“Đội đơn” đi khiếu kiện thuê, chiếm hàng trăm triệu đồng
Bà Nguyễn Thị Thơ (SN 1954, khóm An Thạnh A, phường An Lộc, thị xã Hồng Ngự) làm “đại diện” cho nhiều hộ dân ở thị xã Hồng Ngự, “đội đơn” đi khiếu kiện vụ đất đai. Sau đó, Thơ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá hàng trăm triệu đồng của các hộ dân.
Lập “kế hoạch” lừa đảo
Năm 1987, UBND huyện Hồng Ngự (nay là thị xã Hồng Ngự) cấp đất cho 7 hộ dân để canh tác sản xuất nông nghiệp cho các hộ gồm: ông Bùi Văn Châu (chồng Thơ), Nguyễn Văn Xê, Nguyễn Văn Đãnh, Ngô Thị Nương, Nguyễn Văn Sang, Dương Văn Minh (mỗi hộ 20.000m2); hộ ông Lý Văn Lũy được cấp 23.000m2.
Đến năm 1990, do vùng đất bị nhiễm phèn, sản xuất kém hiệu quả nên các hộ không canh tác nữa, bỏ đất hoang. Năm 1991, UBND huyện Hồng Ngự giao diện tích đất nói trên cho Xí nghiệp Chế biến hàng xuất khẩu 1-5 canh tác nhưng cũng không hiệu quả. Sau đó, đơn vị này giao trả đất lại cho UBND huyện Hồng Ngự quản lý.
Đất của các hộ dân bị thu hồi, không được bồi thường nên 7 hộ dân khiếu kiện yêu cầu UBND huyện Hồng Ngự trả lại đất hoặc bồi thường giá trị quyền sử dụng đất. Quá trình khiếu kiện của các hộ dân kéo dài nhiều năm nhưng không có kết quả. Do đó, tháng 11/2002, các hộ dân thống nhất giao cho Thơ tiếp tục khiếu nại với cam kết: “Tất cả chi phí tốn kém các hộ cùng chịu, nếu vụ kiện có kết quả trả đất, mỗi công trích cho Thơ 1 chỉ vàng 24kara, nếu nhận thành quả thì trích 1/3 số tiền đền ơn”. Được sự ủy quyền của các hộ dân, Thơ lên “kế hoạch” bắt đầu vay, mượn tiền và vàng của các hộ dân này với tổng số tiền 98,2 triệu đồng và 63 chỉ vàng 24kara để làm “lộ phí” đi kiện.
Kết thúc phiên tòa, HĐXX đã tuyên bị cáo Thơ 12 tháng tù giam
Lừa người đã mất
Video đang HOT
Năm 2013, UBND tỉnh Đồng Tháp tiếp nhận hồ sơ xem xét giải quyết việc khiếu kiện. Trong thời gian chờ kết quả, ông Xê (là 1 trong số 7 hộ khiếu kiện) đã qua đời. Thời điểm này, Thơ nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền đền bù của ông Xê. Sau đó, Thơ tìm đến nhà bà Nguyễn Thị Lài (vợ ông Xê) nói dối rằng trước đây ông Xê có viết tờ cam kết với nội dung cho Thơ đại diện đi khiếu kiện, nếu được nhận bồi thường thì ông Xê đền ơn cho Thơ 1/2 số tiền nhận bồi thường. Khi đến nhà ông Xê, Thơ yêu cầu bà Lài viết lại tờ cam kết với nội dung như Thơ nói dối là “đền ơn” 1/2 số tiền nhận bồi thường. Bà Lài tin tưởng sự việc là có thật nên đồng ý và kêu con của mình viết lại tờ cam kết theo “yêu sách” của Thơ.
Tháng 12/2013, các hộ dân đến Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã Hồng Ngự nhận tiền bồi thường. Thời điểm này, Thơ yêu cầu 5 hộ dân thực hiện việc trích 1/3 tiền đền ơn và tiền tăng thêm mỗi công 2,5 triệu đồng, để Thơ trả nợ và đưa cho cán bộ đã giúp đỡ. Riêng đối với hộ ông Lũy do có mối quan hệ là em chồng của Thơ nên không nhận tiền đền ơn. Nghe Thơ nói vậy, các hộ dân tin là thật và đồng ý đưa tiền, nhưng thực chất Thơ lấy số tiền trên sử dụng vào mục đích cá nhân. Như vậy, tổng cộng Thơ đã nhận tiền của 5 hộ dân với số tiền 427,5 triệu đồng, trong đó phần tăng thêm 49 công của 5 hộ dân tương đương số tiền 122,5 triệu đồng. Các hộ dân sau khi biết được Thơ có hành vi gian dối lừa đảo chiếm đoạt tiền đã gửi đơn tố cáo hành vi của Thơ đến cơ quan chức năng.
Theo cơ quan chức năng, do muốn có tiền trả các khoản nợ đã vay, mượn trước đó và tiêu xài cá nhân nên Thơ nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của người khác. Thơ dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tiền đền bù của ông Xê, bằng hình thức nói dối để bà Lài tin tưởng viết lại tờ cam kết từ 1/3 lên thành 1/2 tổng số tiền đền bù, nhằm chiếm đoạt số tiền chênh lệch hơn 66 triệu đồng.
Tòa án nhân dân thị xã Hồng Ngự cho biết, đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Thơ về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự với mức án 12 tháng tù giam.
Hòa Bình
Theo Dantri
Chết trong lúc bị tạm giữ, bồi thường tổn thất tinh thần 360 tháng lương
Người bị thiệt hại chết trong thời gian bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, chữa bệnh mà không phải do lỗi của chính họ hoăc tình thế cấp thiết thì thân nhân của họ được bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần một khoản tiền bằng 360 tháng lương.
(Anh minh hoa).
Bô Tư phap vưa công bô dư thao thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 19/2010 cua Bô Tư phap - Bô Tai chinh - Thanh tra Chinh phu hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.
Theo Cuc Bôi thương Nha nươc (Bô Tư phap), thực tiễn thực hiện trach nhiêm bôi thương cua nha nươc trong hoat đông quan ly hanh chinh vẫn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc xuất phát từ những quy định của Thông tư liên tich số 19. Cu thê, một số quy định của Luật Trach nhiêm Bôi thương cua nha nươc về phạm vi trach nhiêm bôi thương cua nha nươc chưa được Thông tư liên tich số 19 hướng dẫn cụ thể khiến cho cơ quan, tổ chức, cá nhân gặp khó khăn trong việc xác định phạm vi trach nhiêm bôi thương.
Một số trường hợp xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường chưa được Thông tư liên tich số 19 hướng dẫn cụ thể hơn như trường hợp người thi hành công vụ là người do cơ quan, đơn vị có tư cách pháp nhân trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh quản lý.
Theo Cuc bôi thương Nha nươc, thực tế trong lĩnh vực quan ly hanh chinh đã phát sinh một số loại thiệt hại mà Luật Trach nhiêm bôi thương Nha nươc chưa quy định rõ, đồng thời Thông tư liên tich số 19 cũng chưa hướng dẫn cụ thể như chi phí mà người dân phải bỏ ra để khiếu nại, tố cáo để có được văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ hoặc hiểu như thế nào là khoản lãi hợp pháp của khoản vay có lãi...
Nha nươc bôi thương khi nao?
Tư nhưng căn cư trên, Bô Tư phap đê xuât trong dư thao thông tư thay thê Thông tư liên tich sô 19 trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện sau: Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hoặc làm cơ sở để xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật; hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 13 của Luật Trach nhiêm Bôi thương cua Nha nươc; có thiệt hại thực tế xảy ra; có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.
Theo dư thao thông tư, nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại; trường hợp người thi hành công vụ và người bị thiệt hại cùng có lỗi thì Nhà nước chỉ bồi thường một phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người thi hành công vụ. Việc xác định thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người thi hành công vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 308 và Điều 617 Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trương hơp người thi hành công vụ không có lỗi trong việc gây ra thiệt hại nhưng người bị thiệt hại có một phần lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì Nhà nước chỉ bồi thường phần thiệt hại sau khi trừ đi phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người bị thiệt hại gây ra.
Đối với thiệt hại về tài sản, trong trường hợp cơ quan có trách nhiệm bồi thường đã tiến hành các biện pháp cần thiết để xác minh thiệt hại nhưng không có kết quả làm cơ sở cho việc tiến hành thương lượng việc bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường có thể trưng cầu thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
Chêt trong luc bi tam giư, bôi thương tôn thât tinh thân 360 thang lương
Dư thao cung hương dân vê thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Trach nhiêm bôi thương Nha nươc. Theo đo, nếu người bị thiệt hại chết trong thời gian bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh mà không phải do lỗi của chính họ hoặc không do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết thì thân nhân của họ được bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần một khoản tiền là 360 tháng lương tính theo mức lương cơ sở chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.
Nếu người bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh chết trong thời gian bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh mà do lỗi của chính họ hoặc do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết thì thân nhân của họ không được bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật.
Khoản tiền bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần là khoản tiền bồi thường chung cho thân nhân của người bị thiệt hại (vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại, người trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại). Những người được bồi thường trong trường hợp này phải còn sống tại thời điểm người bị thiệt hại chết.
Thê Kha
Theo Dantri
Phát hiện người Campuchia vận chuyển gỗ lậu quý vào Việt Nam Ngày 2/7/2015, Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết, tổ tuần tra kiểm soát của Phòng Cảnh sát đường thủy vừa phát hiện phương tiện đi từ hướng Hồng Ngự đến TP.Cao Lãnh, có dấu hiệu nghi vấn nên lực lượng tuần tra ra tín hiệu dừng phương tiện để kiểm tra. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên phương...