Dinh dưỡng khi tuổi xế chiều
Khi tuổi ngày một cao, các hoạt động chuyển hóa và dinh dưỡng có nhiều biến đổi, chức năng tiêu hóa của cơ thể cũng kém đi, nên đây là lúc chúng ta phải quan tâm nhiều nhất đến vấn đề dinh dưỡng.
Hơn nữa, mọi hoạt động ít đi nên khối cơ cũng giảm khoảng 1/3 so với thời trẻ, nhu cầu năng lượng giảm hơn 30% so với khi 20 tuổi. Nên nếu ăn quá thừa sẽ dễ gây các bệnh mạn tính như tiểu đường, huyết áp, mỡ máu, béo phì…
Ảnh minh họa
Ngoài ra, người có tuổi cũng bị giảm mức chịu đựng với chất ngọt, hoạt động của men phân giải mỡ cũng giảm dần theo tuổi và cơ thể dễ có xu hướng thừa mỡ trong máu, cholesterol trong máu tăng… nên phải hạn chế tới mức tối đa việc ăn đồ ngọt, chất béo, giảm mỡ động vật và tăng dầu thực vật.
Việc tiêu hóa, hấp thụ protein cũng giảm, do đó dễ xảy ra tình trạng thiếu protein nên phải bổ sung protein cho người cao tuổi bằng việc tăng cường sử dụng nhiều nguồn đạm thực vật có trong đậu phụ, sữa đậu nành, sữa, các loại đậu, đỗ và lạc.
Một chế độ ăn, uống cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng là việc nên thực hiện triệt để ở người có tuổi. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để có chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh táo bón.
Ăn rau, quả cũng góp phần tăng cảm giác no và điều quan trọng là rau, quả cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng. Các chất xơ trong rau, quả còn có tác dụng như chổi quét cholesterol thừa đẩy ra khỏi cơ thể, giúp cơ thể đề phòng xơ vữa mạch máu.
Đặc biệt, nên thay đổi thực đơn thường xuyên, ưu tiên những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm, nhai kỹ, tránh ăn vội, nhai dối. Tuyệt đối tránh những món ăn phải xào, rán cầu kỳ khó tiêu, hạn chế các thực phẩm dai, già, nhiều gia vị cay, nóng.
Dầu ăn và những sai lầm cơ bản ảnh hưởng tới sức khỏe cả nhà
Dầu ăn là nguyên liệu không thể thiếu trong bữa ăn của mỗi gia đình. Tuy nhiên, có những sai lầm cơ bản trong sử dụng dầu ăn mà nhiều người vẫn mắc phải.
Sử dụng dầu ăn đúng cách không chỉ khiến bữa cơm gia đình ngon hơn mà còn rất có lợi cho sức khỏe.
Video đang HOT
1. Không ăn mỡ động vật
Mỡ động vật như lợn, gà, cá là nguyên liệu thay thế được dùng chính trong nhà bếp của người Việt khi dầu ăn còn chưa phổ biến. Thế nhưng, khi dầu ăn dần phổ biến hơn, mỡ động vật lại bị gán mác "nguyên liệu có hại" cho sức khỏe. Điều này hoàn toàn sai lầm.
Ảnh minh họa: Internet
Để cân bằng dinh dưỡng cho gia đình, cả mỡ động vật và dầu thực vật đều nên được dùng để nấu ăn. Mỡ động vật cung cấp một lượng lipid lớn để cấu tạo nên các bộ phận trong cơ thể và một lượng nhỏ cholesterol (thứ mà nhiều người vẫn nghĩ là trong mỡ có quá nhiều, sẽ khiến đồ ăn bị ngấy và làm béo phì).
Ảnh minh họa: Internet
2. Sử dụng dầu ăn chiên lại nhiều lần
Đây là thói quen thường xuyên của nhiều người, bởi vì tiếc rẻ cho lượng dầu dùng thừa từ những lần trước. Tuy nhiên, dầu ăn chiên lại nhiều lần sẽ làm giảm giá trị của dầu, phá hủy các vitamin có trong đó. Bên cạnh đó, dầu ăn khi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra hóa chất có tên là transfat - một chất có khả năng gây ung thư khi sử dụng lâu dài. Không chỉ vậy, chất này còn khiến các men tiêu hóa trong dạ dày bị phá hủy, khiến chúng ta bị khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy và gây ra các bệnh lý về tim mạch...
Ảnh minh họa: Internet
Vì vậy, khi nấu ăn các bạn nên cân đối lượng dầu ăn sử dụng cho hợp lý để tránh lãng phí và đỡ phải sử dụng lại dầu thừa, mỡ thừa để nấu lần sau.
Ảnh minh họa: Internet
3. Những sản phẩm dầu ăn chất lượng có màu nhạt
Dầu ăn trên thị trường hiện nay rất đa dạng chủng loại, mẫu mã và cả màu sắc của dầu. Không biết từ bao giờ các bà nội trợ thường truyền tai nhau, dầu có màu nhạt mới là ngon nhất, dầu càng có màu đậm càng hôi, kém chất lượng.
Ảnh minh họa: Internet
Tuy nhiên, màu sắc của sản phẩm được quyết định bởi nhiều yếu tố: công thức chế biến, nguyên liệu sản xuất hay mức độ tinh luyện. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dầu càng tinh luyện để có màu càng nhạt thì khả năng các chất dinh dưỡng nguyên chất nhất bị lấy đi càng cao. Vì vậy, không nên đánh giá chất lượng của dầu theo màu sắc, hãy chọn loại mà gia đình bạn thích ăn.
Ảnh minh họa: Internet
4. Trung thành với một loại dầu ăn duy nhất
Nhiều gia đình chỉ dùng duy nhất 1 chai dầu ăn của 1 hãng duy nhất trong thời gian dài. Tuy nhiên, thay đổi các loại dầu ăn sẽ mang đến tác dụng tốt cho sức khỏe hơn là chỉ dùng 1 loại. Các loại dầu ăn khác nhau có giới hạn chịu nhiệt khác nhau, chúng cũng cung cấp các chất khác nhau cho cơ thể. Vì vậy, hãy cố gắng sử dụng 2 loại dầu ăn trong nhà bếp.
Ảnh minh họa: Internet
Một loại chuyên dùng ở nhiệt độ cao, cho các món chiên rán, một loại chỉ để dùng cho món ăn sống như làm salad, ướp thực phẩm, xào nấu... như dầu các loại hạt (hướng dương, đậu nành, ô-liu, dầu hạt cải...)
Ảnh minh họa: Internet
5. Mọi loại dầu oliu đều giống nhau
Cũng giống như dầu dừa có loại để làm đẹp, loại để nấu ăn. Thực tế, dầu ô-liu cũng vậy. Dầu ô-liu nguyên chất là dầu được ép từ quả oliu, hoàn toàn chưa qua tinh luyện, xử lý hóa chất nên mang hương vị tinh khiết, giàu chất chống oxy hóa và phenol hơn. Chúng thích hợp để dưỡng da, làm các món salad. Nếu dùng chúng để xào, nấu, lượng phenol nguyên chất trong đó rất dễ bị phá hủy.
Ảnh minh họa: Internet
Trong khi đó, dầu ô-liu tinh luyện trong quá trình sản xuất đã mất đi phần lớn hàm lượng phenol và chất chống oxy hóa, hương vị không thơm ngon bằng dầu tinh khiết nhưng lại phù hợp với việc nấu nướng trên nhiệt độ cao hơn./.
3 loại thực phẩm có thể gọi là "cao thủ hạ mỡ", ăn nhiều sẽ giúp mạch máu sạch, lưu thông tốt Rối loạn mỡ máu là một bệnh mãn tính về mạch máu, rất khó để đẩy lùi bệnh. Mỡ máu cao cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng khác nhau, chẳng hạn như tiểu đường, huyết áp cao và gan nhiễm mỡ. Mỡ máu cao (tăng lipid máu) không có triệu chứng rõ ràng, nhưng các chuyên gia cho...