Đốt u gan điều trị ung thư không cần phẫu thuật có ưu điểm gì?
Mẹ tôi năm 60 tuổi, được chẩn đoán u ác ở gan, có 3 khối u kích thước 2,5cm, 2 cm và 1,5cm. Thưa bác sĩ bệnh của mẹ có thể điều trị phương pháp đốt u gan không cần phẫu thuật được không a?
Ưu điểm của phương pháp này là gì? Xin cảm ơn bác sĩ. (Thắng Trần)
Ảnh minh họa
PGS.TS. Bùi Văn Giang, Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện K, Phó Trưởng bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Đại học Y Hà Nội: Về tiêu chuẩn điều trị, chúng ta cũng điều trị theo tiêu chuẩn ở trên thế giới. Theo đó, phác đồ điều trị với trường hợp khối u dưới 3cm và dưới 3 khối u là chúng ta có thể sử dụng các phương pháp điều trị triệt để. Một trong những phương pháp điều trị triệt để là phương pháp đốt.
Để trả lời câu hỏi của bạn là có đốt khối u được không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể thì có thể có những giải pháp khác.
Ví dụ như các khối u đó đều nằm ở phía gan trái và thể trạng của mẹ bạn rất khoẻ mạnh thì chúng ta có sự lựa chọn khác là phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật cắt toàn bộ gan trái chứa 3 khối u được coi là phương pháp điều trị triệt căn hơn.
Ngược lại nếu 3 khối u đó nằm rải rác ở vùng gan khác nhau thì chúng ta không thể cắt bỏ toàn bộ gan được. Trong trường hợp đó nếu như phải cắt toàn bộ gan thì chúng ta phải ghép gan. Đó là một biện pháp vô cùng tốn kém.
Video đang HOT
Thêm tình huống nữa là nếu 3 khối u gan cũng kích thước như thế nhưng nằm trên nền gan bị xơ thì phương pháp đốt hữu hiệu hơn. Ngoài phương pháp đốt có thể thực hiện nút mạch.
Ưu điểm phương pháp đốt u gan có tác dụng điều trị triệt căn, diệt toàn bộ tế bào ung thư. So với phương pháp lân cận là nút mạch thì đốt u gan được gọi là phương pháp điều trị tiệt căn, trong khi đó với nút mạch khả năng để hoại tử hoàn toàn khối u sẽ thấp hơn.
So sánh với phương pháp phẫu thuật thì đốt u gan được xếp vào nhóm điều trị triệt căn giống như phẫu thuật, nhưng ưu điểm lớn hơn là mức độ xâm phạm đối với người bệnh ít hơn. Nghĩa là chúng ta không phải mổ bụng ra, không phải cắt một phần phân thùy mà chỉ đốt vùng nhu mô gan chứa khối u đó. Như vậy về tính chất xâm phạm ít hơn, người bệnh dễ chịu đựng hơn.
Điều đó rút ra một số ứng dụng cụ thể như mẹ bạn cùng là người 60 tuổi mà có nhiều bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý mạch vành hoặc thể trạng rất yếu thì chúng ta sẽ thiên về điều trị bằng đốt u gan.
Trong khi đó nếu khối u nằm hoàn toàn ở gan trái, thể trạng người bệnh khỏe mạnh, không có bệnh nền thì chúng ta có thể hướng tới phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt căn hơn.
Theo báo cáo của ghi nhận ung thư toàn cầu năm 2018 trên thế giới có khoảng 841.000 ca mắc mới ung thư gan và 781.000 người tử vong vì căn bệnh này.
Ung thư gan cũng là bệnh ung thư có tỷ lệ mắc mới cao nhất ở nước ta trong năm 2018 với 25.335 trường hợp mắc mới. Sau nhiều năm đứng ở vị trí thứ 2, hiện ung thư gan đã vượt qua ung thư phổi, vươn lên vị trí số 1 về tỉ lệ mắc mới.
Thứ trưởng Bộ Y tế: "Tỷ lệ phát hiện sớm ung thư tăng ngoạn mục"
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết tỷ phát hiện sớm ung thư tại nước ta tăng lên 50% so với ngày trước chỉ 20-25%. Đây là con số rất ngoạn mục.
Với bệnh ung thư, phát hiện càng sớm thì tỷ lệ chữa khỏi càng cao, chi phí thấp. Ngược lại phát hiện muộn, việc điều trị gặp nhiều khó khăn, chi phí lớn.
Cùng với sự tiến bộ của khoa học trong chẩn đoán, điều trị phối hợp điều trị đa mô thức (xạ trị, hoá trị, phẫu trị và điều trị đích) đã khiến nhiều trường hợp người bệnh có thể tử vong gần, nhiều trường hợp tiên lượng chắc chắn tử vong nhưng vẫn được cứu sống và trở về với cuộc sống.
Bên cạnh đó, theo thống kê nhờ tăng cường tuyên truyền phòng chống ung thư mà từng bước tỷ lệ phát hiện sớm ung thư đã được nâng lên tại Bệnh viện K cũng như tại các cơ sở ung thư khác.
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế.
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết hiện chưa có thống kê tổng thể về tỷ lệ phát hiện sớm cho các loại ung thư nói chung. Tùy thuộc từng loại bệnh ung thư mà có tỷ lệ phát hiện sớm khác nhau. Chẳng hạn, đa số người bệnh ung thư phổi thường phát hiện muộn. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ này tăng lên 50% so với ngày trước chỉ 20-25%.
"Đây là con số rất ngoạn mục nhờ tuyên truyền phòng bệnh và ý thức của người dân từng bước đã nâng cao lên", Thứ trưởng Thuấn nhấn mạnh.
Lấy ví dụ với bệnh lý ung thư dạ dày, theo Thứ trưởng Thuấn 5 năm trở về trước, số bệnh nhân ung thư dạ dày đến bệnh viện ở giai đoạn sớm (chỉ cần mổ cắt hớt niêm mạc dạ dày) chỉ khoảng 2-3 trường hợp mỗi năm. Tuy nhiên, hiện nay con số này đã tăng lên hàng trăm ca.
Điều này cho thấy người dân ý thức tốt hơn. Họ đi khám bệnh ngay cả khi không có triệu chứng. Qua đó chúng tôi kiểm tra và soi dạ dày, phát hiện sớm tổn thương ung thư. Việc điều trị rất đơn giản, chỉ cắt hớt niêm mạc, không phải mổ mở, mổ nội soi, bệnh sẽ được chưa khỏi, GS Thuấn cho biết.
Theo chuyên gia, tỷ lệ chữa khỏi ung thư cao hay thấp tùy thuộc vào việc bệnh được phát hiện ở gia đoạn sớm hay muộn là chính. Thứ hai, khả năng sống thêm cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như giai đoạn bệnh, thể mô hợp, sự đáp ứng trong điều trị...
Phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm, bệnh nhân chỉ cần cắt hớt niêm mạc.
Phát hiện càng sớm ung thư thì việc điều trị càng đơn giản, nếu phát hiện bệnh muộn thì phải phối hợp nhiều mô thức. Chẳng hạn, với ung thư cổ tử cung, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì bệnh nhân chỉ cần được khoét chóp là khỏi, chi phí điều trị đơn giản, rẻ tiền. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân vừa phải phẫu thuật vừa phải xạ trị, chi phí tốn kém, điều trị phức tạp hơn.
Khi đó, khả năng sống thêm của bệnh nhân cũng giảm xuống. Khi phát hiện bệnh giai đoạn 2-3, ước tính tỷ lệ sống thêm sau 5 năm của người bệnh là 60%. Thậm chí nếu muộn hơn, khi ung thư đã di căn rồi, biện pháp cuối cùng là dùng thuốc, không xạ trị, không mổ xẻ được, phối hợp nhiều thuốc thì tỷ lệ sống thêm sau 5 năm dưới 50%.
Thứ trưởng Thuấn cho rằng để nâng tỷ lệ phát hiện bệnh sớm, nâng tỷ lệ chữa thành công bệnh ung thư trong thời gian tới thì bảo hiểm y tế cần vào cuộc, có thể chi trả chi phí sàng lọc một số bệnh ung thư thường gặp.
Ở nước ta hiện nay, việc sàng lọc, phát hiện sớm ung thư chưa được bảo hiểm y tế chi trả. Vì thế, sẽ rất khó cho người dân, đặc biệt là người nghèo, người ở vùng sâu vùng xa được sàng lọc phát hiện sớm ung thư.
Bộ Y tế đang cùng các ban ngành sửa đổi luật Khám chữa bệnh, trong đó dự kiến đưa kiến nghị này vào trong luật mới.
Từ chối can thiệp sớm, bệnh nhân mang khối u ác tính khổng lồ Được phát hiện khối u trong ổ bụng từ sớm, nhưng vì hoàn cảnh gia đình, bệnh nhân từ chối can thiệp khiến khối u ác tính phát triển lớn như người mang bầu. Ngày 1/6, thông tin từ Bệnh viện Thống Nhất, TP HCM cho biết, tại đây vừa can thiệp cho một trường hợp một phụ nữ mang khối u khổng...