Dù tâm huyết, bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy vẫn ‘rời công sang tư’
Chỉ trong 8 tháng đầu năm 2022, có tới 77 nhân viên y tế của Bệnh viện Chợ Rẫy nghỉ việc, bằng số lượng của cả năm 2021, phần lớn đều chuyển sang y tế tư nhân.
Chiều 25/8, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và làm việc tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM). Đây là bệnh viện hạng đặc biệt thuộc Bộ Y tế tại phía Nam.
Theo TS BS Nguyễn Tri Thức, chỉ trong 8 tháng đầu năm 2022, có 77 nhân viên y tế của bệnh viện nghỉ việc, bằng số lượng của cả năm 2021.
TS.BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy.
Ông Thức cho hay, tỷ lệ nhân viên y tế nghỉ việc dù tăng nhưng chưa xem là bất thường vì vẫn dưới 2%. Theo khảo sát của bệnh viện, lý do nhân viên nghỉ việc cụ thể: 4,6% chuyển công tác, 5,7% xuất cảnh, 87,4% giải quyết việc gia đình…
“Phần lớn anh em đều chuyển sang bệnh viện tư nhân, kể cả lý do giải quyết chuyện gia đình cũng là chuyển sang tư nhân nhưng anh em ngại nói”, TS Thức nói.
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, trong năm 2020, có 58 người nghỉ; năm 2021 có 48 người nghỉ.
Chia sẻ tại buổi làm việc, Đại diện Công đoàn Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, tất cả y bác sĩ đều muốn gắn bó với nghề, được làm việc trong điều kiện tốt, phát triển được, phục vụ chăm sóc sức khỏe bà con.
Trong đó, vấn đề trang bị thiết bị tốt sẽ tăng chất lượng điều trị, phục vụ người bệnh. Máy móc cũng là điều trăn trở của nhiều bác sĩ vì vướng mắc rất nhiều. Theo đại diện Công đoàn, cuối năm, các khoa đều báo cáo nhu cầu trang bị máy móc nhưng chỉ giải quyết những trường hợp có tính khẩn cấp. Khoảng 80% nhu cầu máy móc của các khoa chưa được giải quyết.
Video đang HOT
TS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, cho biết, hiện nay, rất nhiều tỉnh thành thiếu thuốc men, thiết bị. Bệnh nhân nặng đều chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy. ” Hiện nay, gần như những gì khó khăn nhất thì chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy gánh chịu”, TS Hùng nói.
Ông dẫn chứng, những năm trước đây, cả năm bệnh viện chỉ có khoảng 300 ca sốt xuất huyết. Nhưng 8 tháng năm 2022, đã có hơn 450 ca và nhiều ca rất nặng, nguy kịch, sốc, nặng. Bác sĩ Hùng cho biết, có trường hợp tuyến dưới đáng lý giải quyết được nhưng thiếu thuốc men vật tư nên dồn lên. Đây có lẽ là tình trạng của tất cả các khoa, không riêng Bệnh Nhiệt đới.
Về COVID-19, Bệnh viện Chợ Rẫy đang điều trị 41 ca, có 60% từ tuyến tỉnh chuyển lên với bệnh nền rất nặng. Ông thống kê, những ca nặng là bệnh nhân trên 70 tuổi, 100% có bệnh nền, 60% tiêm không đủ liều, 25% chưa tiêm mũi vaccine COVID-19 nào.
“Ngày nào cũng có điện thoại các tỉnh lân cận điện muốn chuyển bệnh lên Chợ Rẫy. Chúng tôi chỉ biết cố gắng hết sức”, TS Hùng chia sẻ.
TS Hùng cũng bày tỏ, hơn 30 năm công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy, ông và đồng nghiệp đều mong muốn gắn bó. Nhưng gần đây, đôi khi cuộc sống phải thay đổi, áp lực nặng, không phải chỉ lương mà môi trường làm việc, mức độ hài lòng với bệnh viện.
“Dù Ban giám đốc đang làm mọi thứ có thể để nhân viên ở lại, nhưng còn có chính sách chung, tâm lý. Nếu dịch COVID-19 quay lại, không biết có đủ anh em không”, TS Hùng lo lắng.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tại buổi làm việc.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chia sẻ những tâm tư của nhân viên y tế Bệnh viện Chợ Rẫy và khẳng định, sẽ cố gắng tháo gỡ hết sức, mong các y bác sĩ ở lại với bệnh viện và chăm lo cho người bệnh. “Đây là tài sản vô cùng quý báu, không thể vì bất cứ lý do gì mà ảnh hưởng đến thương hiệu này”, bà Lan nói.
Theo Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, quan trọng nhất có lẽ không phải là lương, mà là môi trường làm việc và cơ hội phát triển với nhân viên y tế. Do đó, bà yêu cầu Ban Giám đốc bệnh viện quan tâm thêm đến vấn đề này.
Ở phía Nam, Bệnh viện Chợ Rẫy là đơn vị trực thuộc Bộ Y tế đầu tiên mà bà Đào Hồng Lan thăm và làm việc.
Vì sao 'dao mổ rạch 3 lần mới qua da' vào được bệnh viện?
Câu chuyện mua thiết bị giá rẻ nhưng kéo theo hệ lụy chất lượng tồi, dao mổ rạch 3 lần mới qua da mà giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy Nguyễn Tri Thức kể trong hội nghị trực tuyến ngày 21-8 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì đang rất được chú ý.
Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy Nguyễn Tri Thức, người đã gặp câu chuyện "dao mổ rẻ rạch 3 lần mới qua da" - Ảnh: DUYÊN PHAN
Có những ý kiến cho rằng "các lương y đang làm quá", "đang mặc cả với chính sách"..., nhưng thực tế đúng là chính sách đang rất vướng khiến bệnh viện khó mua được hàng tốt.
Giá rẻ, hàng tồi
Tại hội nghị liên bộ, trong đó có sự tham gia của Bộ Tài chính được tổ chức gần đây, ông Đào Xuân Cơ, giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, đã đưa ra một ví dụ về việc kiểm soát chặt về giá nhưng quy định phân nhóm thiết bị không phù hợp, dẫn đến chất lượng thiết bị ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Cụ thể theo thông tư 14 hiện hành phân nhóm vật tư y tế, thiết bị, trong đó nhiều vật tư của các nước châu Âu, Mỹ được xếp chung nhóm với Ấn Độ, Trung Quốc..., bệnh viện dễ rơi vào "bẫy" mua phải vật tư không đáp ứng yêu cầu, chọn vật tư (phải loại rẻ nhất tham gia dự thầu) không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
Trong đó, Bệnh viện Bạch Mai và nhiều bệnh viện khác đã mua sonde hút dịch phế quản cho bệnh nhân hồi sức hô hấp, thở máy loại 160.000 đồng (do Trung Quốc sản xuất), trong khi loại tốt hơn giá 220.000 đồng không được chọn.
Mặc dù khi chấm thầu, cả 2 loại sonde này đều đạt các chỉ số kỹ thuật, tiêu chí của chủ đầu tư đặt ra. Nhưng khi sử dụng thì bác sĩ nhận thấy loại trúng thầu có ống hút rất cứng, hút dịch phế quản khó khăn, có thể gây tổn thương niêm mạc hô hấp của bệnh nhân, gây chảy máu.
Không chỉ loại thiết bị giá rẻ như sonde hút dịch này, các thiết bị đắt tiền cũng gặp nguy cơ tương tự. Gần đây một bệnh viện công lớn muốn mua máy chụp cộng hưởng từ, nếu xét cấu hình và giá để chọn thì các hàng giá rẻ sẽ trúng, nhưng bằng kinh nghiệm lâu năm, các bác sĩ nhận thấy hàng giá rẻ sẽ cho chất lượng hình kém, độ bền kém, không hiệu quả, vì thế không dám mua thiết bị.
Chính vì quy định xếp nhóm như thế, các mặt hàng giá rẻ đã vào được bệnh viện và chất lượng thì như các bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Đào Xuân Cơ đã nói. Đây là một thực tế có thật.
Không sửa chính sách sớm, bệnh viện sẽ gặp khó
Tại hội nghị trực tuyến tổ chức ngày 21-8 kể trên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chia sẻ: khắc phục tình trạng thiếu vật tư y tế, thiếu thuốc và thiết bị thì phải sửa nghị định 98, thông tư 14 và 15, nếu không bệnh viện không bao giờ đủ trang thiết bị phục vụ người dân.
Trong đó, nghị định 98 yêu cầu mua sắm thiết bị phải có đủ 3 báo giá của 3 nhà cung cấp hoặc giá niêm yết trên cổng công khai giá vật tư và thiết bị y tế.
Gần đây có thời điểm Bệnh viện Tai mũi họng trung ương không mua được gel phục vụ cho bệnh nhân siêu âm, do mặt hàng này không thấy niêm yết trên cổng công khai giá!
Nhưng giá niêm yết trên cổng lại là giá do nhà cung cấp tự niêm yết, không đảm bảo tính chính xác. Trong vụ dịch COVID-19, đã có loại máy thở niêm yết giá 900 triệu đồng/máy, nhưng thực tế bán 450 triệu đồng. Quy định để kiểm soát giá, nhưng thực tế kiểm soát không được, bệnh viện lại gặp khó.
Trong nhiều năm qua, vì tập trung vào kiểm soát giá trong mua sắm thuốc, vật tư y tế, vấn đề làm sao để giá và chất lượng cùng đồng hành hình như đã bị bỏ quên. Như ông Nguyễn Tri Thức đề xuất, bệnh viện mong muốn mua loại sản phẩm tốt giá hợp lý, không mua loại rẻ nhất mà chất lượng lại tồi.
Những động thái vừa qua cho thấy Bộ Y tế, các ngành chức năng đã nhận ra vướng mắc này và đã hướng đến sửa đổi nghị định 98, thông tư 14 và 15. Làm sao để sửa thật nhanh vì quyền lợi của người bệnh, điều đó quan trọng không kém việc đảm bảo kiểm soát giá, "mua đúng giá, giá hợp lý" của mặt hàng đó, không phải là chọn loại rẻ nhất nhưng chất lượng tồi.
Bệnh viện Bạch Mai xin dừng thí điểm tự chủ toàn diện Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai xin dừng tự chủ toàn diện sau hai năm thí điểm, chỉ thực hiện tự chủ tài chính nhóm hai về chi thường xuyên. Trong buổi làm việc với Quyền Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan sáng 18/8, ông Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đề xuất : "Dừng thí điểm tự chủ...