Du học sinh Việt Nam thi hùng biện ‘Nhật Bản – Covid và tôi’
Cuộc thi dành cho du học sinh Việt Nam yêu thích văn hóa Nhật Bản, mong muốn thổ lộ tâm tư, chia sẻ trải nghiệm của bản thân tại đất nước Mặt trời mọc và muốn tự thử thách với những điều mới lạ.
Được tổ chức dưới hình thức cuộc thi hùng biện Tiếng Nhật, VYSA Speech Contest mong muốn tạo ra một sân chơi để các du học sinh Việt Nam có thể cất lên tiếng nói, suy ngẫm về trải nghiệm của bản thân tại Nhật Bản, từ đó góp phần trở thành cầu nối văn hóa, con người Nhật-Việt.
Cuộc thii hùng biện ‘Nhật Bản – Covid và tôi’ sẽ có các giải thưởng hấp dẫn cho du học sinh. (Nguồn: VYSA)
Đồng thời, đây cũng là một cơ hội cho các bạn thử thách khả năng Tiếng Nhật của chính mình để giành phần thưởng hấp dẫn từ Ban Tổ chức.
VYSA cho biết, đối tượng dự thi là du học sinh, nghiên cứu sinh tại các trường tiếng, trường dự bị, đại học trên toàn Nhật Bản. Thời gian nhận bài dự thi từ ngày 9- 8/5. Sau đó, Giám khảo chọn ra top 15 vào ngày 6/6 và bình chọn online để tìm ra top 8 từ ngày 7-12/6.
Video đang HOT
Vòng Chung kết chọn giải Nhất, Nhì, Ba sẽ diễn ra vào ngày 20/6.
Về chủ đề cuộc thi, Ban Tổ chức cho biết có 5 đề bài lựa chọn: Nhật Bản đã thay đổi cuộc sống của tôi như thế nào; Covid, thách thức và trưởng thành; Người bạn người Nhật đầu tiên của tôi; Covid đã thay đổi hình ảnh Nhật Bản trong tôi như thế nào; Cú shock văn hóa để lại ấn tượng mạnh nhất.
Bài dự thi gồm: 1 video bài thuyết trình quay chính diện (không chỉnh sửa, cắt ghép, hiệu ứng hình ảnh âm thanh) dài 3 phút về 1 trong 5 chủ đề ở trên và bản thảo của bài hùng biện.
Du học sinh về nước phải "ngủ ngày, cày đêm" để học online
Ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, không ít du học sinh phải quay trở lại về nước và tham gia học online. Theo các du học sinh, việc học trực tuyến khá thiệt thòi và vất vả, nhất là việc trái ngược về múi giờ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ.
Nguyễn Trọng Định - sinh viên năm 3, Đại học Dayton (Mỹ) cho rằng trái múi giờ là khó khăn lớn nhất với du học sinh khi học online. Ảnh: NVCC
Chật vật học online
Để liên hệ được với các bạn du học sinh vào thời điểm ban ngày quả là một khó khăn bởi hầu như, ai cũng tranh thủ nghỉ ngơi sau khi phải thức đêm học bài. "Ngủ ngày, cày đêm" là câu nói vui vẻ các bạn vẫn hay dùng để nói về việc học tập của mình.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên khắp thế giới, du học sinh Việt Nam đang học tập tại nhiều nước đã phải về nước và chuyển sang học online 100%. Vừa mới trở về Việt Nam được 2 tháng, Nguyễn Trọng Định - sinh viên năm 3, Đại học Dayton (bang Ohio, Mỹ) cho biết khá vất vả để có thể bắt nhịp lại với sự thay đổi của múi giờ.
"Hiện tại, các lớp học của em đều học dưới hình thức trực tuyến. Việc học online khó khăn bởi trái múi giờ, các lớp diễn ra quá trễ nhưng bù lại, mình có nhiều thời gian vào ban ngày để hoàn thành bài tập", Định cho hay.
Theo Định, mặc dù giảng viên giảng dạy tốt, nhưng cũng rất khó tập trung vì buồn ngủ và bị phân tâm bởi môi trường xung quanh.
Còn Nguyễn Thị Hạnh Nguyên - sinh viên năm 2, Đại học Union College (New York, Mỹ) trở về Việt Nam từ cuối tháng 3.2020 nhưng đến thời điểm này, việc trái múi giờ vẫn ảnh hưởng rất lớn.
Nữ sinh kể, các lớp học theo tiến độ qua online format, bài học được đăng trên trang Nexus, lên lớp bằng Zoom. Việc học khá bất lợi khi Việt Nam cách New York 11 giờ nên lên lớp không theo đồng hồ sinh học, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và sức khỏe. Tuy nhiên, việc học online cũng có thuận lợi hơn khi có thể linh hoạt trong việc lên lớp.
"Giảng viên rất nỗ lực trong việc giúp học viên thích nghi với hoàn cảnh và theo dõi tình hình cá nhân. Thực tế, trong các lớp học online vẫn có tình trạng vừa ăn, ngủ vừa học do lớp học trái múi giờ nên rất mệt" - Nguyên cho hay.
Cần sự nỗ lực rất lớn của người học
Đã 1 năm về Việt Nam nhưng Bùi Nhật Minh - sinh viên năm 4, Đại học Stenden, (Hà Lan) vẫn chưa thể quay trở lại trường để tiếp tục học tập bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19. Vì là sinh viên năm cuối nên Minh không phải tham gia các lớp học online mà chỉ thực hiện bài luận tốt nghiệp. Minh phải trao đổi với thầy hướng dẫn qua internet.
"Mặc dù, thầy hướng dẫn nhiệt tình nhưng việc trao đổi qua internet phần nào còn hạn chế hơn so với làm việc trực tiếp. Đôi khi, gửi bài qua gmail, thầy hướng dẫn sẽ trả lời chậm hơn. Ngoài ra, Việt Nam trái múi giờ với các nước cũng gây bất tiện cho thầy và trò. Chính vì thế, muốn hoàn thành tốt việc học, bản thân mỗi du học sinh sẽ phải rất lớn", Nhật Minh chia sẻ.
Cùng quan điểm, Nguyễn Thanh Bảo Phúc - sinh viên năm 2, Đại học Michigan State (Mỹ) về Việt Nam được 1 năm, sau đó học online tới bây giờ: "Việc học qua internet ban đầu hơi lạ lẫm nhưng em cũng làm quen dần, tuy nhiên kéo dài 1 thời gian thì động lực học giảm đi nhiều. Em chọn được những lớp không quá khuya, tất cả đều kết thúc trước 2h sáng. Các thầy cô cũng thu lại bài giảng nên sẽ xem lại để hiểu rõ hơn. Bản thân học viên phải nỗ lực rất lớn để có kết quả tốt nhất", Phúc chia sẻ.
"Em chỉ còn 2 năm nữa nên muốn học trực tiếp sớm nhất có thể. Tuy nhiên, em cũng nhận thức được sức khoẻ và an toàn của bản thân vẫn quan trọng hơn. Em sẵn lòng học online thêm 1 kỳ nữa nếu tình hình dịch chưa khá hơn", Phúc nói.
'Hot girl' ngành toán ĐH Mỹ chia sẻ những điều không nên làm khi học trực tuyến Một nữ du học sinh Việt Nam ngành toán học từ Mỹ trở về nước để học trực tuyến bật mí một số bí quyết học trực tuyến hiệu quả trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Hoàng Hiếu Vân thu hút sự chú ý của nhiều trên mạng xã hội nhờ những bộ ảnh đẹp của cô - ẢNH NVCC...