Đồng tiền chi phối, đại học tư bất ổn

Theo dõi VGT trên

Mâu thuẫn ở các trường ĐH tư thục ngày càng trầm trọng, hiện tượng kinh doanh giáo dục trở nên phổ biến… đã làm biến dạng môi trường giáo dục, dẫn đến cần đặt ra yêu cầu xem xét lại các chính sách của loại hình trường ĐH này.

Đồng tiền chi phối, đại học tư bất ổn - Hình 1

Nội bộ Trường ĐH Hùng Vương (TP.HCM) phân thành 2 phe, tranh chấp con dấu từ tháng 6.2013 đến nay vẫn chưa được giải quyết khiến sinh viên chịu thiệt thòi – Ảnh: Đăng Nguyên

Càng nhiều tiền, càng có quyền

Theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa của tình trạng bất ổn ở trường ĐH tư thục là những quy định về loại hình trường này đã đi chệch mục tiêu.

Quy chế cũng quy định: “Tổng thu nhập sau khi đã trừ các khoản chi phí cần thiết cho hoạt động của nhà trường thì được phân chia cho các cổ đông theo tỷ lệ góp vốn”. Như vậy trường ĐH tư thục thực chất chỉ là các công ty cổ phần hoạt động theo cơ chế vì lợi nhuận. Chính vì thế đã dẫn đến tình trạng không ít trường ĐH tư thục trở thành những công ty kinh doanh giáo dục.Trong khi nhà nước khuyến khích các cơ sở ĐH ngoài công lập phát triển theo cơ chế phi lợi nhuận thì một số quy định quan trọng về loại hình trường ĐH tư thục lại buộc các trường này hoạt động theo cơ chế vì lợi nhuận. Cụ thể, Quyết định 61/2009/QĐ-TTg (ban hành kèm theo quy chế tổ chức và hoạt động của ĐH tư thục) và Quyết định 63/2011/QĐ-TTg (về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế ban hành kèm theo Quyết định 61) của Thủ tướng Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động trường ĐH tư thục theo mô hình của một công ty cổ phần. Theo đó, tất cả mọi hoạt động của trường đều được quyết định từ đại hội đồng cổ đông. Đại hội này bầu ra Hội đồng quản trị đại diện cho nhà trường và có những quyền hạn rất lớn quyết định mọi đường hướng phát triển của trường.

Thông qua đại hội cổ đông, những người càng có nhiều tiền sẽ càng có quyền quyết định những vấn đề của trường vì quy chế quy định “số phiếu biểu quyết tương ứng với số cổ phần đang sở hữu”. Cũng theo quy chế đó, các nhà giáo dục, khoa học và quản lý chỉ giữ vai trò thụ động và luôn chịu sự áp đặt quyền lực của những người góp vốn. Quy chế quy định Hội đồng quản trị chỉ bao gồm “những người góp vốn xây dựng trường”, không nhắc đến các thành phần đại diện cho cộng đồng xã hội và đại diện cho sinh viên. Như vậy, những nhà đầu tư có nhiều tiền sẽ có quyền quyết định những vấn đề của trường, còn các nhà giáo dục dù có đóng góp nhiều trí tuệ nhưng số vốn ít ỏi thì tiếng nói sẽ không mấy giá trị.

Trường học hay công ty?

Đặc biệt, quy định cho phép quyết định của đại hội đồng cổ đông có giá trị hiệu lực khi được ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận, đã dẫn tới tình trạng ở nhiều trường các cổ đông chạy đua bán hoặc thu gom cổ phần để giành giật quyền lực, hình thành các nhóm lợi ích chi phối mọi hoạt động. Quy định này cũng vô hình trung tạo điều kiện làm thay đổi nhanh chóng thành phần cổ đông được quyền biểu quyết và làm cho đường hướng phát triển của trường ĐH tư thục không ổn định. Mỗi lần thay đổi nhà đầu tư thì đường hướng phát triển của trường ĐH tư thục có thể bị thay đổi theo quyết định của nhà đầu tư mới. Đó là chưa nói đến các tình huống rủi ro khi nhà đầu tư làm ăn thua lỗ, không thể duy trì việc đầu tư thì trường có nguy cơ… phá sản. Trong bối cảnh đó, số phận người học trở nên bấp bênh và hậu quả xấu cho xã hội vô cùng lớn.

Video đang HOT

Tất cả đều vì lợi nhuận

Trong khi mô hình trường ĐH tư thục có nhiều bất ổn thì Chính phủ lại quyết định chuyển toàn bộ 19 trường ĐH dân lập sang loại hình tư thục. Điều đó cũng có nghĩa là chấm dứt sự tồn tại của dân lập, một loại hình mang khá đậm sắc thái không vì lợi nhuận. Với quyết định này, các trường dân lập buộc phải chuyển sang cơ chế hoạt động vì lợi nhuận.

Thông tư 20 hướng dẫn chuyển đổi của Bộ GD-ĐT yêu cầu trường chuyển đổi phải có vốn điều lệ không dưới 50 tỉ đồng. Vì vậy, những trường ĐH dân lập do các nhà giáo sáng lập do không có nhiều tiền và không đủ số vốn quy định buộc phải kêu gọi nhà đầu tư. Khi nhà đầu tư vào trường và nắm giữ số vốn lớn thì họ lại có quyền quyết định sự phát triển của trường. Lúc này nhà giáo dục gần như mất trường vì với số vốn ít ỏi họ sẽ chẳng thể quyết định được các vấn đề của trường theo cơ chế đại hội đồng cổ đông.

Cũng theo hướng dẫn của Thông tư 20, sẽ có sự chuyển đổi từ chủ sở hữu tập thể các thành viên trong nhà trường qua chủ sở hữu tư nhân của những người góp vốn. Trong khi đó, căn cứ để được công nhận là “người góp vốn” lại không tính đến các loại vốn “trừu tượng” như trí tuệ, công sức của các nhà giáo dục, nhà khoa học, nhà quản lý. Bởi vậy có tình trạng là sau chuyển đổi, trường ĐH bị tuột khỏi tay số đông người thực sự có công lớn trong việc thành lập và xây dựng trường để chuyển vào tay những nhà đầu tư có nhiều tiền. Đó là một trong những nguyên nhân mà một số nhà giáo dục đã quyết định bán trường để không bị thiệt thòi khi trường đã chuyển đổi.

Theo GS-TSKH Đào Văn Lượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, Quy chế 61 và Thông tư 20 không thể hiện rõ vai trò của nhà giáo và người học. Ông Lượng nói: “Theo các quy chế hiện hành, Hội đồng quản trị trường ĐH tư thục có quyền rất to, quyết định rất nhiều vấn đề về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, quy hoạch, kế hoạch và phương hướng đầu tư phát triển trường… Rõ ràng người có tiền được quyết định rất nhiều thứ. Điều này chỉ phù hợp với doanh nghiệp. Đây là sai lầm của chính sách”.

Chuyển đổi bất thành

Theo Nghị định 75 của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật Giáo dục thì VN chỉ có 2 loại hình trường ĐH là công lập và tư thục. Do vậy Chính phủ đã ban hành Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg cho phép 19 trường ĐH dân lập được phép chuyển đổi sang loại hình trường tư thục. Quyết định này yêu cầu Bộ GD-ĐT hướng dẫn việc chuyển trước ngày 30.6.2007.

Tuy nhiên, sau hơn 3 năm, vào ngày 16.7.2010, Bộ mới ban hành Thông tư 20 hướng dẫn về việc chuyển đổi trường. Khi triển khai, hầu hết các trường đều lúng túng vì thông tư này có nhiều vướng mắc, khó giải quyết, nhất là vấn đề sở hữu trường. Từ đó đến nay chỉ có 4/19 trường chuyển đổi nhưng hầu hết đều nảy sinh bất ổn.

Ngày 2.3.2013, Bộ có Công văn số 2071 đề nghị các trường dân lập chưa chuyển đổi sang tư thục được tiến hành bầu Hội đồng quản trị lâm thời của trường, nhưng khi thực hiện công văn này lại tiếp tục phát sinh những vướng mắc mới.

Tháng 10 vừa qua, Bộ đã công bố Dự thảo thông tư quy định nội dung, trình tự, thủ tục chuyển đổi loại hình trường ĐH dân lập sang tư thục để thay thế cho Thông tư 20. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục thì cơ bản những vướng mắc làm chậm quá trình chuyển đổi vẫn chưa được giải quyết.

Bùng nổ mâu thuẫn

Trong hơn 20 năm tồn tại, nhiều trường ngoài công lập cũng phát sinh mâu thuẫn giữa các nhà giáo dục và nhà đầu tư. Tuy nhiên từ sau năm 2005, khi Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế về trường ĐH tư thục và yêu cầu chuyển đổi loại hình trường thì các mâu thuẫn trở nên gay gắt hơn.

Điển hình là sự việc diễn ra tại ĐH Hùng Vương (TP.HCM). Từ khi thực hiện chuyển đổi (năm 2010), trường này có thêm nhà đầu tư mới và trường bắt đầu mất ổn định. Trường ĐH Văn Hiến (TP.HCM) khi thực hiện chuyển đổi cũng bùng nổ mâu thuẫn do Hội đồng quản trị đã tổ chức “bán vốn” cho nhà đầu tư mới mà không được sự chấp thuận của tập thể nhà trường.

Mâu thuẫn không chỉ diễn ra ở các trường dân lập thực hiện chuyển đổi sang mô hình tư thục mà còn ở các trường ĐH tư thục mới ra đời. Trường ĐH Công nghệ Đông Á (Bắc Ninh) khi mới đi vào hoạt động cũng đã phát sinh mâu thuẫn do Hội đồng quản trị trường này từng tùy tiện bán vốn cho nhà đầu tư mới mà không thông qua đại hội đồng cổ đông. Trường ĐH Phan Châu Trinh (Quảng Nam) cũng từng diễn ra những mâu thuẫn gay gắt giữa nhà giáo dục và nhà đầu tư mà nguyên nhân cũng do nhóm đầu tư khống chế và muốn kinh doanh giáo dục. Tình trạng mâu thuẫn kéo dài giữa nhà trường và nhà đầu tư cũng từng diễn ra tại Trường ĐH Công nghệ thông tin Gia Định, Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM và một số trường khác…

Theo TNO

Bốn yếu tố chi phối chiến lược "xoay trục" của Mỹ

Từ năm 2010, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đẩy mạnh tiến độ "trở lại" châu Á của họ.

Cho đến nay, mặc dù đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Mỹ đang bế tắc về nhiều vấn đề, song họ dường như vẫn đạt được một sự đồng thuận về chiến lược "trở lại" khu vực châu Á-Thái Bình Dương, không chỉ củng cố ý chí thực thi chiến lược này của ông Obama, mà còn tạo ra một cơ sở chính trị quan trọng cho những chính sách cụ thể. Tuy nhiên, theo mạng tin "Chinausfocus" những triển vọng của chiến lược này còn phụ thuộc vào bốn yếu tố sau đây:

Bốn yếu tố chi phối chiến lược xoay trục của Mỹ - Hình 1

Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: THX/ TTXVN

Thứ nhất là tình hình tài chính không đáng lạc quan của Mỹ, với biểu hiện rõ ràng là việc các cơ quan của Chính phủ Mỹ phải tạm thời đóng cửa gần đây. Để đảo ngược tình hình tài chính khó khăn này, chính quyền Obama đang phải tiến hành một số bước cắt giảm chi tiêu quân sự. Mặc dù điều này có thể tránh cho ngân sách của Chính phủ Mỹ không bị thâm hụt quá cao, nhưng nó ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng hành động của Mỹ trên thế giới, nhất là trong việc đối phó với những cuộc khủng hoảng quốc tế.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết Bộ này phải cắt giảm chi phí hơn 1.000 tỷ USD trong thập kỷ tới và chỉ trích việc cắt giảm chi tiêu trên là "quá nhanh, quá nhiều, quá đột ngột và quá vô trách nhiệm". Hơn nữa, do tình hình kinh tế khó khăn, tỷ lệ ủng hộ chính sách đối ngoại của chính quyền Mỹ cũng giảm, ảnh hưởng xấu đến sự ủng hộ của xã hội để cho ông Obama tiếp tục thực thi chiến lược "trở lại" châu Á-Thái Bình Dương.

Theo kết quả các cuộc thăm dò mới nhất, có tới 56% số người được hỏi thất vọng với chính sách đối ngoại của chính quyền Obama; 52% cho rằng Mỹ nên tập trung vào các vấn đề trong nước trước; và lần đầu tiên trong gần 40 năm qua, 53% cho rằng ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới suy giảm trong thập kỷ qua.

Thứ hai là tình hình an ninh tại các khu vực khác trên thế giới. Về cơ bản, chiến lược này khiến Mỹ phải cơ cấu lại lực lượng. Nếu tình hình an ninh xấu đi tại các khu vực khác, Mỹ sẽ không có lựa chọn nào khác việc phải cắt giảm lực lượng, ban đầu được sử dụng để tăng cường sức mạnh tại châu Á. Từ khía cạnh này, chiến lược này còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.

Thứ ba là thái độ của các nước châu Á đang hạn chế những chính sách của chính quyền Obama vốn đã gây ra những phản ứng tâm lý trái ngược tại các nước châu Á. Một mặt họ hoan nghênh sự can dự của Mỹ trong các vấn đề châu Á và coi Mỹ là đối trọng để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc. Song mặt khác, các nước châu Á cũng duy trì và phát triển quan hệ tốt với Trung Quốc, không chỉ vì các lý do kinh tế, mà còn cả vì các tính toán địa chiến lược.

Bản thân Trung Quốc là một nước châu Á, vì thế, hầu hết các quốc gia châu Á đều rất miễn cưỡng khi buộc phải chọn đứng về bên nào giữa Mỹ và Trung Quốc. Hoạt động ngoại giao cân bằng là lựa chọn ưa thích và tối ưu của họ. Kết quả là Mỹ sẽ không dễ dàng đạt được các mục tiêu chiến lược của họ bằng cách tăng cường quan hệ với các nước châu Á.

Thứ tư là tình hình phát triển của Trung Quốc đang ảnh hưởng đến chiến lược này của Mỹ bởi những mục tiêu rõ ràng của chiến lược này là nhằm chống lại Trung Quốc, cho dù Mỹ có thừa nhận hay không. Tiến trình phát triển của Trung Quốc cũng đang trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chiến lược "trở lại" châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.

Về cơ bản, mục tiêu của chiến lược này là đạt được những lợi ích lớn nhất ở châu Á và việc này đang đòi hỏi Mỹ phải xử lý một cách thích hợp quan hệ với Trung Quốc trong khi thực hiện chiến lược này.

Theo Thanh Hoa

Baotintuc.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chủ tịch 'chôm' gần 2 tỷ đồng quỹ công đoàn đi chơi bitcoinChủ tịch 'chôm' gần 2 tỷ đồng quỹ công đoàn đi chơi bitcoin
13:06:43 12/12/2024
Nữ diễn viên hạng A bỏ trốn vì món nợ 14 tỷ, danh tiếng sụp đổ còn bị truy nã khắp nơiNữ diễn viên hạng A bỏ trốn vì món nợ 14 tỷ, danh tiếng sụp đổ còn bị truy nã khắp nơi
15:11:04 12/12/2024
NSƯT Chí Trung 'sốc toàn tập', sụt 10kg khi vợ cũ Ngọc Huyền nói ly hônNSƯT Chí Trung 'sốc toàn tập', sụt 10kg khi vợ cũ Ngọc Huyền nói ly hôn
13:00:36 12/12/2024
Nhà nghiên cứu Ngô Hương Giang: "Cần có chế tài để kéo Trấn Thành về hiện thực"Nhà nghiên cứu Ngô Hương Giang: "Cần có chế tài để kéo Trấn Thành về hiện thực"
15:19:55 12/12/2024
HOT: Selena Gomez bất ngờ thông báo đính hôn, khoe nhẫn kim cương cỡ khủngHOT: Selena Gomez bất ngờ thông báo đính hôn, khoe nhẫn kim cương cỡ khủng
12:54:28 12/12/2024
Thầy hiệu trưởng trường mầm non đặt camera quay lén trong nhà vệ sinh, nhiều tình tiết gây sốc được phanh phuiThầy hiệu trưởng trường mầm non đặt camera quay lén trong nhà vệ sinh, nhiều tình tiết gây sốc được phanh phui
14:36:23 12/12/2024
Đại gia giàu nức tiếng lái siêu xe đưa vợ đi họp báo, ánh mắt nhìn bà xã thế nào mà có ngay 2 triệu viewĐại gia giàu nức tiếng lái siêu xe đưa vợ đi họp báo, ánh mắt nhìn bà xã thế nào mà có ngay 2 triệu view
15:13:40 12/12/2024
Dàn anh tài cuối cùng gấp rút đến Hà Nội trước thềm concert, 1 nhân vật mắc kẹt lại TP.HCM vì sự cố khó ngờ!Dàn anh tài cuối cùng gấp rút đến Hà Nội trước thềm concert, 1 nhân vật mắc kẹt lại TP.HCM vì sự cố khó ngờ!
15:04:27 12/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vũ Thùy Linh - Ca sĩ hát cùng HIEUTHUHAI ở Festival âm nhạc lớn nhất 2024 là ai?

Vũ Thùy Linh - Ca sĩ hát cùng HIEUTHUHAI ở Festival âm nhạc lớn nhất 2024 là ai?

Sao việt

18:36:35 12/12/2024
Vũ Thùy Linh sinh ra vào lớn lên trong một gia đình không có làm về nghệ thuật. Tuy nhiên, cô được cả gia đình ủng hộ, thậm chí đứng sau hậu thuẫn từ tinh thần đến tài chính để theo đuổi đam mê.
Nga đề cử đại sứ mới tại Mỹ: Nỗ lực cải thiện quan hệ giữa căng thẳng quốc tế

Nga đề cử đại sứ mới tại Mỹ: Nỗ lực cải thiện quan hệ giữa căng thẳng quốc tế

Thế giới

18:07:06 12/12/2024
Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, xác nhận rằng danh tính của đại sứ mới sẽ được công bố ngay sau khi các thủ tục bổ nhiệm hoàn tất. Ông cũng nhấn mạnh rằng quá trình này sẽ được tiến hành theo các quy trình pháp lý và ng...
Tài xế ô tô "ẩu đả" với rắn hổ mang giữa đường và cái kết

Tài xế ô tô "ẩu đả" với rắn hổ mang giữa đường và cái kết

Lạ vui

18:06:56 12/12/2024
Trong clip, người đàn ông được nhìn thấy đang vật lộn với con rắn hổ mang giữa đường và được nhìn thấy đang cầm lấy đuôi nó. Con vật sau đó lao vào người đàn ông khiến anh ta ngã xuống đất.
Ông lão U70 đến ngân hàng chuyển tiền, giao dịch viên lập tức báo cảnh sát liền được khen thưởng

Ông lão U70 đến ngân hàng chuyển tiền, giao dịch viên lập tức báo cảnh sát liền được khen thưởng

Netizen

17:57:47 12/12/2024
Nhân viên ngân hàng không chỉ từ chối phục vụ ông lão 70 tuổi thực hiện giao dịch chuyển tiền mà còn báo cảnh sát. Sau khi nhận được sự giúp đỡ, ông Vĩ đã viết một bức thư tay để gửi lời cảm ơn chân thành đến mọi người.
Cách làm bánh khúc cây đơn giản, ý nghĩ cho Giáng sinh 2024

Cách làm bánh khúc cây đơn giản, ý nghĩ cho Giáng sinh 2024

Ẩm thực

17:42:03 12/12/2024
Cách làm bánh khúc cây đơn giản, ý nghĩ cho Giáng sinh 2024. Chiếc bánh khúc cây đẹp mắt này sẽ khiến Giáng sinh thêm ý nghĩa.
Hyun Bin thừa nhận bất đồng ý kiến với Son Ye Jin vì 1 điều liên quan đến tương lai của quý tử 2 tuổi

Hyun Bin thừa nhận bất đồng ý kiến với Son Ye Jin vì 1 điều liên quan đến tương lai của quý tử 2 tuổi

Sao châu á

17:03:21 12/12/2024
Trước đây cũng từng có thông tin về chủ đề này liên quan đến con trai nhà Hyun Bin - Son Ye Jin rộ lên khắp phương tiện truyền thông đại chúng xứ Trung - Hàn.
Nàng hồ ly đẹp khuynh đảo màn ảnh Hoa ngữ, đang được khen khắp MXH: Visual thăng hạng rực rỡ, thần thái cực slay

Nàng hồ ly đẹp khuynh đảo màn ảnh Hoa ngữ, đang được khen khắp MXH: Visual thăng hạng rực rỡ, thần thái cực slay

Hậu trường phim

16:54:24 12/12/2024
Trong những hình ảnh được leak ra từ phim trường, cô mặc trang phục trắng từ đầu đến chân, có bộ nail màu đỏ và khoe thần thái cực kỳ slay.
Hotgirl tuyển nữ Việt Nam khoe ảnh tình tứ như ảnh cưới với đồng đội nữ

Hotgirl tuyển nữ Việt Nam khoe ảnh tình tứ như ảnh cưới với đồng đội nữ

Sao thể thao

15:48:21 12/12/2024
Hậu vệ Trần Thị Duyên và tiền vệ Nguyễn Thị Bích Thùy có mối quan hệ khá đặc biệt ở đội tuyển nữ Việt Nam. Cặp đôi bén duyên sau khi cùng tham dự World Cup 2023 diễn ra ở Newzealand.
Cặp sao Việt tái hợp sau 16 năm khiến dân tình sốc visual, toàn "chiến thần hack tuổi" còn sang chảnh miễn bàn

Cặp sao Việt tái hợp sau 16 năm khiến dân tình sốc visual, toàn "chiến thần hack tuổi" còn sang chảnh miễn bàn

Phim việt

15:34:42 12/12/2024
Một trong số những tựa phim truyền hình Việt nhiều drama và được quan tâm nhiều nhất nhì thời điểm hiện tại phải kể đến Tiểu Tam Không Có Lỗi.