Đôi vợ chồng sắp cưới có nguy cơ không thể đến với nhau vì ung thư “ngăn cản”: Bác sĩ cảnh báo 3 loại ung thư nguy hiểm có thể di truyền
Sự xuất hiện của ung thư luôn đi liền với đột biến gen. Nhất là lại càng nguy hiểm hơn nếu nó truyền lại cho thế hệ sau, khiến cho tỷ lệ mắc ung thư ở trẻ nhỏ tăng lên trông thấy.
Ung thư phải nói là căn bệnh nguy hiểm bậc nhất thời đại nay. Bởi nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, nó sẽ di căn nhanh chóng và gây tử vong cho người bệnh. Tuy ung thư không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng nó lại có khả năng di truyền cho thế hệ sau, nhất là khi bố hoặc mẹ có tiền sử mắc ung thư.
Trước vấn đề trên, ông Jianjun – Trưởng khoa phẫu thuật vú và tuyến giáp tại Trung tâm Ung thư của Bệnh viện liên kết đầu tiên thuộc Đại học Jiaotong (Trung Quốc), đã chia sẻ câu chuyện về một trường hợp đáng thương trên tờ QQ.
Theo đó, Xiao Li là một cô gái đang tuổi xuân thì và có bạn trai khoảng hơn nửa năm trước. Cả hai người giống như một cặp “trời sinh”, rất đồng điệu và hợp nhau đến không tưởng. Ban đầu họ dự định sẽ kết hôn vào tháng 3 năm nay, nhưng do dịch Covid-19 mà đám cưới phải hoãn lại. Thế nên, Xiao mong muốn làm giấy đăng ký kết hôn trước để thuận tiện cho nhiều dự định sắp tới.
Do dịch Covid-19 nên cả hai quyết định đi đăng ký kết hôn rồi cưới xin sau, không ngờ lại xảy ra sự cố (Ảnh minh họa).
Vào ngày đi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ đã hỏi Ryoko – chồng sắp cưới của Xiao rằng, liệu gia đình anh có bệnh di truyền nào không. Chẳng hề giấu giếm, Ryoko thú nhận có ông bà bị ung thư ruột còn dì thì ung thư vú, nhưng đến đời bố anh ấy thì không hề bị ung thư. Vậy nên anh nghĩ rằng chắc chắn mọi sự sẽ ổn.
Lúc này ông Jianjun mới bác bỏ và giải thích: “Không phải cứ người thân có tiền sử ung thư thì bạn sẽ mắc và ngược lại, nhưng tỷ lệ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn nếu có người thân bị ung thư. Bây giờ hoàn toàn tùy thuộc vào hai bạn, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đến với nhau”.
Đi khám về Xiao Li liền gọi điện cho bố mẹ để tâm sự về tình trạng hiện tại. Sau khi nghe xong, dù bố mẹ cô đều thương con gái lẫn con rể nhưng họ vẫn khuyên cô suy nghĩ thêm. Bởi tiền sử gia đình Ryoko mắc ung thư thì sau này Xiao mang thai sẽ có nguy cơ di truyền ung thư cho con, nhỡ không may xảy ra thật thì sẽ rất khó khăn.
Giờ đây Xiao Li thật sự rối bời vì vừa muốn kết hôn nhưng lại lo ngại di truyền ung thư cho con (Ảnh minh họa).
Nghe xong, Xiao Li liền bật khóc vì cô vô cùng rối bời. Một mặt bố mẹ cô nói quá đúng nên không thể phủ nhận, mặt khác Ryoko lại là người đàn ông chu toàn mà cô hết mực yêu thương, chắc chắn sẽ là tấm chồng tốt. Vừa muốn cưới chồng nhưng lại băn khoăn về vấn đề di truyền ung thư, Xiao như đứng trước mớ bòng bong không lời giải đáp…
Liệu ung thư có thể di truyền hay không?
Video đang HOT
Theo lịch sử ghi chép lại, gia đình của tướng Napoleon Bonaparte nổi tiếng bao gồm cha, ông nội, ba chị em gái và bốn anh em đã qua đời vì ung thư dạ dày. Một trường hợp khác là cô gái Mei Yan, đã qua đời vào ngày 30/12/2003 do ung thư cổ tử cung, sau đó 3 trong 4 người con của cô cũng mất vì căn bệnh tương tự.
Theo ông Jianjun, ung thư luôn có mối quan hệ chặt chẽ với di truyền. Những người có tiền sử gia đình bị ung thư sẽ có nguy cơ mắc ung thư cao hơn hẳn bình thường. Tuy không thể chắc chắn 100% sau này thế nào, nhưng họ luôn thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư.
Vậy nên, hãy cảnh giác trước 3 loại ung thư có xu hướng di truyền rõ ràng từ bố mẹ cho con, hoặc thậm chí là đến đời cháu chắt:
1. Ung thư gan
Nếu gia đình có tiền sử ung thư gan, đặc biệt là bố mẹ, bạn cần phải cảnh giác cao độ và cần phải phòng ngừa sớm. Bệnh thường xuất phát do sự lây truyền của virus viêm gan B trong gia đình, rồi từ từ tiến hóa thành ung thư gan nếu không điều trị kịp thời.
Nguy hiểm hơn, nếu phụ nữ mắc viêm gan B trước hoặc trong khi mang thai, con của họ sẽ có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn. Vậy nên, để phòng tránh tốt thì hãy bắt đầu sàng lọc ung thư gan khoảng 6 tháng/lần nếu bạn trên 40 tuổi.
2. Ung thư vú
Ung thư vú luôn được các bác sĩ cảnh giác vì nó có xu hướng di truyền rất rõ, đặc biệt là giữa các thành viên trong gia đình. Khảo sát dịch tễ học cho thấy, nếu một người họ hàng gần bị ung thư vú thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng gấp 3 lần, nếu hai người họ hàng gần bị ung thư vú thì tỷ lệ này sẽ tăng gấp 7 lần.
Chị em phụ nữ cần cảnh giác trước căn bệnh ung thư vú nguy hiểm bởi nó có khả năng gây tử vong rất cao.
Các chuyên gia cảnh báo rằng, nếu gia đình có người trẻ bị ung thư vú (dưới 50 tuổi), khả năng cao là cả nhà bạn đã có gen mắc ung thư vú. Nếu mẹ và chị gái cùng mắc ung thư vú thì bạn luôn nằm trong nhóm nguy cơ cao sẽ bị bệnh trong thời gian sắp tới. Vậy nên, cần phải đi khám sức khỏe đều đặn để kịp thời phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường.
3. Ung thư dạ dày
Trong số tất cả các loại ung thư thì ung thư gan là loại có tính chất di truyền cao nhất. Có 5 – 10% bệnh nhân ung thư gan là do bố mẹ truyền sang cho con. Ngoài ra, mỗi gia đình thường có chế độ ăn giống nhau nên một người mắc sẽ kéo theo nhiều thành viên khác bị ung thư dạ dày theo.
Ông Jianjun khuyến cáo rằng, những người có tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày nên bắt đầu sàng lọc ung thư dạ dày thường xuyên sau tuổi 40. Đối với người bình thường, hãy chú trọng để phòng bệnh bằng cách đi sàng lọc sau 50 tuổi.
Ngoài ra cũng có một số loại như ung thư ruột, ung thư phổi, ung thư tuyến giáp… đều mang tính di truyền nhưng khá hiếm gặp. Điều quan trọng là bạn phải biết lịch sử dịch tễ của cả nhà có mắc ung thư không. Nếu nằm trong nhóm có nguy cơ cao, bạn cần phải nắm rõ những biện pháp phòng ngừa ngay từ bây giờ để bảo vệ bản thân.
50 năm tìm hiểu ung thư, nhà nghiên cứu 91 tuổi đúc kết 4 "phương thuốc" tốt nhất ngừa bệnh
Trong một nghiên cứu từ Đại học Stony Brook ở New York (Mỹ) cho thấy chỉ có 10% - 30% bệnh ung thư bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân không giải thích được. Còn lại 70% - 90% là kết quả của các yếu tố môi trường hoặc thói quen sinh hoạt cá nhân.
Chính vì vậy, bệnh tật bao gồm cả ung thư hoàn toàn có thể chủ động ngăn ngừa được. Nhà nghiên cứu 91 tuổi của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, bác sĩ ung thư lâm sàng và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lâm sàng về Ung thư Quốc gia, viện sĩ Tôn Yến đã đề xuất 4 "phương thuốc" chống ung thư mà ông đã đúc kết.
Viện sĩ Tôn chia sẻ ông đã dành 50 năm nghiên cứu và chiến đấu với bệnh ung thư. Nay ông đã hơn 90 tuổi, nhưng giọng nói của ông vẫn rõ ràng, mạch lạc. Qua nhiều thập kỷ thực hành lâm sàng, viện sĩ Tôn đã tóm tắt 4 bài học kinh điển chống ung thư.
Viện sĩ Tôn Yến đã có 50 năm nghiên cứu và chiến đấu với bệnh ung thư.
1. Tránh xa chất gây ung thư và các yếu tố tăng nguy cơ ung thư
Như chúng ta đã biết, sự xuất hiện của ung thư chủ yếu là do đột biến gen trong tế bào và đột biến này thường liên quan đến một số yếu tố như ô nhiễm môi trường, nghiện rượu và hút thuốc, tiêu thụ chất gây ung thư và quan hệ tình dục không lành mạnh.
Viện sĩ hàn lâm Tôn Yến khuyên mọi người nên tìm hiểu để biết các chất gây ung thư và các yếu tố gây ung thư là gì để tránh xa các yếu tố này và giảm nguy cơ ung thư.
Như đã nói "bệnh từ miệng mà ra". Khi mức sống của mọi người được cải thiện, chế độ ăn uống cũng thay đổi đáng kể. Ví dụ, ngày càng nhiều người thích thực phẩm giàu chất béo, nhiều calo, ăn nhiều thịt đỏ và ăn ít chất xơ thô. Tuy nhiên, viện sĩ Tôn nhắc nhở mọi người nên duy trì chế độ ăn ít đồ chiên và nướng, ăn nhiều ngũ cốc, trái cây và rau quả.
Lưu ý nên tránh ăn thực phẩm đã qua chế biến, thực phẩm bị mốc, nên ăn ít thịt đỏ vì Tổ chức Y tế thế giới đã liệt kê thịt đỏ là chất gây ung thư loại 2A (tức là có khả năng gây ung thư). Ngoài ra, thực phẩm chiên và nướng cũng cần hạn chế. Những thực phẩm này dễ sản sinh ra các chất gây ung thư hydrocarbon thơm đa vòng. Tiêu thụ lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. Chừng nào điều này được thực hiện, tỷ lệ mắc ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư đại trực tràng sẽ giảm nhanh chóng.
Viện sĩ Tôn cũng khuyến cáo những người trẻ tuổi nên từ bỏ những thói quen tình dục không lành mạnh và đừng để virus lây lan.
2. Khám sức khỏe định kỳ hàng năm
Trên thực tế, ngay cả khi mọi người có một cuộc sống rất đều đặn, không thể tránh khỏi việc họ bị bệnh nếu chỉ tránh một số yếu tố gây ung thư. Hầu hết các bệnh ung thư đều che giấu rất tốt, hầu như không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu và rất khó phát hiện sớm nếu không sàng lọc. Vì vậy, nếu muốn giữ sức khỏe, tốt nhất nên khám sức khỏe ít nhất mỗi năm một lần .
Kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể giúp mọi người hiểu tình trạng thể chất của chính mình, và có thể tìm ra các bệnh nghiêm trọng càng sớm càng tốt, để có thể điều trị sớm.
3. Kiểm soát tổn thương tiền ung thư
Sự xuất hiện của ung thư đòi hỏi một quá trình và quá trình này bao gồm ba giai đoạn tổn thương tiền ung thư, ung thư biểu mô tại chỗ và ung thư xâm lấn.
Điều đáng chú ý là nếu sớm phát hiện tổn thương tiền ung thư, tiến hành điều trị sớm sẽ có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Các tổn thương tiền ung thư phổ biến chủ yếu bao gồm viêm cổ tử cung mãn tính, nhiều polyp đại tràng, bệnh bạch sản niêm, viêm gan dai dẳng và viêm dạ dày mãn tính. Ngoài ra, viện sĩ Tôn cũng nhắc nhở nếu bạn thấy tổn thương tiền ung thư, đừng lo lắng về điều đó quá nhiều nếu không sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và thậm chí đẩy nhanh sự phát triển của bệnh ung thư.
4. Duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần
Viện sĩ Tôn Yến cho biết, trong chẩn đoán và điều trị lâm sàng cho thấy nhiều bệnh nhân ung thư có cùng một đặc điểm đó là lo lắng quá mức, căng thẳng, trầm cảm lâu dài. Theo nghiên cứu khoa học, những cảm xúc bất lợi kéo dài có thể gây ra phản ứng căng thẳng của cơ thể, và phản ứng căng thẳng quá mức sẽ làm giảm khả năng miễn dịch, tạo cơ hội cho các tế bào ung thư. Do đó, bạn nên giữ cho cơ thể và tâm trí của mình khỏe mạnh, kiểm soát cảm xúc, duy trì sự tích cực và lạc quan nhất có thể.
Nói chung, ung thư là có thể phòng ngừa và chữa được. Nếu bạn muốn tránh ung thư, ngoài việc tránh một số yếu tố gây ung thư, bạn phải duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, thường xuyên kiểm tra cơ thể.
M.H
Có nên thực hiện xét nghiệm ung thư dù chưa có dấu hiệu đáng lo ngại Nếu không xét nghiệm sẽ không thể kiểm tra tình hình bệnh cá nhân. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu đáng lo ngại rất nhiều người thường suy nghĩ liệu xét nghiệm ung thư lúc này có thật sự cần thiết hay không. Giải đáp thắc mắc xét nghiệm ung thư dù chưa có dấu hiệu nào đáng lo ngại xảy ra. Đây...