát được các sản phẩm.
Do vậy, những filler sử dụng tại một số spa hay các cơ sở làm đẹp có tiêm filler với rất nhiều mức giá khác nhau. Có nơi sử dụng 1 ml filler với mức giá 12-15 thậm chí 17 triệu. Nhưng có những cơ sở tuyên bố 1ml filler chỉ có giá 1-2 triệu đồng. Và hầu hết những ca biến chứng hiện nay là do sử dụng filler của Trung Quốc và Hàn quốc giá rẻ.
Trước thực trạng hiện nay, bác sĩ Quang khuyến cáo người dân không chỉ tạo hình dái tai mà với bất cứ thủ thuật nào sử dụng tiêm filler vào cơ thể, người làm đẹp cần lựa chọn cơ sở uy tín, bác sĩ được đào tạo, hướng dẫn theo các tiêu chuẩn của hãng (filler), để thực hiện, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Việc tiêm filler không đủ tiêu chuẩn, kỹ thuật dễ ảnh hưởng đến sức khoẻ bệnh nhân, nhẹ có thể bị sưng tấy, ửng đỏ, sưng nề tạo phản ứng viêm tại chỗ, nặng hơn là áp xe, chèn ép mạch máu, thiểu dưỡng vị trí tiêm gây hoại tử vùng mô, mù mắt, thậm chí có thể tử vong.
Nhiễm độc thạch tín gây ung thư da từ mỹ phẩm không rõ nguồn gốc
Nhiều bệnh nhân bị ung thư tế bào gai do nhiễm độc thạch tín nhưng không hay biết. Nguyên nhân theo các bác sĩ có thể do độc tố tích tụ nhiều năm từ nguồn nước, thuốc điều trị hoặc mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.
Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết thời gian qua, tại đây tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân bị ung thư tế bào gai do nhiễm độc Arsenic (còn gọi là thạch tín).
Bác sĩ Nguyễn Hữu Quang, Khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết tại đây đang điều trị cho một bệnh nhân nam, ở Hà Nội có dấu hiệu nhiễm độc thạch tín mạn tính với dấu hiệu khởi phát là các điểm dày sừng lòng bàn tay bàn chân, kích thước nhỏ từ một hoặc vài mm, sờ vào lòng bàn tay bàn chân thấy sần sùi, thô ráp...
Theo bác sĩ Quang, qua khai thác tiền sử trường hợp bệnh nhân này cũng cho thấy, bệnh nhân có sử dụng thuốc đông y từ cách đây 20 năm để chữa bệnh hen phế quản. Với các trường hợp ngộ độc thạch tín, nếu không điều trị kịp thời thì rất dễ tiến triển thành ung thư.
Đặc điểm đáng chú ý của nhiễm độc thạch tín mạn tính là tích tụ ở răng, móng, tóc, da nhiều năm mà người dân không hề hay biết. Biểu hiện thường gặp của nhiễm độc thạch tín trên cơ thể là biểu hiện dày sừng từng điểm lòng bàn tay bàn chân, tình trạng "hạt mưa trên cát" được mô tả là những chấm giảm sắc tố nhỏ trên nền tăng sắc tố (hay gặp ở vùng lưng) và tổn thương ung thư tế bào gai. "Thạch tín là một kim loại rất độc, kim loại này cũng được dùng để điều trị bệnh, tuy nhiên chỉ dùng với một liều lượng nhỏ"- bác sĩ Quang nói.
Hình ảnh dày sừng từng điểm lòng bàn tay (ảnh trái) và "hạt mưa trên cát" - Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Bác sĩ Hoàng Văn Tâm, Khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết thêm để điều trị nhiễm độc thạch tín, bệnh nhân sẽ được đánh giá rất kĩ toàn bộ các tổn thương nghi ngờ ung thư bằng thiết bị soi da hoặc sinh thiết. Từ đó, bác sĩ chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp như: Dùng thuốc, quang động học hoặc phẫu thuật.
Theo các bác sĩ, thạch tín có tác dụng làm trắng nên có thể xuất hiện trong các sản phẩm mỹ phẩm làm trắng da. Ngoài ra, nó có thể là thành phần trong các sản phẩm trang điểm mắt như phấn mắt, bút kẻ lông mày hoặc son môi.... Vì thế khi lựa chọn các sản phẩm làm đẹp, hãy chú ý kỹ tới nguồn gốc và nơi sản xuất. Nếu có các dấu hiệu nốt sần nhỏ trên da, sờ thô ráp... người dân nên đến các cơ sở chuyên khoa da liễu khám, chẩn đoán và điều trị sớm nhất để tránh tiến triển thành khối ung thư da.
Ngoài ra, nếu mắc các bệnh lý mạn tính như: Vảy nến, hen phế quản... người dân tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc vì có thể trong thuốc đó có thạch tín.
Cẩn trọng khi làm đẹp đón Tết Gần Tết, nhu cầu làm đẹp của cả nam và nữ giới đều tăng cao, đặc biệt là phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng, rất nhiều nguy cơ có thể xảy ra, gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khoẻ. Ảnh minh họa. GS.TS Trần Thiết Sơn- nguyên Trưởng khoa phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Xanh Pôn cho...