Du học sinh tốt nghiệp thạc sĩ và nhập học tiến sĩ online
Gần hai năm trở về Việt Nam, Bá Toại vẫn chưa thể quay lại trường ở Trung Quốc vì dịch bệnh, đành phải bảo vệ thạc sĩ qua mạng và nhập học tiến sĩ online.
Đoàn Bá Toại tốt nghiệp cử nhân Kinh tế Quốc tế và Mậu dịch tại Học viện Vũ Di năm 2017, sau đó học thạc sĩ và hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Nông lâm Phúc Kiến. Toại đang là trợ lý viện trưởng Viện Quốc tế và trợ giảng khoa Kinh tế của Đại học Nông Lâm Phúc Kiến; từng là phó chủ tịch hội nghiên cứu sinh của trường và phó chủ tịch hội lưu học sinh, Học viện Vũ Di.
Thời sinh viên, Toại nhận nhiều giải thưởng về học thuật, nghiên cứu và tốt nghiệp đại học loại xuất sắc. Với kinh nghiệm 9 năm sống, học tập và làm việc tại Trung Quốc, nghiên cứu sinh 27 tuổi quê Hải Dương đang trở thành cầu nối cho sinh viên Việt Nam đến với các trường ở đây. Hai năm qua, Toại vẫn chưa thể trở lại Trung Quốc vì dịch bệnh, trải qua lễ tốt nghiệp online và hiện học tiến sĩ trực tuyến.
Toại chia sẻ:
Ngày 25/1/2020 (mùng 1 Tết), tôi về đến Việt Nam, là người xông đất cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn, năm đó. Lúc đó tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc chưa nghiêm trọng, tất cả du học sinh đều nghĩ Covid-19 chỉ như một bệnh cúm thông thường, qua vài tuần, cùng lắm một tháng, sẽ ổn. Nhưng không, bệnh dịch ngày càng căng thẳng và đến giữa tháng 2, các trường bên Trung Quốc chính thức thông báo cho toàn bộ học sinh chuyển sang học online.
Toại tới thăm Đại học Vũ Hán năm 2019, trước khi dịch bệnh bùng phát. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tôi vô cùng lo lắng vì đây là kỳ học quan trọng: kỳ lấy bằng tốt nghiệp thạc sĩ. Luận văn của tôi chưa ổn, tôi cũng chưa đủ tự tin để có thể giải quyết nó mà không có sự hướng dẫn trực tiếp từ giáo viên. Lúc đó, tôi chỉ biết cố gắng hết mức, giải quyết từng việc một. Giáo sư của tôi cũng rất nhiệt tình, nhà trường và các thầy cô trong khoa cũng giúp đỡ nên tôi đã hoàn thành khoá luận.
Tôi bảo vệ thạc sĩ online tháng 6/2020 và đạt điểm ưu. Sau đó, tôi được học lên tiến sĩ hệ ngành Quản lý Kinh tế. Tháng 9 cùng năm, tôi chính thức nhập học tiến sĩ online.
Với du học sinh, việc học online thực sự khó khăn. Nhiều bạn đăng ký hệ một năm tiếng, muốn sang trải nghiệm trước nhưng vì dịch bệnh phải ở nhà. Những bạn học đại học, thạc sĩ hay tiến sĩ giành học bổng toàn phần như CIS (học bổng Khổng tử) hay CSC (học bổng Chính phủ Trung Quốc) còn khó khăn hơn khi đến giờ vẫn chưa có chính sách cụ thể. Họ vẫn phải lên lớp đúng giờ, chi phí sinh hoạt tại Việt Nam phải tự chi trả. Việc học trực tuyến các môn chuyên ngành không đơn giản do họ không thể giao lưu hay trao đổi sau giờ học để có thể hiểu sâu hơn.
Những du học sinh đang làm nghiên cứu như tôi lại càng không dễ dàng vì ngoài việc học, chúng tôi phải có những bài báo khoa học – điều kiện bắt buộc để có thể tốt nghiệp.
Video đang HOT
Học trực tuyến, các du học sinh hệ nghiên cứu khó có thể trau dồi kinh nghiệm thực tiễn cũng như giảng dạy trong môi trường giáo dục. Trường cũng tạo điều kiện cho tôi dạy một số lớp cho sinh viên nhưng như vậy chưa đủ để tôi tiến bộ.
Toại học online tại nhà ở Hải Dương tháng 11/2020, sau khi trở về từ Trung Quốc và chưa thể sang lại vì dịch bệnh. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ở bậc tiến sĩ, chúng tôi phải tự chủ nghiên cứu, tự lập làm việc song vẫn cần sự chỉ đạo trực tiếp từ giáo sư, thay vì nhắn qua Wechat hay QQ. Các giáo sư đều rất bận, không thể lúc nào cũng ngồi chờ tin nhắn của bạn.
Câu chuyện nghiên cứu online cũng là vấn đề khiến tôi đau đầu. Tôi ở Hải Dương và quê tôi luôn có tên trong bản đồ chống dịch ở các đợt, đỉnh điểm là tháng 8/2020 hay đầu năm vừa rồi. Mỗi lần tôi định đi điều tra thực tế tại các khu vực có rừng ngập mặn, tìm hiểu thu nhập của nông hộ, hệ sinh thái tại các tỉnh, dịch bệnh lại bùng trở lại.
Hai năm qua, rất nhiều du học sinh phải nghỉ học để đi làm, kiếm tiền trang trải cuộc sống, giúp đỡ gia đình. Những bạn đang cố gắng duy trì việc học rơi vào lo lắng môn học này sẽ thế nào, môn học kia đăng ký tín chỉ ra sao, sách giáo khoa, các loại giáo trình không đầy đủ, thời gian học cũng không ổn định, khiến tinh thần học tập sa sút. Sức khoẻ của họ cũng bị ảnh hưởng do một ngày ngồi trước máy tính 6-8 tiếng “nhìn vào hư không” vì càng học càng không hiểu.
Tháng 9 hàng năm là tháng nhập học. Trong các hội, nhóm du học trên Facebook, Zalo hay Wechat, các bạn bàn luận sôi nổi, hỏi han nhau nhập học ngày nào, hay chia sẻ các đồ dùng cần chuẩn bị và lưu ý trước khi lên đường sang Trung Quốc.
Hội du học sinh Việt Nam tại các tỉnh, thành phố ở Trung Quốc cũng ráo riết cập nhật tình hình số lượng du học sinh của từng trường, thành lập đội tình nguyện viên để giúp đỡ tân sinh viên, sắp xếp người đưa người đón để các bạn khỏi bỡ ngỡ và tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra trên đường nhập học. Việc này giờ đã trở thành văn hoá tương thân tương ái của người Việt xa xứ.
Nhưng hai năm nay, những câu chuyện trên chỉ còn là hoài niệm. Tôi nhớ cảm giác được cùng bạn bè hát vang Quốc ca khi tổ chức đại hội hay trong những cuộc liên hoan, cùng gói nem, làm chả, hay cầm lá cờ Việt Nam trên tay, mặc áo dài diễu hành tại một sự kiện nào đó trên đất bạn.
Đầu mỗi tháng, tôi thường đăng dòng chia sẻ “tháng sau nhập học”, với mong muốn sớm được quay lại trường, tiếp tục nghiên cứu, tổ chức sự kiện cho du học sinh Việt Nam, tham gia các hoạt động học thuật cũng như ngoại khóa ở Trung Quốc.
Kỹ sư người Việt tại Phần Lan chỉ cách "săn" học bổng của Liên minh châu Âu
Nguyễn Xuân Nam vừa tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc chuyên ngành An toàn thông tin và Điện toán đám mây.
Hoàn thành chương trình thạc sĩ tại Đại học Aalto (Phần Lan) trong 2 năm học, Nguyễn Xuân Nam (sinh năm 1994, Hà Nội) hiện đang là kỹ sư phần mềm tại công ty Ericsson (Phần Lan), một trong những công ty tốp đầu thế giới về lắp đặt mạng 5G.
Hành trình chinh phục học bổng danh giá
Tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học máy tính tại Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Nguyễn Xuân Nam bắt đầu hành trình nộp hồ sơ du học bậc thạc sĩ và tiến sĩ, với mong muốn có cơ hội được học tập, nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này.
Nguyễn Xuân Nam, cựu sinh viên Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) xuất sắc chinh phục học bổng thạc sĩ liên minh châu Âu. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Thời điểm đó, sau khi tốt nghiệp, chàng trai 9x may mắn có cơ hội được làm giảng viên tại Đại học Công nghệ. Hai năm tiếp theo, Nam vừa làm việc, vừa chuẩn bị hồ sơ du học hướng tới những chương trình học bổng liên quan đến chuyên ngành về An toàn thông tin.
Chia sẻ về quá trình chuẩn bị hồ sơ, Xuân Nam cho biết, anh bắt đầu bằng việc tập trung và trau dồi ngôn ngữ tiếng Anh. Nhận thấy khả năng tiếng Anh của bản thân chưa tốt, Nam dành nửa năm để ôn tập, kết quả đạt 6.5 IELTS.
"Đây là mức điểm vừa đủ điều kiện để nộp hồ sơ du học. Các trường không yêu cầu quá cao về điểm IELTS nên mình muốn dành nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu", Nam chia sẻ.
Trong thời gian 2 năm làm việc tại trường, Xuân Nam tích cực tham gia viết các bài báo khoa học về vấn đề an toàn thông tin. Đây là một trong những điểm mạnh trong bộ hồ sơ của Nam để có thể chinh phục được các học bổng danh giá.
Chàng trai 9x cho biết, An toàn thông tin là một ngành nhỏ của chuyên ngành Khoa học máy tính. Hiện nay, an toàn thông tin rất phổ biến, đặc biệt là liên quan đến vấn đề an ninh mạng và bảo mật ở các quốc gia. Nhận thấy cơ hội phát triển và tiềm năng ở ngành học này, Xuân Nam bắt đầu đi tìm hiểu sâu hơn và tham gia viết các bài báo khoa học, tìm tòi, làm các dự án nghiên cứu liên quan đến ngành học.
Với đề tài nghiên cứu là phát hiện truy cập bất thường trong an ninh mạng, chàng trai Hà Nội được tham gia 3 nghiên cứu khoa học được đăng tải trên tạp chí chuyên ngành An toàn thông tin, đó là: báo cáo có tựa đề "A Novel Payload-based One-Class Classifier for Anomaly Detection" được công bố tại hội nghị quốc tế , báo cáo "Intrusion Detection Using a More General feature extraction method for Payload" được công bố tại hội nghị trong nước và bài viết "Generalized Feature Extraction Method for Payload-based Anomaly One-Class Classifier".
Trong hồ sơ đăng ký học tiến sĩ, ứng viên có các nghiên cứu sẽ là một điểm sáng với ban tuyển sinh, bởi điều đó đã thể hiện một phần nào năng lực của bản thân và sự năng nổ, cố gắng trong công việc của mình.
Song song với việc viết các bài báo khoa học, Nam dành thời gian viết luận và thư giới thiệu. Trong bài luận, chàng trai 9x viết về con người mình, niềm đam mê với nghiên cứu, quá trình làm nghiên cứu... thể hiện được cá tính, đam mê và nỗ lực.
Nộp hồ sơ học bổng vào cả 2 chương trình thạc sĩ và tiến sĩ, Xuân Nam xuất sắc giành 3 học bổng danh giá là: Học bổng toàn phần EIT Digital Master School, học bổng tiến sĩ của Trường Đại học Quốc gia Úc và học bổng toàn phần du học châu Âu - Erasmus Mundus.
Cuối cùng, chàng trai 9x đã lựa chọn theo chương trình thạc sĩ với học bổng toàn phần của Liên minh châu Âu gần 1,5 tỉ đồng tại Đại học Aolto (Phần Lan). Lợi thế trong chương trình này là Nam được học 18 tháng tại Phần Lan và 6 tháng tại Na Uy. Điều này mang đến cho Xuân Nam rất nhiều trải nghiệm quan trọng cả về môi trường học tập và đời sống.
Trở thành kỹ sư phần mềm tại công ty hàng đầu về mạng 5G
Hiện tại, Xuân Nam đang là kỹ sư phần mềm tại công ty Ericsson (Phần Lan), một trong 3 công ty đang dẫn đầu về lắp đặt mạng 5G trên thế giới.
Nam cho biết, quá trình ứng tuyển, thực tập cũng khá là khó khăn, vất vả. Ngay từ kì hai năm nhất của chương trình học thạc sĩ tại Phần Lan, chàng trai 9x đã gửi hồ sơ thực tập cho rất nhiều những công ty tại Phần Lan, tuy nhiên đa số đều không có phản hồi lại.
Theo Nam, để tìm kiếm công việc thực tập, ban đầu phải tạo được niềm tin cho họ thấy được mình có năng lực và phong cách làm việc chuyên nghiệp. Hiểu được điều đó, Nam không ngừng học tập nỗ lực và đạt thành tích tương đối tốt ở tất cả các môn đều đạt điểm A hay A .
Cũng từ đó, Nam may mắn được thầy chủ nhiệm thấy được năng lực làm việc của mình đã giới thiệu, xin thực tập tại công ty viễn thông Ericsson. Sau khi tốt nghiệp, Nam nhận được lời mời về làm việc tại công ty.
"Trong quá trình học, nếu ứng viên có dự định làm việc tại nước đó thì nên có sự chuẩn bị, trau dồi kĩ năng, điểm số học tập tốt và làm thực tập ngay từ những năm đầu để tạo ra nhiều cơ hội hơn cho bản thân", Nam chia sẻ.
Sau hơn 2 năm sinh sống và làm việc tại Phần Lan, chàng trai Hà Nội đã có những ấn tượng và trải nghiệm khó quên. Đó là những ấn tượng về con người nơi đây với sự hiền lành, chất phát, luôn giúp đỡ những người xung quanh.
Bên cạnh đó là môi trường làm việc luôn có tính tự giác và kỉ luật rất cao. Người Phần Lan khi làm việc không bao giờ đến muộn và trong khi làm không cần sự giám sát.
Nói về dự định trong thời gian tới, chàng trai người Hà Nội sẽ tiếp tục tìm kiếm và làm việc tại các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực an toàn thông tin để có điều kiện học hỏi thêm được nhiều kiến thức và kĩ năng từ chuyên môn đến thực tiễn.
Giải thưởng tôn vinh các cựu du học sinh Anh Là giải thưởng có giá trị nâng cao hình ảnh quốc tế cho các cựu du học sinh Anh và các trường đại học họ từng theo học, Study UK Alumni Awards năm 2021 - 2022 sẽ vinh danh các cựu du học sinh Anh tại 4 hạng mục. 4 hạng mục vinh danh cựu du học sinh Anh Study UK Alumni Awards...