Đổi bữa với rau càng cua trộn thịt bò ngọt mát
Rau càng cua là một loại rau quen thuộc dễ trồng, khi kết hợp với thịt bò lại cho ra một món ăn vô cùng thơm ngon, lạ miệng, hấp dẫn vô cùng.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 100gr thịt bò phi lê
- 100gr rau càng cua
- Hành tây: 1/2 củ
- Chanh, tỏi, hành tím, ớt
- Đường, tiêu, dầu oliu.
Hướng dẫn cách làm:
Bước 1: Thịt bò rửa sạch rồi đem lau khô sau đó thái mỏng, ướp thịt bò với một chút gia vị hoặc hạt nêm.
Video đang HOT
Bước 2: Rau càng cua rửa sạch, vẩy ráo, xếp ra đĩa. Hành tím, tỏi và ớt băm nhỏ. Hành tây cắt lát mỏng.
Bước 3: Làm nóng chút dầu trong chảo, phi thơm tỏi băm rồi cho thịt bò đã thái mỏng vào xào. Xào thịt bò với lửa to đến khi thịt vừa chín tái thì cho hành tây vào đảo cùng là tắt bếp, xúc ra đĩa để riêng.
Bước 4: Làm nước sốt, cho chút đường vào bát, vắt chanh vào khuấy cho đường tan. Tiếp đến cho hành tím và ớt đã băm nhỏ vào hỗn hợp chanh đường, khuấy đều. Thêm khoảng 3 thìa dầu oliu vào hỗn hợp trên cho vừa khẩu vị gia đình, vậy là xong phần nước sốt.
Bước 5: Xúc thịt bò đã xào lên trên rau càng cua, rưới hỗn hợp nước sốt, rắc chút tiêu cho thơm.
Trộn đều lên là bạn sẽ có món nộm rau càng cua trộn thịt bò chua ngọt, giòn mát để thưởng thức.
Ảnh: Thu Hien Nguyen
Theo 24h
Những món ăn có tên gọi kỳ quặc ở Trung Quốc, đặc biệt là cái số 3 khiến ai nghe cũng bật cười
Ẩm thực Trung Hoa luôn có sự đa dạng, mới mẻ và đủ sức lôi cuốn bất kỳ ai mới lần đầu nếm thử. Hơn thế nữa, có một số món lại được gọi tên theo cách "chẳng giống ai" khiến bạn mới nghe lần đầu còn phải bật cười thích thú.
"Mì ôm người đẹp"
Vốn là một đặc sản nức tiếng ở tỉnh Hải Nam (Trung Quốc), món mì độc đáo này thu hút người ăn nhờ sự cầu kỳ, bắt mắt của các phần nguyên liệu trong tô mì. Sợi mì to được chế biến cùng với thịt bò, đậu phộng và các loại rau ăn kèm. Nhưng chính nhờ sự hài hòa trong tô mì khiến thực khách mới lần đầu nhìn thấy đều có một ấn tượng khó phai.
Những sợi mì dài trắng phau, nõn nà như "gái còn xuân" đang e ấp thoắt ẩn, thoắt hiện giữa các nguyên liệu đi kèm nên nhiều người đã liên tưởng đến sự ôm ấp dành cho các cô gái. Và đó chính là lý do vì sao món ăn này có tên là "mì ôm người đẹp" ở Trung Quốc.
"Phật nhảy tường"
Sở dĩ gọi là "Phật nhảy tường" vì món ăn này có quá trình chế biến vô cùng công phu, cầu kỳ. Nổi bật là 18 loại nguyên liệu thượng hạng như hải sâm, vi cá mập, bào ngư, nhân sâm, sò điệp... cùng các nguyên liệu khác như thịt gà, gân lợn, nấm, trứng... Ngoài ra, thứ làm nên hương vị độc đáo khiến các vị sư trong chùa cũng phải "nhảy tường" để chiêm ngưỡng còn nằm ở 12 loại gia vị khác nhau khi chế biến. Nhờ đó, món ăn này không chỉ bổ dưỡng mà còn có mùi hương vô cùng hấp dẫn, kích thích.
Bánh bao "chó cũng không thèm ăn"
Thương hiệu bánh bao Gou Bu Li (nghĩa là Cẩu Bất Lý) hay còn được dịch theo nghĩa Tiếng Việt là "chó cũng không thèm ăn" khiến nhiều người phải bật cười thích thú vì cái tên có phần kỳ quặc và chẳng giống ai này. Mặc dù dịch theo nghĩa Tiếng Việt có phần buồn cười nhưng món ăn này được một người tên Cẩu Tử làm ra và Từ Hy Thái Hậu đã từng khen ngợi là món ăn trường thọ. Nhờ đó, "tiếng lành đồn xa" khiến tiệm bánh bao của Cẩu Tử rất đông khách, bận làm hàng bán đến nỗi chả có thời gian trò chuyện với khách như trước.
Thấy vậy, một vị khách đã thốt lời trêu: "Cẩu Tử mải bán bánh bao chả thèm quan tâm đến khách hàng nữa". Cũng từ đó, tiệm bánh bao của Cẩu Tử đã "chết dí" cái tên Gou Bu Li - "chó cũng không thèm ăn".
"Bún qua cầu"
Tương truyền món "bún qua cầu" bắt nguồn từ một đôi vợ chồng ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Hàng ngày, người vợ đều làm đồ ăn rồi phải đi qua một chiếc cầu để mang sang cho người chồng bận ôn thi ở một hòn đảo nhỏ.
Chính vì đường qua cầu khá dài nên đồ ăn thường nguội rất nhanh. Trong một lần tình cờ thấy đứa con gắp thịt nhúng vào bát canh nóng, khi cho vào miệng thấy vẫn còn nóng và mềm ngon nên người vợ đã nghĩ ra cách mới để làm đồ ăn cho chồng.
Để làm món "bún qua cầu" cần một bát nước dùng nóng hổi ninh từ xương, bún sợi to, rau, dưa, thịt tươi, nấm, trứng... Món "bún qua cầu" này không chỉ mang đậm nét văn hóa vùng miền mà còn thấm đượm tình nghĩa vợ chồng son sắt.
"Đậu phụ thối"
Đây là một món ăn đã không còn quá xa lạ với nhiều người nhưng lại luôn khiến vô số người phải run sợ mỗi khi lại gần. Mùi hương của "đậu phụ thối" quả thật không giống với bất kỳ một món ăn nào. Do đậu phụ đã được lên men lâu nên có mùi thum thủm như thách thức người ăn.
Công đoạn chế biến đậu đòi hỏi quá trình lên men rất cao tay. Để tạo được mùi thum thủm cho đậu thì người ta phải ủ chung đậu cùng phần nước cốt gồm sữa, rau cải, nấm đen với các loại thảo dược khác trong khoảng 6 tháng rồi vớt ra ngoài không khí trong vòng 6 giờ hoặc 2 ngày tùy thời tiết.
Nguồn: Business Insider, Chinacuisinestories...
Bài dự thi Nhớ thương mùi Tết: Con nhớ mùi 'thủ bò', bố ơi! Giữa không gian này con như thấy không phải mùi hương trầm bay trong làn khói mà như có mùi hôi hôi của cái thủ bò mà hằng năm Tết đến bố đều xách về như đang phảng phất quanh đây. Tết đến nơi rồi mà nhà mình vẫn chưa sắm sửa gì cả. Ai đời 26 Tết còn phải ra sau vườn...