Đối tượng nào dễ bị tai biến, đột quỵ mùa nắng nóng?
Tai biến, đột quỵ mùa nắng nóng là những vấn đề sức khoẻ dễ xảy ra do thói quen tắm rửa, ăn uống hay ngồi điều hoà sai cách. Dưới đây là những thói quen cần bỏ, nhóm người có nguy cơ cao và cách phòng tránh cần lưu ý.
Theo các thống kê y học cho thấy đột quỵ mùa nắng nóng thường xảy ra nhiều hơn, đặc biệt là trong giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm. Trong một nghiên cứu về nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng của trường Đại học Haifa trên tính toán báo cáo về tình trạng đột quỵ của nước này cho biết, mỗi khi nhiệt độ tăng lên 1 độ C thì nguy cơ xảy ra đột quỵ sẽ tăng lên 10% trong thời gian là 6 ngày.
Nghiên cứu này tập trung trong việc xác định mối liên hệ giữa nhiệt độ và cơn đột quỵ dạng tắc mạch máu cao hơn dạng đột quỵ vỡ mạch máu và gây xuất huyết não. Khi xem xét hồ sơ ghi chép bệnh án của những người bị đột quỵ, các nhà khoa học nhận thấy rằng cơn đột quỵ có thời gian ủ bệnh là 6 ngày và thường xảy ra ở nhóm nam giới và nữa giới có độ tuổi từ 50 trở lên.
Do đó việc xác định nguyên nhân, các thói quen nguy cơ gây đột quỵ mùa nắng nóng đặc biệt cần thiết đối với người trên 40 tuổi hay người từng có tiền sử bệnh này.
1. Nguyên nhân gây đột quỵ mùa nắng nóng
- Nhiệt độ chênh lệch:
Vào mùa hè thời tiết thường thay đổi đột ngột, bất thường chẳng hạn như việc chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm.
Nguy cơ bị đột quỵ thường xảy ra khi nhiệt độ bên ngoài trời dao động từ 32 độ C trở lên.
Để nhiệt độ phòng bật điều hòa quá thấp, gây chênh lệch lớn với nhiệt độ ngoài trời; nếu ra ngoài đột ngột có thể dẫn tới hiện tượng sốc nhiệt do các mạch máu co lại và gây ra tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim.
Cơ thể bị mất nước nhiều vào mùa hè (do độ ẩm trong không khí cao) thông qua việc đổ mồ hôi và hơi thở. Điều này có thể gây rối loạn về đông cầm máu từ đó gây đột quỵ.
Cơ thể bị mất nước nhiều hơn vào mùa hè (Ảnh: Internet)
Video đang HOT
- Tắm ngay khi ở bên ngoài về hoặc tắm nhiều lần
Vào mùa nắng nóng, thói quen tắm khi vừa ở bên ngoài về hay tắm nhiều lần có thể ảnh hưởng tới việc tuần hoàn máu, huyết áp và nhịp đập của tim gây ra đột quỵ hay việc giảm nhiệt cơ thể đột ngột, lúc này lỗ chân lông của bạn co lại gây ra cảm lạnh. Nguyên nhân được giải thích là người do cơ thể đang ở trạng thái mất muối và mất nước nhiều, dẫn tới tình trạng máu cô lại khiến nguy cơ bị đột quỵ mùa nắng nóng cao hơn.
2. Nhóm người có nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng cao
Bước vào cao điểm mùa hè, những nhóm người dưới đây có nguy cơ đột quỵ cao hơn cần đặc biệt chú ý:
- Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi
- Người trên 65 tuổi
Hai nhóm kể trên đều có khả năng thích nghi với sự gia tăng nhiệt độ chậm hơn so với nhóm người khác.
Người cao tuổi có nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng cao hơn (Ảnh: Internet)
- Nhóm đang bị mắc các bệnh mãn tính như: bệnh tim mạch, bệnh phổi, bệnh thận, chứng tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, chứng rối loạn chuyển hoá, người mắc bệnh tâm thần.
- Nhóm có lối sống sinh hoạt không lành mạnh bao gồm: uống rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên, uống ít nước,…
- Người sống ở các khu vực đô thị có nguy cơ bị đột quỵ mùa nắng nóng cao hơn người sống ở vùng nông thôn.
Nguyên nhân là do các khu đô thi thường có mức nhiệt cao hơn so với vùng nông thôn, đồng thời vào ban đêm hiện tượng “đảo nhiệt” thường xảy ra, cụ thể là đường nhựa, đường bê tông phả nhiệt ra bên ngoài, nhiệt độ cũng vì thế mà giảm chậm hơn so với vùng nông thôn.
3. Phòng tránh tai biến, đột quỵ mùa hè như thế nào?
- Bổ sung nước cho cơ thể
Uống nước đều đặn, bù nước vào mùa hè là thói quen cần thiết để đảm bảo sức khỏe và phòng tránh nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng, không nên để tới lúc khát mới uống. Lượng nước mà mỗi người cần uống là khác nhau tùy thuộc vào thể trạng (cân nặng, chiều cao) và mức độ vận động.
- Vận động thường xuyên
Duy trì thói quen tập thể dục giúp củng cố thành mạch từ đó giảm nguy cơ đột quỵ.
- Có chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau xanh và trái cây
Các loại trái cây và rau xanh rất giàu acid amin hỗ trợ sức khỏe tim mạch và điều hòa huyết áp ổn định, giảm nguy cơ đột quỵ, tai biến.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây tốt cho sức khỏe tim mạch (Ảnh: Internet)
- Không để điều hòa thấp hơn quá 5 độ C so với nhiệt độ ngoài trời, nhiệt độ lý tưởng là thấp hơn từ 3 đến 4 độ C.
- Không bước ra ngoài đột ngột khi đang ở trong phòng điều hoà, cần tắt điều hòa khoảng 15 phút để cơ thể thích nghi với nhiệt độ rồi mới ra ngoài.
Tác hại của việc ăn quá nhiều
Thói quen ăn quá nhiều có thể dẫn đến đầy hơi, buồn ngủ, mỡ cơ thể dư thừa và nguy cơ mắc một số bệnh cao hơn.
Cho dù bạn đang ở nhà hay ra ngoài, các lựa chọn thực phẩm ngon vô tận và nhiều đồ ăn nhanh có sẵn khiến bạn dễ dàng ăn quá nhiều. Việc ăn quá nhiều có thể dễ dàng vượt khỏi tầm kiểm soát và dẫn đến những hậu quả tiêu cực khác nhau đối với sức khỏe. Dưới đây là một trong những tác hại của việc ăn quá nhiều.
Ăn quá nhiều có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực tới sức khỏe. Ảnh: Internet
Thúc đẩy mỡ thừa trên cơ thể
Cân bằng lượng calo trong hằng ngày được xác định bởi số lượng calo bạn tiêu thụ so với số lượng bạn đốt cháy. Khi bạn ăn nhiều hơn lượng đốt cháy, điều này được gọi là thặng dư calo. Cơ thể của bạn có thể lưu trữ những calo bổ sung dưới dạng chất béo.
Ăn quá nhiều có liên quan chặt chẽ đến lượng mỡ thừa trong cơ thể và béo phì, vì bạn có thể tiêu thụ nhiều calo hơn mức cần thiết. Để ngăn ngừa tăng mỡ thừa, hãy tập trung vào protein nạc và rau không chứa tinh bột trong bữa ăn.
Làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Mặc dù ăn quá nhiều lần có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài nhưng ăn quá nhiều có thể dẫn đến béo phì. Đổi lại, tình trạng này diễn ra liên tục được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Béo phì được định nghĩa là có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên, là một trong những yếu tố nguy cơ chính của hội chứng chuyển hóa. Hội chứng chuyển hóa có thể làm tăng khả năng mắc bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như tiểu đường và đột quỵ. Các chỉ số của hội chứng chuyển hóa bao gồm lượng chất béo trong máu cao, huyết áp tăng, kháng insulin và viêm.
Bản thân kháng insulin có liên quan chặt chẽ với việc thường xuyên ăn quá nhiều. Nó phát triển khi lượng đường dư thừa trong máu làm giảm khả năng của hormone insulin lưu trữ lượng đường trong máu trong các tế bào của bạn. Nếu không được kiểm soát, tình trạng kháng insulin có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2, theo Healthline.
Nên ăn nhiều rau củ giàu chất xơ thay vì các thực phẩm chế biến sẵn, giàu chất béo. Ảnh: Internet
Bạn có thể giảm nguy cơ mắc các tình trạng này bằng cách tránh lượng calo cao, thực phẩm chế biến sẵn, nên ăn nhiều rau giàu chất xơ và kiểm soát kích cỡ phần thức ăn hằng ngày.
Gây ra khí và đầy hơi
Ăn một lượng lớn thực phẩm cay và béo, cũng như uống đồ uống có ga như soda, có thể gây ra khí và đầy hơi. Tuy nhiên, đậu, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt cũng có thể tạo ra khí, mặc dù bạn ăn ít.
Ngoài ra, việc ăn quá nhanh có thể thúc đẩy khí và đầy hơi do một lượng lớn thức ăn nhanh chóng đi vào dạ dày của bạn. Bạn có thể tránh khí dư và đầy hơi bằng cách ăn chậm, đợi cho đến sau bữa ăn để uống chất lỏng, và giảm kích thước phần thức ăn hàng ngày.
Có thể làm buồn ngủ
Sau khi ăn quá nhiều, nhiều người trở nên uể oải hoặc mệt mỏi. Điều này có thể là do một hiện tượng gọi là hạ đường huyết phản ứng, trong đó lượng đường trong máu của bạn giảm ngay sau khi ăn một bữa ăn lớn.
Lượng đường trong máu thấp thường liên quan đến các triệu chứng như buồn ngủ, uể oải, nhịp tim nhanh và đau đầu. Điều này có thể là do sản xuất insulin dư thừa, dẫn đến lượng đường trong máu thấp.
Mặc dù phổ biến nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường, hạ đường huyết phản ứng có thể xảy ra ở một số người do việc ăn quá nhiều, theo Healthline.
Đột quỵ ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào? Nếu đột quỵ xảy ra, một vùng não bộ bị gián đoạn cấp máu khiến cho các tế bào não bị tổn thương hoặc chết đi. Từ đó dẫn đến chức năng của cơ thể mà phần não đó chi phối sẽ bị rối loạn, suy yếu hoặc mất hoàn toàn chức năng. Đột quỵ ảnh hưởng đến cuộc sống ra sao? Đột...