Đòi bệnh viện bồi thường cho cánh tay bị tháo bỏ khớp
Anh Kết bị thương ở cánh tay, bệnh viện Cái Nước (Cà Mau) phẫu thuật nối lại mạch máu nhưng không thành công nên chuyển lên tuyến trên. Hôm sau bệnh nhân phải tháo bỏ cánh tay do hoại tử, bệnh viện hỗ trợ 15 triệu đồng.
Bức xúc, anh Nguyễn Văn Kết, 39 tuổi ở xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi, Cà Mau, làm đơn yêu cầu bệnh viện Cái Nước phải bồi thường thiệt hại vì đã làm anh mất oan một cánh tay.
Ngày 10/9, anh Kết (39 tuổi) cho biết Ban giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực huyện Cái Nước vừa mời anh đến trao đổi xung quanh đề nghị bồi thường chi phí điều trị, mất thu nhập do mất vĩnh viễn cánh tay phải. Theo giải thích của bệnh viện thì các bác sĩ đã làm việc hết mình nên không bồi thường, mà chỉ hỗ trợ 15 triệu đồng do xét thấy gia đình anh Kết hoàn cảnh khó khăn.
Không hài lòng với cách giải quyết này vì riêng chi phí điều trị đã trên 38,5 triệu đồng, anh Kết cho biết sẽ nộp đơn kiện ra tòa đòi quyền lợi. Hiện do mất cánh tay, anh không đi làm thuê kiếm tiền để nuôi vợ với 3 đứa con và trả nợ tiền vay bên ngoài hàng chục triệu đồng.
Anh Kết với cánh tay phải bị tháo bỏ khớp vai. Ảnh: Thiên Phước
Video đang HOT
Theo trình bày của người vợ là chị Lê Bích Thủy, chiều 20/6 chồng chị bị thương tay phải mất nhiều máu. Gia đình chuyển anh Kết đến Bệnh viện đa khoa khu vực Cái Nước cấp cứu vào khoảng 19h30. Hơn nửa giờ sau nạn nhân được đưa vào phòng phẫu thuật. Ca mổ kéo dài đến gần 1h sáng ngày 21/6 mới chuyển ra phòng hồi sức. Đến hơn 8h sáng chị Thủy được bệnh viện gọi đến yêu cầu đóng 1,4 triệu đồng chi phí phẫu thuật rồi chuyển anh Kết lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Đến bệnh viện tỉnh, sau khi thăm khám bác sĩ yêu cầu gia đình chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Quân y 121 TP Cần Thơ nhưng nơi đây cũng chào thua. Khi được chuyển đến Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM thì cánh tay anh Kết đã hoại tử buộc phải tháo bỏ.
Trao đổi với Vnexpress.net chiều ngày 10/9, ông Trần Văn Chức – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Cái Nước – cho biết do mất nhiều máu nên khi nhập viện anh Kết bị choáng, huyết áp tuột mạnh, bác sĩ cấp cứu ngay để giữ mạng sống cho bệnh nhân. Sau đó bệnh viện kiểm tra vết thương thấy nạn nhân bị đứt, dập nát động mạch. Lúc này bác sĩ trực đêm không đủ để tham gia vào ca phẫu thuật phức tạp nên phải gọi thêm bác chuyên khoa 1 không trực chạy vào cứu chữa anh Kết.
Sau mổ, cánh tay có máu nuôi qua mạch máu nên bệnh viện tiếp tục theo dõi. Rạng sáng, bác sĩ tham gia phẫu thuật nghỉ ngơi được vài giờ thì phát hiện dấu hiệu không ổn liền chỉ định chuyển anh Kết lên TP Cà Mau.
Theo bác sĩ Chức, trong ca này bệnh viện đã làm hết trách nhiệm với đúng tôn chỉ của người thầy thuốc. Thấy bệnh nhân vừa hết choáng, huyết áp ổn định trở lại đã tiến hành phẫu thuật ngay vì sợ để lâu cánh tay không có máu nuôi sẽ nguy hiểm. Tuy nhiên, cả bệnh viện và bệnh nhân gặp phải trường hợp rơi vào tỷ lệ không thành công ngoài mong muốn.
Chính vì vậy, sau khi nhận được đơn đề nghị bồi thường của anh Kết, Bệnh viện Cái Nước đã họp ban giám đốc để đi đến quyết định hỗ trợ 15 triệu đồng vì xét thấy hoàn cảnh gia đình bệnh nhân quá khó khăn, chứ bệnh viện không có lỗi. “Nếu anh Kết kiên quyết kiện ra tòa thì bệnh viện sẽ đi hầu tòa chứ không đồng ý bồi thường theo yêu cầu của gia đình bệnh nhân”, ông Chức nói.
Về khiếu nại không chuyển anh Kết lên tuyến trên sớm, ông Chức nói rằng đã mở bệnh viện, đã là thầy thuốc thì phải cứu chữa cho bệnh nhân ngay nếu thấy khả năng thành công đạt 70-80%. Nếu chuyển đi thì không ai dám chắc chắn điều trị thành công 100% cho anh Kết.
Ông Chức cũng phân trần rằng Sở Y tế Cà Mau có đặt vấn đề tại sao cấp cứu xong mà không chuyển đi liền. “Sau khi phẫu thuật, cánh tay anh Kết có máu nuôi nên chúng tôi mới để lại theo dõi, không may sau đó diễn biến xấu. Đây có thể là do chuyên môn của anh em còn yếu, bệnh viện nghiêm túc rút kinh nghiệm”, vị Phó Giám đốc nói.
Theo VNE
Cẩn thận với đau thắt ngực trái
Đau ngực trái có thể là khởi đầu của bệnh mạch vành, nếu chậm trễ để xảy ra biến chứng thì nguy cơ tử vong rất cao.
Chủ quan không thăm khám
Bà N.T.H (52 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) bị đau ngực trái từ 3-4 năm nay, nhưng mức độ đau chỉ là thỉnh thoảng nhói nhẹ. Vì thế bà nghĩ đó chỉ là những rối loạn thông thường ở người cao tuổi chứ không hề nghĩ đến bệnh của tim. Thực tế, bà H. vẫn đi đứng, làm việc bình thường.
Một ca mổ xử trí bệnh tim mạch
Năm ngoái, bà H. bị một cơn đau nặng phải nằm ở nhà. Con cái lo lắng giục đưa bà đi khám, nhưng bà không chịu. Gần đây, trong lúc đi du lịch, đường xa, trời nắng, đi lại nhiều, lại phải leo bậc thang khiến bà mệt mỏi, ngực thắt lại, mắt hoa lên, bà nằm lăn ra bất tỉnh. Bà H. được đưa đến Bệnh viện 103, Hà Nội. Kết quả chụp cắt lớp cho thấy động mạch vành nhánh trái của bà bị vữa xơ, trên bản ghi điện tim, bà bị thiếu máu cơ tim vùng trước bên, diện rộng...
Đáng ngại khi bệnh không biểu hiện
Bệnh mạch vành là tình trạng hẹp hoặc tắc động mạch vành gây ra thiếu máu cơ tim cục bộ hay nhồi máu cơ tim. Cần biết, cơ tim vô cùng nhạy cảm với thiếu máu. Chỉ cần một thiếu máu nhỏ cũng có thể gây đau, chỉ cần một thiếu máu trong một thời gian ngắn cũng có thể gây ra hoại tử.
Đau ngực là dấu hiệu sớm nhất, dễ nhận thấy nhất của bệnh mạch vành. Thông thường thì khi mạch vành bán tắc hoặc tắc gần như hoàn toàn thì chúng ta sẽ có cảm giác đau ngực trái. Cơn đau này được gọi là cơn đau thắt ngực: đau bên ngực trái, đau như thắt bóp, đè ép tim. Đau có xu hướng lan lên vai trái, xuyên ra sau lưng và lan xuống cánh tay trái.
Nhưng không phải mọi trường hợp bệnh mạch vành đều đau ngực trái rõ ràng, mà nhiều khi chỉ có biểu hiện một cảm giác nhói bên ngực trái hoặc đau rất nhẹ. Nhiều trường hợp mạch vành bị hẹp lại thực sự, cơ tim bị thiếu máu thực sự nhưng lại hầu như không có hoặc có rất ít triệu chứng. Trường hợp này thuộc dạng bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng hay thể câm. Thể này là thể đáng ngại nhất vì dễ gây ra tử vong nhất do người bệnh không chú ý đề phòng.
Vì thế, với bất kỳ dạng nào của bệnh mạch vành, chúng ta tuyệt đối không nên coi thường, phải để ý những cơn đau ngực trái. Nhất là những người tuổi cao, nghiện rượu, hút thuốc lá, béo phì, có tiền sử bệnh mạch vành, tăng huyết áp thì cần đi khám bệnh cẩn thận.
Theo TNO
Cứu sống bệnh nhân bị hoại tử xương sọ Bệnh viện Trung ương quân đội 108 vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân nữ (26 tuổi) bị dị dạng động tĩnh mạch vùng chẩm gáy. Bệnh nhân liên tục được cấp cứu vì chảy máu ồ ạt, ổ viêm hoại tử ngày một lan rộng. Trước đó vào năm 2003, bệnh nhân đã được mổ thắt mạch chẩm và thái...