Đỏ mặt khi uống bia dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm!
Đỏ mặt khi uống rượu bia thường gặp ở rất nhiều người. Đa số mọi người đều cho rằng hiện tượng này xảy ra ở những người nhóm máu O, nhưng thực tế đỏ mặt khi uống rượu bia có thể còn tiềm ẩn nhiều căn bệnh đáng sợ. Vậy đỏ mặt khi uống bia báo hiệu bệnh gì?
Tại sao có hiện tượng đỏ mặt khi uống rượu bia?
Nguyên nhân gây đỏ mặt khi uống rượu bia là do trong các thức uống này có chứa chất mang tên ethanol, khi vào cơ thể sẽ kích thích sản xuất hoạt chất acetaldehyde được tích tụ nhiều trong máu. Hoạt động này khiến cho các mao mạch dưới da giãn ra, gây ra hiện tượng đỏ mặt, nóng bừng. Một số trường hợp có thể đỏ toàn thân, và kèm theo triệu chứng tim đập nhanh.
Đỏ mặt khi uống rượu bia là hiện tượng thường gặp
Tùy vào cơ địa từng người mà khả năng đáp ứng nồng độ cồn trong máu khác nhau. Những người có ngưỡng đáp ứng thấp thì khi uống rượu bia, những nơi tập trung mao mạch dễ thấy như mắt và các vùng da mỏng như mặt, cổ, lưng dễ bị đỏ lên.
Đỏ mặt khi uống bia báo hiệu bệnh gì và nguy hiểm như thế nào?
Mặc dù đỏ mặt khi uống rượu bia là một cơ chế của cơ thể, nhưng nó cũng cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm. Các nhà khoa học còn đặt tên hội chứng này mang tên “Hội chứng đỏ mặt châu Á” vì phần lớn “nạn nhân” của hội chứng này là người châu Á.
Một nghiên cứu của Đại học Quốc gia Chungnam (Hàn Quốc) thực hiện trên 1.700 người đã cho thấy rằng người uống rượu bia đỏ mặt có nguy cơ mắc chứng tăng huyết áp cao hơn 2.27 lần so với người bình thường uống rượu bia không đỏ mặt.
Bệnh cao huyết áp do uống rượu bia còn làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Một nghiên cứu mới ở nam giới gần đây cho thấy, những người bị bệnh cao huyết áp (với chỉ số huyết áp là 140/90 mmHg) chỉ cần uống khoảng 150 – 300 ml rượu bia là sẽ có nguy cơ tử vong do đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim cao gấp 2 – 5 lần so với những người có huyết áp bình thường hoặc những người không uống rượu bia.
Bệnh gan
Thông thường khi rượu, bia đi vào cơ thể, gan sẽ chuyển hóa cồn thành aceltedehyde. Ở người bình thường aceltedehyde lại tiếp tục chuyển hóa thành Acetate, một chất an toàn hơn với cơ thể.
Với những người đỏ mặt, quá trình chuyển hóa actadehyde thành acetate nhanh hơn người bình thường, nhưng khi có quá nhiều chất actadehyde được sinh ra. Lâu ngày sẽ gây nên các bệnh về gan. Cùng với đó, những người bị đỏ mặt khi uống rượu, bia sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về gan cao hơn so với những người không bị đỏ mặt.
Video đang HOT
Đỏ mặt khi uống bia có thể là dấu hiệu của bệnh gan
Bên cạnh đó, những người uống rượu bia bị đỏ mặt gặp phải những triệu chứng như buồn nôn, sưng tấy các khớp, đau nhức, đau bụng, mệt mỏi thì thì rất có thể đã báo hiệu các bệnh về gan như xơ gan mãn tính, viêm gan B.
Ung thư thực quản
Những người có phản ứng đỏ mặt khi uống rượu bia có thể là do trong cơ thể có sự thiếu hụt di truyền enzym chuyển hóa rượu ALDH2, từ đó dẫn đến sự tích tụ các chất acetaldehyde độc hại.
Một số nghiên cứu còn cho thấy nếu một người bị khiếm khuyết enzym chuyển hóa rượu ALDH2 nói trên uống 2 cốc bia mỗi ngày thì sẽ có nguy cơ bị ung thư thực quản cao gấp 10 lần so với những người có thể chuyển hóa được chất cồn.
Vì thế việc thường xuyên đỏ mặt khi uống rượu bia là báo hiệu bạn có nguy cơ bị ung thư thực quản cao hơn người bình thường.
Những lưu ý khi uống rượu bia
Để uống rượu bia hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn đừng bỏ qua những lưu ý sau:
- Không dùng trà ngay sau khi uống rượu bia:
Trà có chứa thành phần tannin có thể làm cho cồn thẩm thấu vào dạ dày nhanh hơn, điều này sẽ có hại cho dạ dày.
- Không uống rượu bia khi đói:
Khi bụng đói, lượng axit trong dạ dày tăng lên, nếu kết hợp thêm với chất cồn trong rượu, bia thì bạn sẽ dễ say hơn, kèm theo đó là cảm giác nôn nao, khó chịu.
- Không tắm ngay sau khi uống rượu bia:
Khi uống rượu bia xong bạn tuyệt đối không nên tắm dù là tắm nước nóng hay nước lạnh.
Tắm nước nóng sẽ khiến cho nhiệt độ tập trung trong cơ thể không tản ra được, làm tình trạng say càng nghiêm trọng, có khi còn gây buồn nôn, thậm chí đau đầu, chóng mặt, choáng váng.
Tắm nước lạnh sẽ khiến gan không kịp bổ sung lượng đường gluco tiêu hao trong máu, khi bị kích thích bởi nước lạnh, huyết quản sẽ co vào, có thể dẫn đến vỡ mạch máu, cảm lạnh.
Tốt nhất sau khi uống rượu bia bạn nên nằm nghỉ cho đến khi cơ thể tỉnh táo, sau đó đi tắm thì sẽ an toàn hơn.
- Nên uống nhiều nước khi uống rượu, bia:
Nước có tác dụng rất tốt trong việc đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể qua đường tiểu, làm bạn không bị say khi uống rượu. Vì thế, khi uống rượu bia, bạn nên uống kèm nhiều nước để cơ thể hạn chế tích tụ chất độc và cũng ít bị say hơn.
Sau bài viết này, chắc hẳn bạn đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi đỏ mặt khi uống bia báo hiệu bệnh gì và biết được những lưu ý khi uống rượu bia để tránh gây hại cho sức khỏe. Nếu thường xuyên uống rượu bia bị đỏ mặt kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu thì bạn nên đến bác sĩ thăm khác để có sự tư vấn chính xác nhất.
Quỳnh Như
Theo Sức khỏe gia đình
Bệnh huyết áp cao những điều bạn cần biết: 6 bài thuốc trà thảo dược dùng thích hợp cho người tăng huyết áp
Mùa hè đến với thời tiết nắng nóng chúng ta luôn cảm thấy cơ thể tăng nhiệt và nhu cầu uống nước tăng cao. Còn đối với người bệnh huyết áp cao thì nguy cơ tăng huyết áp "đột ngột" và cũng cần bổ sung nhiều nước hơn. Vì vậy với 6 loại trà từ thảo dược theo bài thuốc cổ truyền của ông cha sẽ vừa cung cấp nước cho cơ thể vừa hỗ trợ giữ huyết áp ổn định không bị tăng cao do thời tiết.
Bài 1: Hoa cúc (4 phần), hoa hoè (3 phần) và chè xanh (3 phần) đem tán thành bột thô, mỗi ngày dùng độ 30gr hãm với 1 lít nước sôi để uống trong ngày, sẽ có công dụng mát huyết, hạ huyết áp.
Bài 2: Hoa cúc, hoa hoè, chè xanh (mỗi thứ 6gr) và long đờm thảo 10gr. Tất cả đem hãm với 1 lít nước sôi, dùng uống cả ngày có công dụng giãn mạch, hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu.
Bài 3: Rau ngót (9 phần), chè xanh (1 phần) tán thành bột thô, mỗi ngày lấy 50gr hãm với 1 lít nước chỉ dùng trong ngày có công dụng tiêu mỡ thừa, hạ huyết áp.
Bài 4: Sơn tra (8 phần), lá sen (2 phần) tán thành bột thô, mỗi ngày dùng 30gr hãm với 1 lít nước sôi giúp hạ huyết áp, tiêu mỡ.
Bài 5: Dùng chi tử và chè xanh với lượng bằng nhau tán thành bột thô, mỗi ngà lấy 60gr hãm với 1 lít nước sôi để dùng trong ngày có công dụng hạ huyết áp, mát huyết.
Bài 6: Dùng tâm sen 2-3 gr hãm với nước sôi lấy nước uống thay trà hàng ngày giúp giảm huyết áp rất hiệu quả.
Như vậy với 6 bài thuốc cổ truyền trên chẳng những làm giảm huyết áp còn giúp tiêu mỡ giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn, giảm nguy cơ tim mạch.
Ngoài ra bên cạnh đó nếu bị huyết áp cao bạn có thể lấy 1 quả chanh (ăn cả vỏ) và 10 củ mã thầy (những hoa quả yêu thích trong ngày hè) ăn sống, quả chuối, dâu, táo ... cũng đem lại hiệu quả giảm huyết áp cao.
Chúc các bạn áp dụng những bài thuốc cổ truyền dành cho người huyết áp cao thành công.
Hà Quàng
Theo giaoducthoidai.vn
Những thực phẩm bảo vệ tim mạch, đừng để quá muộn mới biết đến Chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp hóa. Vì vậy, hằng ngày chúng ta dù muốn hay không cũng phải tiếp xúc rất nhiều hóa chất độc hại, nguyên nhân là do nguồn nước bi ô nhiễm, không khí ô nhiễm, thực phẩm có chất tăng trưởng, thịt có chất tạo nạc, bún có huỳnh quang, chất gây ung thư... Cơ...