Dinh dưỡng hơn thịt bò, con gớm ghiếc ngoe nguẩy thành đặc sản giá 14 triệu/kg
Khi chưa được chế biến, ai nhìn cũng rùng mình và sợ hãi với vẻ ngoài không mấy “thiện cảm”.
Với cơ thể gớm ghiếc, đáng sợ của chúng chắc không ai nghĩ đến việc chúng sẽ là món ăn được nhiều người ưa thích.
Tại Zimbabwe, những con sâu mopane trở thành đặc sản. Chúng được bán trong các nhà hàng sang chảnh đến các quán ăn bình dân và thậm chí là siêu thị.
Sâu mopane thuộc loài Gonimbrasia belina. Chúng được đặt tên là mopane, vì ăn lá cây mopane. Loại sâu này chỉ có thể được tìm thấy ở các quốc gia nằm ở khu vực phía Nam châu Phi.
Đằng sau sự đáng sợ là giá trị dinh dưỡng cao. Sâu mopane được cho là có lượng protein gấp 3 lần thịt bò.
Video đang HOT
Mopane cũng là nguồn cung cấp kali, natri, canxi… và nhiều chất khác.
Trên trang Amazon, loại sâu này sấy khô được bán với giá khá đắt 0,6 USD/g, như vậy nếu mua 1kg sẽ có giá khoảng 600 USD (~13,9 triệu đồng).
Sau khi người thu hoạch lấy các con sâu về, họ sẽ vắt cho các chất nhớt màu xanh bên trong chảy ra hết.
Tiếp đó, họ sẽ phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc xông khói rồi đem bán.
Khi chúng đã được phơi khô, thực khách có thể ăn được ngay.
Theo cách truyền thống, chúng được luộc trong nước sôi rồi phơi nắng. Sau đó, sâu khô được giữ trong vài tháng mà không cần để trong ngăn lạnh.
Theo cách truyền thống, chúng được luộc trong nước sôi rồi phơi nắng. Sau đó, sâu khô được giữ trong vài tháng mà không cần để trong ngăn lạnh.
Theo Tổ chức Nông lương Quốc tế (FAO), sâu mopane là sản phẩm nổi tiếng, quan trọng về kinh tế của vùng nam Zimbabwe, Bostwana và miền Bắc Nam Phi.
Ở khu vực phía Nam châu Phi, người ta ước tính có 9,5 tỷ ấu trùng sâu mopane được thu hoạch trị giá tới 85 triệu USD, trong đó 40% được các phụ nữ từ các vùng nông thôn nghèo sản xuất.
Theo dan viet
Cá linh non đầu vụ khan hiếm, giá 230.000 đồng/kg
Hiện nay, đã gần hết tháng 8 nhưng cá linh non ở ĐBSCL chưa xuất hiện nhiều khiến giá bán khá cao.
Hàng năm, đặc sản cá đồng theo nguồn nước về sớm nhất là cá linh non xuất hiện nhiều ở các tỉnh giáp biên giới Campuchia như: An Giang, Đồng Tháp và Long An. Đây là loài cá chỉ xuất hiện một năm một lần trong những tháng mùa lũ, từ cuối tháng 7 đến hết tháng 11. Nhưng hiện nay đã gần hết tháng 8 mà cá linh non rất khan hiếm bởi vì lũ chưa về.
Năm nay cá linh non trở thành mặt hàng khan hiếm trong mùa lũ.
Chị Trần Thị Mọng, tiểu thương chợ Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú - An Giang cho biết: Thời điểm này năm ngoái đã có nước lũ ngập đồng nên cá linh non đầu mùa xuất hiện rất nhiều. Mỗi ngày người dân vùng biên giới đặt dớn, đáy bắt cá linh non mang đến bán, từ 300 - 500 kg/ngày, giá giao động từ 70.000-80.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, chị Mọng phải liên hệ với ngư dân ở Campuchia để mua cá linh non giá từ 220.000 - 230.000 đồng/kg nhưng rất khan hiếm. Giá cá linh non ở nhà hàng từ 400.000 - 500.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Văn Tài, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tân Hồng, cho biết, đến thời điểm này người dân biên giới chưa thấy cá linh xuất hiện và cũng chưa được thưởng thức các món ăn đặc sản từ cá linh non, xem như đã muộn gần 1,5 tháng so với chu kỳ hàng năm. Lý do năm nay lũ nhỏ về rất muộn. Hàng chục năm qua chưa từng xuất hiện cá linh khan hiếm như hiện nay.
Theo Nông nghiệp Việt Nam
Đặc sản thanh trà Huế mất mùa nặng Hạn hán kéo dài khiến cây thanh trà, đặc sản ở tỉnh Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, quả thanh trà chậm phát triển, mất mùa nặng. Phường Thủy Biều, thành phố Huế là nơi có diện tích trồng thanh trà lớn của tỉnh Thừa Thiên - Huế, với hơn 145 ha. Năm nay, nhiều vườn thanh trà ở đây mất...