Đổ mồ hôi đêm kèm theo sốt là dấu hiệu bệnh ung thư gì?
Người bệnh ung thư hạch thường xuyên có dấu hiệu sốt 38 độ C, sụt cân bất thường trong 3-6 tháng, đổ mồ hôi đêm.
Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân xuất hiện thêm biểu hiện co giật, động kinh.
Gần đây người thân của tôi thường xuyên đổ mồ hôi đêm, sốt cao nên đi khám phát hiện ung thư hạch. Xin bác sĩ tư vấn triệu chứng nào nên đi kiểm tra bệnh, ung thư hạch điều trị khó không? (Hoàng Hữu Bình, trú tại đường Cộng Hòa, TP.HCM)
Bác sĩ chuyên khoa 2 Lâm Quốc Trung, Khoa Hóa trị ung thư, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, tư vấn:
Ung thư hạch do tổn thương tế bào lympho (tế bào máu). Ung thư hạch đứng thứ 14 trong các bệnh ung thư mắc phải, có hai loại lympho và không lympho. Ung thư hạch có thể xuất hiện thêm cơ quan ngoài hạch như đường tiêu hóa, mắt, vòm họng.
Nguyên nhân của bệnh chưa rõ ràng. Người ta đưa ra các yếu tố như đột biến gene, tiếp xúc môi trường độc hại, có hóa chất và tuổi tác. Người có hệ miễn dịch suy giảm, dùng thuốc ức chế miễn dịch tăng nguy cơ mắc hơn. Hiện nay, bệnh nhân ung thư hạch đến bệnh viện chủ yếu ở giai đoạn muộn.
Đổ mồ hôi đêm dấu hiệu ung thư hạch. Ảnh: Freepik.
Biểu hiện ung thư hạch khá rõ ràng. Người bệnh thường xuyên sốt 38 độ C, sụt cân bất thường trong 3-6 tháng, đổ mồ hôi đêm. Ở giai đoạn muộn bệnh nhân xuất hiện thêm dấu hiệu co giật, động kinh.
Nếu bạn phát hiện trên cơ thể có hạch. Bạn nên theo dõi vì hạch phản ứng sẽ đi liền các bệnh lý như viêm họng, nhiễm virus, đau răng. Hạch mất đi khi dấu hiệu trên khỏi. Bạn sốt cao liên tục mà không có lý do rõ ràng, hãy đến bệnh viện kiểm tra.
Video đang HOT
Còn hạch cảnh báo ung thư là hạch thường có kích thước to, nổi gồ lên trên bề mặt da, không di động, rắn cứng, xuất hiện thời gian trên một tháng. Khi đó, bạn cần nghĩ tới hạch do ung thư.
Ung thư hạch đang được điều trị bằng hóa chất, xạ trị, liệu pháp miễn dịch, nhắm trúng đích. Tùy từng giai đoạn, dạng bệnh bác sĩ đưa ra các phác đồ điều trị.
Để phòng ngừa ung thư hạch, người bệnh cần có chế độ ăn phù hợp, hạn chế các yếu tố nguy cơ như tiếp xúc hóa chất, bỏ thuốc lá, rượu bia, tái khám theo lời khuyên của bác sĩ.
Gần 30% bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm
Hiện nay, ung thư phổi có tỷ lệ mắc đứng thứ 2 và tỷ lệ tử vong thuộc hàng cao trong các bệnh ung thư ở Việt Nam.
Hiện gần 30% bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ là giai đoạn sớm.
Mỗi năm Việt Nam ghi nhận hơn 26.000 ca mắc mới ung thư phổi
Tại Việt Nam ung thư phổi là một trong những bệnh lý ác tính có số lượng người mắc và tỷ lệ tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư thường gặp ở hai giới. Theo thống kê ung thư toàn cầu GLOBOCAN, năm 2020, tại Việt Nam tỉ lệ mắc ung thư phổi xếp thứ 2 với 26.262 ca mắc mới chiếm 14.4%, và 23.797 ca tử vong vì căn bệnh này.
Ung thư phổi được chia thành hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (chiếm khoảng 10-15%) và ung thư phổi không tế bào nhỏ (chiếm khoảng 85%).
GS.TS Lê Văn Quảng - Giám đốc Bệnh viện K cho biết tái phát sau điều trị là một vấn đề người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ phải đối mặt.
Ước tính có gần 30% bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ là giai đoạn sớm. Mục tiêu điều trị chữa khỏi bao gồm điều trị chuẩn như phẫu thuật cắt bỏ u và hóa trị hỗ trợ. Tuy nhiên, ngay cả những bệnh nhân được điều trị với liệu pháp chuẩn thì tỷ lệ tái phát vẫn cao.
Phát biểu tại hội thảo khoa học " Liệu pháp miễn dịch - Thắp sáng hy vọng chữa khỏi trong điều trị ung thư phổi giai đoạn sớm" do Bệnh viện K và Roche phối hợp tổ chức hôm nay- 13/4 tại Hà Nội,GS.TS Lê Văn Quảng - Giám đốc Bệnh viện K cho biết tái phát sau điều trị là vấn đề người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ phải đối mặt dù được chẩn đoán và điều trị sớm.
"Liệu pháp miễn dịch với kết quả giảm tỉ lệ tái phát sẽ là một trong những phương pháp trong điều trị đa mô thức"- GS.TS Lê Văn Quảng nói.
Hiệu quả của liệu pháp bổ trợ miễn dịch trên bệnh nhân ung thư phổi thế nào?
Thông tin tại hội thảo cho thấy, trước đây, điều trị bổ trợ hóa chất sau phẫu thuật là liệu pháp điều trị bổ trợ tiêu chuẩn cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ. Tỉ lệ sống còn toàn bộ kém và nguy cơ tái phát cao là thường gặp đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm, mặc dù đã được phẫu thuật triệt để và điều trị hóa trị bổ trợ.
Hiện nay, đã có những bằng chứng y khoa trên thế giới cho thấy hiệu quả của liệu pháp bổ trợ miễn dịch trên bệnh nhân ung thư phổi.
Kết quả từ nghiên cứu công bố trên The Lancet cho thấy liệu pháp miễn dịch cải thiện đáng kể thời gian sống thêm không bệnh cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ so với chăm sóc hỗ trợ tốt nhất sau hóa trị bổ trợ.
Số liệu cho thấy liệu pháp miễn dịch giúp giảm 34% nguy cơ tái phát bệnh hoặc tử vong ở những người mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ, nguy cơ này có thể giảm đến 57% nếu bệnh nhân có tỉ lệ bộc lộ thụ thể PD-L1 cao.
Ngày 22/6/2023, Bộ Y tế Việt Nam lần đầu tiên phê duyệt sử dụng liệu pháp miễn dịch sau phẫu thuật và điều trị hóa chất cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm.
Tại hội thảo, các bác sĩ chuyên khoa ung bướu đã chia sẻ nhiều kết quả đáng mừng từ thực tế điều trị bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ với liệu pháp miễn dịch.
PGS.TS Phạm Cẩm Phương - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ về ca bệnh ung thư phổi tại hội thảo.
PGS.TS Phạm Cẩm Phương - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ thực tế điều trị bệnh nhân nam 70 tuổi được chẩn đoán mắc ung thư phổi phải từ năm 2020. Bệnh nhân sau đó được điều trị tại Singapore và Việt Nam.
Sau quá trình điều trị phẫu thuật cắt nội soi thùy phổi có u, nạo vét hạch, đánh giá sau phẫu thuật, bệnh nhân tiếp tục được điều trị bằng hóa trị và điều trị bổ trợ bằng liệu pháp miễn dịch. Bệnh nhân sau đó tái khám định kỳ và hiện tại sau gần bốn năm hiện ổn định, chưa phát hiện tái phát.
Làm gì để phòng ngừa ung thư phổi?
Theo các chuyên gia ung thư, để phòng ung thư phổi, cần hạn chế các chất, tác nhân gây bệnh ung thư như thuốc lá, thực phẩm, hóa chất độc hại... Bên cạnh đó duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, tập thể dục thể thao đều đặn và thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ...
Về dấu hiệu nhận biết ung thư phổi nói chung cũng như các triệu chứng thường gặp của ung thư phổi không tế bào nhỏ gồm: ho nhiều, ho ra máu, đau ngực, viêm phổi tái diễn một vị trí, tràn dịch màng phổi, đau vai, tay... Triệu chứng do chèn ép: khó nuốt, khàn tiếng, hội chứng tĩnh mạch chủ trên...
Ho nhiều, ho ra máu là một trong những dấu hiệu điển hình của ung thư phổi
Tuy nhiên, ho là dấu hiệu gặp trong ung thư phổi nhưng ho cũng biểu hiện rất nhiều bệnh lý khác. Do đó, các chuyên gia nhấn mạnh, nếu xuất hiện ho nhiều, ho ra máu, đau đầu, đau ngực, thỉnh thoảng bị co giật, đặc biệt giảm cân rất nhanh, người dân cần đi khám sức khỏe sớm để được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời.
Di căn ung thư: Xác định những 'kẻ gây rối' từ bên trong Các nhà nghiên cứu từ Viện Ung thư Hà Lan và Viện Oncode đã phân tích hơn 4.000 khối u và lập danh mục chi tiết về các loại vi khuẩn đặc biệt. Theo SciTech Daily, nhóm tác giả dẫn đầu bởi các nhà nghiên cứu Emile Voest và Lodewyk Wessels đã tìm kiếm các vi khuẩn sống cộng sinh trong khối u...