Đột quỵ do quên uống thuốc huyết áp
Bệnh nhân 73 tuổi, tiền sử tăng huyết áp, phải uống thuốc huyết áp hàng ngày. Tuy nhiên bà sống một mình, uống thuốc không đều đặn.
Bác sĩ Trần Đình Thắng, Khoa Cấp cứu Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, cho biết bệnh nhân bị đột quỵ nhồi máu não, nguyên nhân là uống thuốc không đều đặn kết hợp với yếu tố thời tiết lạnh đột ngột. May mắn được phát hiện sớm, đưa vào viện kịp thời, bệnh nhân vượt qua nguy kịch. Ngày 13/1, bệnh nhân sức khỏe ổn định, xuất viện.
Bác sĩ Thắng yêu cầu bệnh nhân đưa cao tay để kiểm tra mức độ tỉnh táo của bệnh nhân trước khi xuất viện. Ảnh: Thùy An
Theo bác sĩ, người cao tuổi có nhiều bệnh lý phối hợp, cần tuân thủ chỉ định uống thuốc nghiêm ngặt. Quên hoặc ngưng thuốc có thể làm tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột dẫn đến đột quỵ. Nhiều người cao tuổi ở nhà một mình hoặc bị sa sút trí tuệ, khó kiểm soát lịch uống thuốc.
Bác sĩ Nguyễn Danh Cường, Phó trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, cho biết người cao tuổi phần lớn các cơ quan cơ thể đã lão hóa. Khi nhiệt độ thay đổi, khả năng đáp ứng môi trường của người cao tuổi vì thế kém hơn người trẻ. Họ dễ mắc bệnh lý về hô hấp như viêm họng, viêm phổi, bệnh hen phế quản hoặc đợt cấp tính của các bệnh mạn tính.
Video đang HOT
Ngoài ra, nếu nhiễm lạnh đột ngột, người có sẵn yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường…, huyết áp dễ tăng vọt dẫn đến đột quỵ. Nhiều bệnh nhân khi trời lạnh đã thay đổi lối sống, giờ giấc sinh hoạt, quên dùng thuốc định kỳ điều trị bệnh mạn tính hoặc bỏ khám định kỳ để chờ thời tiết ấm hơn, khiến bùng phát các đợt cấp tính của bệnh nền và tăng nguy cơ đột quỵ.
Bác sĩ đang thực hiện thủ thuật cấp cứu cho bệnh nhân đột quỵ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bác sĩ khuyến cáo người cao tuổi cần tuân thủ nghiêm chỉnh việc uống thuốc. Tránh uống tăng liều do không nhớ đã uống hay chưa hoặc quên uống thuốc, uống sai giờ.
“Để khỏi quên, người nhà có thể tự chuẩn bị thuốc theo toa cho người già uống, hoặc để sẵn thuốc theo liều vào khay đựng thuốc ghi rõ là sáng, trưa, chiều, tối… Không nên để tất cả thuốc trong một túi, rất khó kiểm tra hàng ngày”, bác sĩ Thắng hướng dẫn.
Người trung niên, cao tuổi cần giữ ấm cơ thể khi đi ngủ và mỗi khi ra khỏi phòng, kể cả đi bộ buổi sáng, tránh cơ thể lạnh đột ngột. Đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tập thể dục, uống nhiều nước vào sáng sớm lúc ngủ dậy, ăn đủ bữa trong ngày, đặc biệt là bữa sáng. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đậu nành, nhiều cá, ít thịt. Sử dụng vừa phải lượng muối, mỡ trong món ăn, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia…
Giữ môi trường trong nhà đủ ấm, tránh gió lùa, sạch sẽ vì thời tiết lạnh, ẩm thấp dễ khiến các loại virus, vi khuẩn gây cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Cứu cụ bà bị nhồi máu não
Cụ bà 79 tuổi, hôn mê, liệt nửa người trái, chẩn đoán đột quỵ não, được Bệnh viện Lão khoa Trung ương điều trị.
Gia đình cho biết bệnh nhân còn tỉnh táo và bình thường vào 9h30 ngày 16/7, tới 9h50 bà lơ mơ, không đáp ứng khi gọi hỏi và bị liệt. Bà được xe cấp cứu 115 đưa vào Bệnh viện Lão khoa Trung ương trưa cùng ngày.
Bác sĩ chẩn đoán bà đột quỵ nhồi máu não, tắc động mạch não giữa bên phải, hẹp mạch cảnh ngoài sọ hai bên, không bị xuất huyết, chưa bị tổn thương sọ não, kịp thời đến bệnh viện trong giờ vàng. Bà được sử dụng thuốc tiêu sợi huyết để điều trị.
Một giờ sau khi điều trị, ý thức của bệnh nhân cải thiện, mạch, huyết áp ổn định. Một ngày sau điều trị, bà tỉnh táo, song vẫn liệt nửa người. Sau can thiệp ba ngày, bà tỉnh táo hơn, các dấu hiệu sinh tồn dần ổn định, bắt đầu được tập phục hồi chức năng. Ngày 28/8, bà không còn liệt, cơ lực phục hồi tốt, có thể đi lại không cần trợ giúp, tự ăn uống, được cho điều trị ngoại trú và tiếp tục tập phục hồi chức năng ở nhà.
Bác sĩ khám cho cụ bà sau can thiệp do nhồi máu não. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 sau bệnh lý tim mạch, ung thư, và thường xuyên gây tàn phế cho người bệnh. Đột quỵ não được chia thành hai thể gồm nhồi máu não, tỷ lệ 80-85%, và xuất huyết não, chiếm khoảng 15-20%. Việc người bệnh được điều trị nhồi máu não kịp thời sẽ giúp giảm thiểu gánh nặng cho chính người bệnh và gia đình.
Để điều trị đột quỵ, tiêu sợi huyết là một trong những phương pháp điều trị đặc biệt hiệu quả. Bác sĩ Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, cho biết phương pháp chỉ định cho người bệnh nhồi máu não cấp đến sớm trong vòng 4-5 giờ đầu sau khi xuất hiện triệu chứng đột quỵ. Thuốc tiêu sợi huyết được tiêm vào tĩnh mạch để làm tan cục máu đông gây tắc mạch máu, giúp người bệnh nhồi máu não cấp không phải phẫu thuật hoặc bị can thiệp xâm lấn, từ đó hồi phục nhanh, giảm di chứng thần kinh. Phương pháp còn giúp giảm thiểu tỷ lệ tử vong và phục hồi chức năng tốt nhất cho người bệnh.
Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết trên nhóm bệnh nhân cao tuổi gặp khó khăn như khó xác định thời gian khởi phát, đưa đến viện thường chậm trễ, các bệnh lý nền cũng như các thuốc sử dụng hàng ngày làm cho bệnh nhân bị chống chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết hoặc làm tăng nguy cơ biến chứng của thuốc...
Bác sĩ khuyến cáo gia đình cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu đột quỵ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Người nhà không nên tin tưởng các phương pháp truyền miệng hoặc sơ cứu cho bệnh nhân trước, làm chậm trễ thời gian tới bệnh viện, ảnh hưởng tới tính mạng bệnh nhân.
Thức dậy vào sáng sớm, cụ ông đột quỵ ngay trước cửa nhà vệ sinh Sáng sớm, thấy chồng dậy nhưng lâu không quay lại giường, người vợ đi tìm và phát hiện chồng nằm trước cửa nhà vệ sinh, không nói được, ý thức chậm. Bệnh nhân được chăm sóc điều trị tại bệnh viện (Ảnh: BVCC). Tại Trung tâm Đột quỵ Phú Thọ, bệnh nhân T. (67 tuổi, trú tại Tam Nông, Phú Thọ) được chẩn...