Đồng tiền chi phối, đại học tư bất ổn – Kỳ 2: Nhập nhằng lợi ích công, tư

Theo dõi VGT trên

Các chuyên gia giáo dục cho rằng để giải quyết bất ổn của đại học tư thục cần phải có loại hình trường không vì lợi nhuận.

Đồng tiền chi phối, đại học tư bất ổn - Kỳ 2: Nhập nhằng lợi ích công, tư - Hình 1

Cần có cơ chế rõ ràng, quy định minh bạch để các trường ĐH ngoài công lập có điều kiện phát triển. Trong ảnh: Sinh viên trong thư viện của một trường ĐH ngoài công lập có uy tín tại TP.HCM – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Đa dạng hóa loại hình trường

PGS-TS Phạm Duy Nghĩa cho biết: Ở một số nước trên thế giới, chẳng hạn như Mỹ, các trường ĐH phi lợi nhuận không được tổ chức như các công ty cổ phần, không vì mục đích lợi nhuận, không được chia lãi vì thế trong điều lệ các trường tư thục loại đó không có khái niệm cổ đông. Ngược lại, trường do hội đồng tín thác quản lý. Hội đồng này gồm những người có uy tín do các nhà tài trợ chọn, các nhà quản lý giáo dục, cộng đồng giáo viên và cộng đồng sinh viên, bao gồm cả cựu học viên. Ông Nghĩa cho rằng VN phải tính tới việc, ngoài các loại hình ĐH hiện hành, nên suy tính cho phép ra đời các trường ĐH tư thục phi lợi nhuận.

Lẫn lộn giữa vì lợi nhuận và bất vụ lợi

Theo GS Lâm Quan Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH – Bộ GD-ĐT, một trong các lý do của sự chậm trễ khi chuyển đổi loại hình trường từ dân lập sang tư thục là các văn bản pháp quy không làm rõ khái niệm lợi nhuận hay không lợi nhuận.

PGS-TS Phạm Duy Nghĩa, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết các quy định hiện hành ở nước ta chỉ mới có một quan niệm xem trường ĐH tư thục như một công ty cổ phần kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục ĐH. Mặc dù không sử dụng thuật ngữ “vì lợi nhuận” nhưng thực chất quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của ĐH tư thục ở VN chỉ tập trung vào loại hình vì lợi nhuận.

Video đang HOT

Mới đây, tại nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật Giáo dục ĐH ban hành ngày 24.10.2013 đã có tiêu chí xác định những trường không vì lợi nhuận. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục thì quy định trong nghị định này vẫn chưa thực sự chính xác.

Ông Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH cho rằng nếu quan niệm không vì lợi nhuận chỉ biểu hiện thông qua lợi tức mà chưa quan tâm đến sự độc quyền can thiệp vào các hoạt động hằng ngày của các cổ đông lớn đối với nhà trường là chưa thật sự thỏa đáng. Ông Khuyến cho biết: “Theo thông lệ chung, các cơ sở giáo dục không vì lợi nhuận phải thể hiện qua 3 tiêu chí: Không chia lợi nhuận cho cá nhân; toàn bộ tài sản của trường thuộc sở hữu cộng đồng; được quản lý bởi một hội đồng đại diện cho tất cả các nhóm có lợi ích liên quan trong cộng đồng xã hội, bao gồm nhiều thành phần: nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhà giáo dục, nhà quản lý, chính trị gia…”.

Trường học không chỉ là doanh nghiệp

Theo quy định hiện hành, các trường ĐH tư thục thuộc về sở hữu cá nhân và người có tiền thì có quyền. Trong khi đó, nhiều trường không muốn đi theo mô hình này mà muốn trở thành trường không vì lợi nhuận và chủ sở hữu là tập thể nhà trường.

GS Trần Phương, Chủ tịch Hội đồng quản trị – Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, cho biết ngay từ những ngày đầu thành lập, trường ông đã được xây dựng theo mô hình tư thục: Toàn bộ nguồn vốn hoạt động của trường đều hình thành từ vốn góp của tư nhân – các thành viên sáng lập, cán bộ, nhân viên, giảng viên và cộng tác viên của trường. Tuy nhiên theo ông Phương, ở trường này quyền lực không phải trao vào tay những người có số vốn lớn nhất như quy chế ĐH tư thục hiện hành. Đặc biệt, trường không mời nhà đầu tư làm chủ trường mà là những người góp vốn (hầu hết là cán bộ, công nhân viên, giáo viên) và một số người có công sáng lập. Đồng thời, nhà trường quy định việc chuyển nhượng cổ phần chỉ được trong nội bộ cổ đông để ngăn cản việc bán trường.

Theo ông Lê Viết Khuyến, ở nhiều nước chủ nhân thực sự của một trường ĐH tư thục thường là cộng đồng xã hội bao gồm tất cả những ai có liên quan đến hoạt động của nhà trường, trong đó nhà đầu tư chỉ góp một thành phần đại diện. Đây là mô hình của kiểu trường ĐH không vì lợi nhuận rất phổ biến hiện nay trên thế giới. Để khuyến khích loại trường này, nhiều nước đã quy định trong luật pháp buộc nhà đầu tư phải cam kết không can thiệp vào hoạt động nội bộ của trường.

Ông Khuyến phân tích, trường ĐH tư thục không phải là một doanh nghiệp bình thường mà là một đơn vị hoạt động lấy giáo dục con người làm mục tiêu phục vụ. Trong khi mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa thì bản chất trường tư thục lại không phải vì lợi nhuận tối đa, mà hướng sản phẩm sinh viên tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội. Có thể có một số khâu trong quản lý nhà trường giống với quản lý doanh nghiệp nhưng không vì thế mà coi nhà trường như doanh nghiệp. Ông Khuyến khẳng định: “Không nhất thiết phải có vốn góp mới được tham gia quản lý trường đại học; một người góp nhiều vốn cho việc xây dựng và phát triển nhà trường thì cũng không thể vì thế đương nhiên được giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt trong nhà trường”.

Theo TNO

Đồng tiền chi phối, đại học tư bất ổn - Kỳ 3: Thay đổi những quy định không hợp lý

Sự mất ổn định của hàng loạt trường ĐH, CĐ ngoài công lập thời gian qua, theo nhận định của các chuyên gia, phần lớn do những quy định không hợp lý về loại hình trường tư thục. Vì vậy, chỉ có điều chỉnh những quy định này mới mong thay đổi thực trạng hiện nay.

Đồng tiền chi phối, đại học tư bất ổn - Kỳ 3: Thay đổi những quy định không hợp lý - Hình 1

Sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM trong giờ thực hành. Đây là một trong 4 trường được chuyển đổi sang tư thục - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Chỉ "ủng hộ" người có tiền

Theo PGS-TS Nguyễn Tác Anh, Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM, mâu thuẫn của trường xảy ra cách đây 3 năm là một bài học xương máu. Chỉ trong vòng 2 ngày, 2 cá nhân đã bỏ vào trường đến 140 tỉ đồng nhằm mục đích "nắm" trường. Mâu thuẫn bùng phát gay gắt giữa đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong trường và những người góp vốn. Hội đồng quản trị phải tổ chức ngay đại hội cổ đông để giải quyết. Sau đó, các cá nhân này cũng rút khỏi trường.

Cũng theo ông Anh, trường ĐH là tổ chức đặc biệt, không thể coi là doanh nghiệp. Người bỏ vốn vào giáo dục là giúp cho xã hội chứ không phải lấy lời. Trường phi lợi nhuận và vì lợi nhuận cũng cần được quy định và có ranh giới rõ ràng. Quyền quyết định trong trường học cũng nên là của hội đồng giáo sư và chuyên gia chứ không phải người có tiền.

Đồng tiền chi phối, đại học tư bất ổn - Kỳ 3: Thay đổi những quy định không hợp lý - Hình 2
Quy định hiện nay hầu như đưa 2 loại này về hình thức vì lợi nhuận hết. Trong khi có tập thể nhà khoa học, nhà giáo tâm huyết muốn mở trường tư phi lợi nhuận nhưng không được mở Đồng tiền chi phối, đại học tư bất ổn - Kỳ 3: Thay đổi những quy định không hợp lý - Hình 3GS Trần Hồng Quân_(Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập)

Theo nhiều chuyên gia, vụ việc tại Trường ĐH Hùng Vương (TP.HCM) cũng bắt nguồn từ bất cập của các quy định. Theo ông Nguyễn Đăng Dờn, nguyên Hiệu trưởng tạm quyền Trường ĐH Hùng Vương, hiện nay Quyết định 61, 63 của Thủ tướng Chính phủ đang "mở đường" cho các nhà đầu tư nhảy vào chi phối trường ĐH. Các quyết định này đặt vai trò của nhà đầu tư quá lớn mà vai trò của người sáng lập, cán bộ, công nhân viên... trong trường chỉ là người làm thuê. Điều này không đúng với bản chất của giáo dục.

"Trường ĐH Hùng Vương thành lập từ năm 1995, trải qua cả quá trình phát triển lâu dài với sự chung tay xây dựng của hàng ngàn người, nhưng nhà đầu tư chỉ cần bỏ vào vài chục tỉ, chi phối hết tất cả là rất vô lý. Điều đáng nói là họ lại được các văn bản pháp lý đứng đằng sau ủng hộ", ông Dờn nói.

Phải tính các giá trị khác ngoài tiền

Theo GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, công ty kinh doanh và trường học khác nhau về mục đích và chức năng nên không thể xem trường học như một doanh nghiệp được. Vì vậy, có 2 điều cần phải thay đổi trong các quy định phát triển trường tư.

Thứ nhất, phải có quy định rõ ràng trường lợi nhuận và phi lợi nhuận. "Tôi không đánh giá vị lợi nhuận là không tốt vì loại hình này có vai trò riêng của nó. Nhưng quản lý 2 loại trường này hoàn toàn khác nhau. Quy định hiện nay hầu như đưa 2 loại này về hình thức vì lợi nhuận hết. Trong khi có tập thể nhà khoa học, nhà giáo tâm huyết muốn mở trường tư phi lợi nhuận nhưng không được mở", ông Quân khẳng định.

Thứ hai, theo ông Quân, luật quy định khi có người góp vốn bằng tiền mới được tính, trong khi các giá trị trừu tượng (bí quyết công nghệ, phương pháp giảng dạy tốt, công xây dựng trường, thương hiệu cá nhân tạo ra vị thế nhà trường...) đều không được tính là vốn. Những giá trị này phải được coi là vốn, thậm chí là vốn rất quý, quý hơn cả vốn bằng tiền. Đội ngũ này chỉ được làm thuê thôi thì không được. Họ phải là chủ thể, quyết định đường hướng của nhà trường. Luật phải "nâng" họ lên. Lượng hóa số vốn này là việc khó nhưng không phải không làm được. "Làm được điều này, quy chế dành cho trường tư sẽ không mang hình thức là quy chế như doanh nghiệp nữa", ông Quân nói.

Trong một nghiên cứu đăng trên website của Viện Nghiên cứu lập pháp (Ủy ban Thường vụ Quốc hội), tiến sĩ Trần Thị Thu Hà và tiến sĩ Trần Thị Thu Vân (Trường ĐH Hòa Bình) chỉ rõ sự bất cập của các quy định giáo dục: "Quy chế bao trùm hoạt động của ĐH tư thục hiện nay vẫn là quy chế tổ chức và hoạt động của một doanh nghiệp, thậm chí, vì được "khoác" cái áo của công ty cổ phần, ĐH tư thục còn thuộc loại doanh nghiệp "lấy kinh doanh làm hoạt động chính". "Chiếc áo khoác" công ty cổ phần này là loại hình chung duy nhất áp dụng cho tất cả các trường ĐH tư thục. Dù muốn hay không, tất cả các ĐH tư thục hiện nay đều bắt buộc phải vận hành theo mô hình của một công ty vì mục tiêu lợi nhuận mà không có sự lựa chọn nào khác". Qua đó, hai tác giả đề xuất: "Ngoài việc công nhận hai mô hình ĐH tư thục, cũng cần thể hiện rõ thái độ của Nhà nước đối với mỗi mô hình. Thái độ đó cần được thể hiện bằng chính sách cụ thể qua từng điều luật. Nếu Nhà nước muốn khuyến khích phát triển mô hình ĐH tư thục phi lợi nhuận, luật phải có những chính sách về thuế, chế độ tài chính... cho mô hình này. Ngược lại, nếu muốn khuyến khích sự phát triển của ĐH vì mục tiêu lợi nhuận, cần có cơ chế quản lý thích hợp để giám sát được chất lượng của mô hình đó, hạn chế những tác động tiêu cực của yếu tố thị trường vào hoạt động của trường ĐH".

Cố tình hiểu sai ?

Hiệu trưởng một trường ĐH dân lập tại TP.HCM cho biết những bất ổn của trường tư, việc chuyển đổi bất thành từ loại hình dân lập sang tư thục còn vì một nguyên nhân khác. Đó là nhiều người cố tình hiểu sai những văn bản pháp quy. Ông lấy ví dụ: Khoản 2, điều 18 trong Nghị định 75 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật Giáo dục có viết: "Không thành lập cơ sở giáo dục dân lập ở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học". Theo ông, như thế phải hiểu rằng không được thành lập mới chứ không có nghĩa là không cho tồn tại trường ngoài công lập. Ngoài ra, điều 48 luật Giáo dục quy định nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình công lập, dân lập, tư thục. Nếu hiểu đúng như vậy thì đã không xảy ra tình trạng lộn xộn trong khối các trường ĐH ngoài công lập thời gian rất dài vừa qua.

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đám cưới Hoa hậu Khánh Vân: Cô dâu khoe visual siêu xinh, chú rể bỗng dưng "biến mất" vì lý do khó đỡ!Đám cưới Hoa hậu Khánh Vân: Cô dâu khoe visual siêu xinh, chú rể bỗng dưng "biến mất" vì lý do khó đỡ!
19:50:24 12/12/2024
Hyun Bin thừa nhận bất đồng ý kiến với Son Ye Jin vì 1 điều liên quan đến tương lai của quý tử 2 tuổiHyun Bin thừa nhận bất đồng ý kiến với Son Ye Jin vì 1 điều liên quan đến tương lai của quý tử 2 tuổi
17:03:21 12/12/2024
Hoa hậu Thuỳ Tiên bị đặt camera quay lén, cảnh tượng phơi bày khiến Quang Linh Vlog sững ngườiHoa hậu Thuỳ Tiên bị đặt camera quay lén, cảnh tượng phơi bày khiến Quang Linh Vlog sững người
19:56:48 12/12/2024
Trấn Thành đáp trả khi vướng tranh cãi mời 2 "thánh đơ" Kỳ Duyên - Tiểu Vy đóng phimTrấn Thành đáp trả khi vướng tranh cãi mời 2 "thánh đơ" Kỳ Duyên - Tiểu Vy đóng phim
17:23:12 12/12/2024
Trở thành con triệu phú sau 25 năm bị bắt cóc, chàng trai từ chối khối tài sản kếch xù, 1 năm sau nhận cái kết không ngờTrở thành con triệu phú sau 25 năm bị bắt cóc, chàng trai từ chối khối tài sản kếch xù, 1 năm sau nhận cái kết không ngờ
17:51:31 12/12/2024
Vũ trụ Hoa hậu tại đám cưới Khánh Vân: Kim Duyên góp mặt giữa tin đồn nghỉ chơi, Kỳ Duyên - Thiên Ân cực slayVũ trụ Hoa hậu tại đám cưới Khánh Vân: Kim Duyên góp mặt giữa tin đồn nghỉ chơi, Kỳ Duyên - Thiên Ân cực slay
21:58:59 12/12/2024
1 sao nữ vạch trần Cha Eun Woo hẹn hò bạn gái Trung Quốc, mạnh tay chi 1,7 tỷ dỗ dành mỗi lần cãi nhau?1 sao nữ vạch trần Cha Eun Woo hẹn hò bạn gái Trung Quốc, mạnh tay chi 1,7 tỷ dỗ dành mỗi lần cãi nhau?
18:59:53 12/12/2024
Cặp đôi "Kỳ Duyên - Minh Triệu" mới của showbiz: Chăm sóc nhau, "dính như sam" tại sự kiệnCặp đôi "Kỳ Duyên - Minh Triệu" mới của showbiz: Chăm sóc nhau, "dính như sam" tại sự kiện
18:56:59 12/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Khánh Vân cùng ông xã xúc động bật khóc trong lễ cưới

Hoa hậu Khánh Vân cùng ông xã xúc động bật khóc trong lễ cưới

Sao việt

23:53:07 12/12/2024
Hoa hậu Khánh Vân và ông xã nhiếp ảnh gia Nguyễn Long không kìm được nước mắt trước khoảnh khắc thiêng liêng trong lễ cưới.
Những phim hay nhất năm 2024

Những phim hay nhất năm 2024

Phim âu mỹ

23:39:43 12/12/2024
Các tác phẩm dưới đây được lọc ra từ các danh sách của các tờ báo, tạp chí chuyên ngành dựa trên mức độ xuất hiện cũng như những đóng góp về giá trị nghệ thuật lẫn doanh thu phòng vé năm qua.
Mặt mộc gây sốc của Song Hye Kyo

Mặt mộc gây sốc của Song Hye Kyo

Phim châu á

23:34:04 12/12/2024
Trong tấm poster đầu tiên, Dark Nuns gây ấn tượng mạnh, khơi gợi sự tò mò của khán giả bởi ánh nhìn, biểu cảm của cặp nữ chính Song Hye Kyo và Jeon Yeo Bin.
Mỹ nhân hạng A trở thành trò cười của hàng triệu người vì bị BTC bắt đi thay váy ngay trên sóng trực tiếp

Mỹ nhân hạng A trở thành trò cười của hàng triệu người vì bị BTC bắt đi thay váy ngay trên sóng trực tiếp

Hậu trường phim

23:30:49 12/12/2024
Không chỉ bị hàng triệu khán giả chê cười, cô còn bị mắng là lợi dụng chiêu trò để gây chú ý, mong muốn nổi danh bằng tai tiếng.
Sao bị ghét nhất 'Cuộc chiến thượng lưu' kết hôn ở tuổi 48, giấu danh tính vợ

Sao bị ghét nhất 'Cuộc chiến thượng lưu' kết hôn ở tuổi 48, giấu danh tính vợ

Sao châu á

23:21:08 12/12/2024
Uhm Ki Joon - nam diễn viên nổi đình đám với vai phản diện Joo Dan Tae trong series Cuộc chiến thượng lưu sẽ chia tay cuộc sống độc thân ở tuổi 48 vào ngày 22/12 tới.
Nam diễn viên bất ngờ qua đời ở tuổi 37

Nam diễn viên bất ngờ qua đời ở tuổi 37

Sao âu mỹ

23:19:20 12/12/2024
Theo New York Post, nam tài tử Tây Ban Nha José de la Torre qua đời ở tuổi 37 hôm 5/12, chỉ vài tháng sau khi tiết lộ vấn đề sức khỏe.
Mỹ Linh, Thiều Bảo Trâm đổ bệnh trước thềm Công diễn 3

Mỹ Linh, Thiều Bảo Trâm đổ bệnh trước thềm Công diễn 3

Tv show

23:16:11 12/12/2024
Trước thềm Công diễn 3, Mỹ Linh gặp vấn đề về sức khỏe. Dù vậy ngay trên sân khấu tổng duyệt Tôi không còn viết tình ca , cô vẫn chỉn chu góp ý để Ái Phương hát rõ lời hơn.
Thấy chồng tiết kiệm được 5 tỷ, tôi hối thúc mua căn hộ chung cư nhưng chồng lại nói một câu tê tái

Thấy chồng tiết kiệm được 5 tỷ, tôi hối thúc mua căn hộ chung cư nhưng chồng lại nói một câu tê tái

Góc tâm tình

22:41:03 12/12/2024
Chưa kịp mừng vì chồng có được khoản tiền lớn thì tôi đã nhận được trái đắng. Tính tình chồng tôi rất chặt chẽ, mỗi tháng anh chỉ đưa cho tôi 11 triệu để chi tiêu sinh hoạt trong gia đình.
Vợ chồng xây homestay đẹp như cổ tích ở Bình Định để con vui chơi dịp nghỉ

Vợ chồng xây homestay đẹp như cổ tích ở Bình Định để con vui chơi dịp nghỉ

Netizen

22:36:42 12/12/2024
Quyết định đi vay ngân hàng 100% để mua mảnh đất sát biển và xây một căn homestay trên đó được chị Trần Thị Minh Thu, 34 tuổi, đưa ra rất chóng vánh.
Người đàn ông có tài sản 22 tỷ đồng sau 40 năm đi ăn xin

Người đàn ông có tài sản 22 tỷ đồng sau 40 năm đi ăn xin

Lạ vui

22:21:59 12/12/2024
ẤN ĐỘ - Được mệnh danh là gã ăn xin giàu nhất thế giới , Bharat Jain sở hữu khối tài sản lên tới 75 triệu rupee (hơn 22 tỷ đồng) sau 40 năm hành nghề.
Hà Nội trời rét căm căm, nàng WAG chân dài nhất làng bóng Việt vẫn lên đồ đi chơi pickleball

Hà Nội trời rét căm căm, nàng WAG chân dài nhất làng bóng Việt vẫn lên đồ đi chơi pickleball

Sao thể thao

21:55:35 12/12/2024
Thời gian gần đây, tiền vệ nổi tiếng Mạc Hồng Quân và vợ là Kỳ Hân liên tục check-in trên sân pickleball, khẳng định niềm yêu thích với môn thể thao hot trend nhất năm 2024