Dù cơ thể bạn thừa hay thiếu cân, màng mỡ bọc tim quá dày sẽ luôn tổn hại tới sức khỏe. Đây là cách giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch
Có thể mọi người cho rằng, chỉ những người thừa cân mới phải lo lắng về tác động của tim nhiễm mỡ. Sự thật là, cả những người gầy cũng có thể mắc phải tình trạng “trái tim béo phì” mà sẽ có lúc nguy hiểm tới tính mạng này.
Cho dù bạn cân nặng bao nhiêu ký thì sự dư thừa mỡ ngoài tim (lớp mỡ bọc quanh tim) cũng sẽ làm tăng nguy cơ suy tim vốn xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới. Đây là kết luận của một nghiên cứu mới được xuất bản trên Tập san của Hội Tim mạch học Hoa Kỳ (Journal of American College of Cardiology) đầu tháng 6 này.
“Chúng ta biết rằng béo phì làm tăng gấp đôi nguy cơ suy tim. Nhưng chúng tôi phát hiện ra rằng việc dư thừa mỡ ngoài tim sẽ làm nguy cơ suy tim gia tăng cao hơn nguy cơ suy tim liên quan đến các chỉ số béo phì đã biết như chỉ số khối cơ thể (BMI) và kích cỡ vòng eo” , CNN dẫn lại lời tác giả nghiên cứu, bác sĩ Satish Kenchaiah, phó giáo sư y khoa và tim mạch tại Trường Y Icahn thuộc Bệnh viện Mount Sinai ở New York.
Bác sĩ Gregg C. Fonarow, giáo sư y học tim mạch tại đại học California ở Los Angeles (UCLA), người không tham gia nghiên cứu cho biết: “Những phát hiện này nhấn mạnh rằng mô mỡ xung quanh tim có thể đặc biệt nguy hiểm đối với sức khỏe tim mạch” .
Cơ thể gầy không đồng nghĩa với một trái tim khỏe mạnh
Theo báo cáo chỉ ra, không phải lúc nào cân nặng tương đối cũng sẽ bảo vệ mọi người chống lại sự tích tụ chất béo xung quanh tim hoặc những tác hại liên quan đến nó.
Nghiên cứu được thực hiện trên 6.785 người với sự phân bố nam và nữ gần như bằng nhau. Trong số những người gầy – được định nghĩa theo nghiên cứu là người có chỉ số BMI dưới 25, thì 10% trong số họ có lượng mỡ ngoài tim cao. Con số này lên đến 29% ở những người thừa cân – những người có chỉ số BMI từ 25 đến dưới 30 – và 55% ở nhóm được coi là béo phì -những người tham gia có chỉ số BMI từ 30 trở lên.
Và bất kể trọng lượng cơ thể của một người là bao nhiêu, lượng mỡ ngoài tim (mỡ ở màng bao tim – pericardial fat) càng cao thì nguy cơ suy tim càng cao, nghiên cứu cho thấy. Suy tim là tình trạng tim không thể bơm đủ lượng máu mà cơ thể cần để hoạt động, diễn ra đột ngột hoặc thường xuyên.
“Đó không chỉ là tổng lượng chất béo trong cơ thể mà là kho chất béo tập trung xung quanh tim (có liên quan đến suy tim)” , lời bác sĩ Kenchaiah.
Tim khỏe và tim “béo phì” (Ảnh: Shutterstock)
Video đang HOT
Kristen Smith, một chuyên gia dinh dưỡng và điều phối viên chương trình phẫu thuật béo phì tại Piedmont Healthcare ở Atlanta, cho biết: “Có nhiều thứ để đánh giá sức khỏe hơn là trọng lượng cơ thể của một người. Một người có chỉ số BMI bình thường có thể có chất béo được lưu trữ ở các vị trí trong cơ thể, khiến họ có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và suy tim cao hơn.”
“Nghiên cứu này là một ví dụ điển hình về lý do tại sao các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần tập trung vào việc nói về các hành vi lành mạnh chứ không chỉ về trọng lượng cơ thể” , theo chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký Julie Stefanski. Stephanski là người phát ngôn của Viện Dinh dưỡng và Dinh dưỡng học Hoa Kỳ (Academy of Nutrition and Dietetics, tổ chức các chuyên gia dinh dưỡng và thực phẩm lớn nhất nước Mỹ).
Làm thế nào để giảm nguy cơ tim nhiễm mỡ?
Các chuyên gia cho biết, tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên là chìa khóa để kiểm soát lượng mỡ thừa ở màng bao tim, và những thói quen đó có thể giúp ngăn chặn tình trạng tim nhiễm mỡ phát triển ngay từ đầu.
“Điều quan trọng là phải tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim, tập trung vào trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, hải sản, hạt có vỏ cứng, các loại đậu và hạt, cũng như ăn một vài bữa ăn không thịt mỗi tuần và kết hợp hải sản giàu omega-3 vào ít nhất hai bữa một tuần” , theo một người phát ngôn khác của Viện Dinh dưỡng và Dinh dưỡng học Hoa Kỳ.
Có thể kể ra một vài ví dụ về hạt có vỏ cứng như đậu phộng, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều, các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu Hà Lan, các loại hạt là hạt mè, bí, hướng dương…
Tập thể dục làm giảm tổng lượng chất béo trong cơ thể, bao gồm cả lượng chất béo xung quanh tim. Khối lượng vận động vừa đủ có thể là: đi bộ nhanh 30 phút đến 45 phút mỗi ngày, hoặc 10.000 bước mỗi ngày trong nhiều ngày trong tuần nhất có thể, bác sĩ Kenchaiah giải thích.
Các hướng dẫn hoạt động thể chất hiện tại của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (American Heart Association) khuyên bạn nên dành ít nhất 150 phút mỗi tuần cho các bài tập aerobic (bài tập cải thiện sức bền trong thời gian dài) cường độ vừa phải, chẳng hạn như đi bộ nhanh hoặc khiêu vũ, hoặc 75 phút tập aerobic cường độ mạnh như chạy hoặc đi xe đạp.
Ngoài ra, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giảm cân có thể làm giảm mỡ ở màng bao tim và những sự sụt giảm này có thể cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể.
Theo bác sĩ Kenchaiah, đối với những người mắc chứng béo phì cực độ, những người gặp khó khăn trong việc giảm cân bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục, phẫu thuật giảm cân có thể giúp giảm lượng mỡ toàn thân cũng như mỡ ngoài tim.
Tim nhiễm mỡ hình thành như thế nào?
Tim người giãn ra để đổ máu vào các khoang của nó và co bóp để bơm máu đến các phần còn lại của cơ thể.
Mỡ ngoài tim có thể lan vào các tế bào cơ tim – những tế bào co bóp và ép máu – hoặc xâm nhập vào giữa các tế bào này gây ra chứng cứng tim và rối loạn chức năng bơm máu, Kenchaiah giải thích. Mỡ ngoài tim cũng tương quan với mảng bám (chất béo tích tụ) trong động mạch vành, có thể dẫn đến các cơn đau tim rồi sau đó là suy tim, Kenchaiah nói thêm.
Nghiên cứu này là một mẫu có tính đại diện cho toàn nước Mỹ với khoảng 7.000 người từ 45 đến 84 tuổi, không bao gồm những người có bệnh tim mạch từ trước và những người được kiểm soát đối với tất cả các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như tuổi tác và chủng tộc lẫn các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được như hút thuốc, uống quá nhiều rượu, huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh tiểu đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố mỡ ngoài tim đơn phương làm tăng tỷ lệ suy tim trên cả hai giới tính.
“Điều quan trọng là, nghiên cứu cho thấy ngay cả khi tính đến tổng lượng mỡ trong cơ thể, bệnh tiểu đường và các yếu tố gây suy tim khác, nguy cơ gia tăng liên quan đến sự gia tăng mỡ ngoài tim vẫn xảy ra” , bác sĩ Fonarow nói.
Phụ nữ có nguy cơ cao hơn
Theo nghiên cứu, phụ nữ có xu hướng ít mỡ ngoài tim hơn nam giới, thế nhưng họ lại có nguy cơ bị suy tim do mỡ ngoài tim cao hơn. Cứ mỗi 42g chất béo xung quanh phần trên đến phần giữa của tim sẽ làm cho nguy cơ suy tim tăng thêm 44% ở phụ nữ và 13% ở nam giới. Và nguy cơ suy tim ở phụ nữ có nhiều mỡ ngoài tim sẽ tăng gấp đôi, trong khi con số này ở nam giới là 50%. Theo bác sĩ Kenchaiah, các nghiên cứu trong tương lai sẽ cần lý giải sự khác biệt về giới tính này.
Dựa trên các tiêu chí tuyển người tham gia và kết quả nghiên cứu, tất cả những người trong độ tuổi từ 45 đến 84 không có tiền sử bệnh tim mạch nên đi kiểm tra lượng mỡ thừa ở màng bao tim. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được tần suất số lần. Trong khi hiệu quả chi phí của việc sàng lọc tất cả mọi người trong độ tuổi này đang được xác định, việc kiểm tra những người có các yếu tố nguy cơ suy tim đã biết (như tăng huyết áp, tiểu đường, cholesterol và triglyceride cao, bệnh động mạch vành) để tìm mỡ thừa ở màng tim là việc làm khôn ngoan, Kenchaiah nói thêm.
Mức độ mỡ ngoài tim có thể được xác định bằng chụp CT, tương tự như quy trình được sử dụng trong nghiên cứu. Đối với những người có lượng chất béo cao, theo bác sĩ Kenchaiah, điều quan trọng là phải sàng lọc những người mắc phải “4 chứng bệnh lớn”: huyết áp cao, lượng đường trong máu cao, mức cholesterol bất thường và bất kỳ bằng chứng nào về các cơn đau tim hoặc bệnh động mạch vành.
“Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, (nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn) nên can thiệp tích cực” , Kenchaiah nói.
“Giữ huyết áp gần mức bình thường sẽ có hiệu quả cao trong việc giảm nguy cơ suy tim” , bác sĩ Fonarow bổ sung.
Quản lý lượng đường trong máu, duy trì cholesterol và triglyceride (hai thành phần chất béo chủ yếu trong cơ thể) ở mức bình thường cũng là điểm mấu chốt. Ngoài ra, tránh sử dụng thuốc lá cũng rất quan trọng, theo chuyên gia dinh dưỡng Stefanski.
“Chúng tôi chưa có dữ liệu, nhưng chúng tôi cho rằng ăn uống đúng cách, giữ dáng, duy trì cân nặng hợp lý và điều chỉnh các yếu tố nguy cơ có thể ngăn ngừa mỡ thừa tích tụ quanh tim” , bác sĩ Kenchaiah kết luận.
Tham khảo bài viết của nhà dinh dưỡng học Lisa Drayer, đã được đăng tải trên chuyên mục sức khỏe của CNN.
Tăng nguy cơ tử vong ở nam giới béo phì mắc COVID-19
Béo phì được biết đến là một yếu tố nguy cơ gây COVID-19 nghiêm trọng ở những người bị nhiễm bệnh. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy, nguy cơ này có thể còn mạnh mẽ hơn đối với nam giới so với phụ nữ.
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Montefiore, thành phố New York đã phân tích dữ liệu từ hơn 3.500 bệnh nhân COVID-19 nhập viện từ đầu tháng 3 đến ngày 1/5/2020, nhận thấy, những người có chỉ số khối cơ thể BMI từ 35 đến 40 (béo phì độ II) và béo phì nặng (độ III với BMI trên 40) đều có liên quan đến tỷ lệ tử vong cao hơn ở những người nhập viện với COVID-19.
So với những bệnh nhân có cân nặng khỏe mạnh hơn (BMI từ 18 đến 25), bệnh nhân COVID-19 béo phì độ II, có nguy cơ tử vong khi ở trong bệnh viện cao hơn 44% và những người béo phì nặng có nguy cơ tử vong gần gấp đôi. Nghiên cứu cho thấy.
Các nhà khoa học cũng nhận thấy, tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi nặng, cần máy thở và tử vong đều tăng đối với nam giới béo phì mức độ II hoặc nặng, nhưng ở phụ nữ, nguy cơ này chỉ tăng đối với người béo phì nặng.
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân béo phì có thể làm tăng nguy cơ kết quả xấu hơn ở bệnh nhân COVID-19, bao gồm giảm chức năng phổi, tăng nỗ lực thở hoặc biểu hiện cao hơn trong mô mỡ của thụ thể ACE2, cho phép SARS-CoV-2 (vi rút gây ra COVID-19) xâm nhập vào tế bào.
Tiến sĩ David Chun, bệnh viện tại Bệnh viện Glen Cove ở Glen Cove, NY cho biết, nghiên cứu cho thấy các mô hình phân bố chất béo khác nhau ở nam giới so với phụ nữ có thể là nguyên nhân dẫn đến tử vong ở nam giới gia tăng. Nam giới thừa cân mang phần lớn chất béo ở vùng bụng và điều này có ảnh hưởng bất lợi đến chức năng phổi, đặc biệt khi phải chống lại các bệnh nhiễm trùng phổi nghiêm trọng như viêm phổi COVID-19.
Để ý vòng eo để ngừa bệnh tim Một nhóm các chuyên gia của Hiệp hội Tim mạch Mỹ kêu gọi đo vòng bụng của bệnh nhân để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch của họ. Vòng eo có liên kết với sức khỏe tim mạch - SHUTTERSTOCK Chỉ số khối cơ thể - BMI - không thể hiện số lượng chất béo trên cơ thể và điều này...