Đặc sản thanh trà Huế mất mùa nặng
Hạn hán kéo dài khiến cây thanh trà, đặc sản ở tỉnh Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, quả thanh trà chậm phát triển, mất mùa nặng.
Phường Thủy Biều, thành phố Huế là nơi có diện tích trồng thanh trà lớn của tỉnh Thừa Thiên – Huế, với hơn 145 ha. Năm nay, nhiều vườn thanh trà ở đây mất mùa nặng.
Theo thời vụ, khoảng đầu tháng 8, các nhà vườn bắt đầu thu hoạch thanh trà. Nắng nóng kéo dài, lượng nước cung cấp không đủ, rất nhiều cây bị khô héo, quả phát triển chậm, nhỏ, số lượng ít, hoặc nhiễm bệnh cây bưng mủ, rụng quả… gây thất thu rất lớn cho người trồng.
Nhiều hộ dân trồng thanh trà thất thu nặng.
Ông Đặng Văn Kế, một hộ dân trồng thanh trà ở phường Thủy Biều thành phố Huế lo lắng: “Đời sống đa số dân nông nghiệp ở đây chủ yếu sống nhờ cây thanh trà, mất mùa thanh trà về mặt kinh tế gia đình ảnh hưởng rất lớn. Năm ngoái, nhà tôi thu hoạch được khoảng gần 50 triệu đồng, nhưng năm nay dự thu chưa đến 20 triệu đồng”.
Theo ông Hoàng Trọng Di, Giám đốc HTX Thủy Biều, nắng hạn đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cũng như số lượng của thanh trà: “Cây thanh trà giai đoạn phát triển mà gặp nắng hạn thì trái bị phát triển chậm. Cũng do nắng hạn làm mầm bệnh ủ sẵn ở trong đất phát triển mạnh hơn. Những khu vườn có lượng nước tưới không đầy đủ thì cây sẽ chết dần”.
Hiện các vùng chuyên canh cây thanh trà tỉnh Thừa Thiên – Huế đều rơi vào tình cảnh tương tự. Cây lớn thì không đậu quả, cây nhỏ cứ chết dần, tỉ lệ cây chết từ 20% đến 30%.
Nhiều cây thanh trà đã chết vì nắng nóng và sâu bệnh.
Toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế có gần 700 ha thanh trà tập trung chủ yếu ở các vùng chuyên canh phường Thủy Biều, thành phố Huế; phường Hương Vân, thị xã Hương Trà; xã Phong Thu, huyện Phong Điền… rất nhiều hộ trồng thanh trà có thu nhập từ 50 đến 100 triệu đồng/năm. Năm nay, nắng nóng kéo dài nên tỷ lệ đậu quả chỉ bằng 1/2 so với các năm trước. Mặt khác, nhiều loại bệnh xuất hiện trên cây thanh trà như bệnh xì mủ làm cho cây chảy mủ toàn thân, quả kém phát triển…
Ông Hồ Vang, Phó Giám đốc Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, UBND tỉnh vừa chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với Sở Điện lực kéo điện về vùng trồng thanh trà, giúp bà con chủ động nước tưới.
Ông Hồ Vang cho biết: “Toàn tỉnh có khoảng 170 ha bị ảnh hưởng, rồi chết, trong đó nhiều nhất là ở Hương Trà, Hương Thủy, thành phố Huế, Phong Điền. Những diện tích này do không chủ động được nguồn để tưới, bà con cũng chưa sẵn sàng chuẩn bị các phương tiện, thiết bị để tưới do đó không đủ nước, trong đó có một số diện tích do nắng hạn, kết hợp với bệnh chảy gôm nên chết. Do thiếu nước nên bị rụng trái, trái nhỏ, năng suất của những vườn cây này giảm khoảng 20 đến 30% so với bình thường”.
Theo vov
Video đang HOT
6 loại đặc sản na Việt đang "làm mưa làm gió", cho lãi cực "khủng"
Miền Bắc đến tầm tháng 8 là lúc bắt đầu vào mùa na - thứ trái cây khiến nhiều người mê mệt bởi hương thơm và vị ngọt hoàn hảo.
Nhắc đến na, người ta không thể không nói đến na Đồng Bành, na Nữ hoàng, na bở Đông Triều, hay bở Liên Khê,... - những loại na đặc sản có tiếng ở nhiều nơi trên cả nước.
1. Na Nữ hoàng
Na Nữ Hoàng có xuất xứ từ Đồng Nai, trung bình một quả có thể nặng đến hơn 1kg.
Không chỉ to vượt trội, na Nữ Hoàng "khủng" còn có giá bán cao gấp 3 lần so với na thông thường với ưu điểm ít hạt, vị thơm ngon nên được thị trường rất ưa chuộng.
Anh Lê Xuân Hoàng - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Vườn Xanh cho biết, đây là giống na nhập nội, thường được gọi là na Nữ Hoàng. Cây được trồng bằng phương pháp ghép cành. So với na thông thường, cây na Nữ Hoàng có chiều cao tối đa 4m, tán rộng trong 2m. Lá bản to, dài, xanh đậm hơn so với giống mãng cầu na Việt Nam.
Cũng theo anh Hoàng, do ít hạt, vị thơm, ngon nên giống na Nữ Hoàng trái "khủng" này được thị trường ưa chuộng, tuy nhiên, do số lượng có hạn nên phần lớn được các thương lái, cửa hàng bán trái cây đặc sản gom mua, rồi bán qua mạng cho người có nhu cầu.
2. Na dai Đồng Bành
Na dai Đồng bành - Lạng Sơn là một loại quả đặc sản mà chỉ người sành ăn mới biết đến vì món đặc sản này số lượng không có nhiều, Na dai Đồng bành được thương lái săn đón từ khi quả mới đậu bằng ngón tay, được đặt trước từ vài tháng vì chất lượng na dai ở đây đặc biệt hơn những vùng khác nhờ sự khác biệt về thổ nhưỡng, chỉ có những vườn na Đồng bành mới cho trái na đạt hương vị thơm ngon nhất. Na được trồng trên vách núi đá cao vút, cho ra những quả rất to, ngọt và thơm. Để vận chuyển được Na từ những núi đá người dân còn phải sử dụng cáp treo.
Chi Lăng là huyện miền núi với địa hình núi đá, nhưng được thiên nhiên ưu ái với khí hậu thời tiết và đất đai thuận lợi cho cây na sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, nơi đây đã cho ra đời những trái na đạt chất lượng, múi na dày thịt trắng ngần xen lẫn hạt nhỏ màu đen nhánh. Na Đồng Bành có đặc trưng mắt hồng, quả to, tròn căng, bóng mẩy. Khi chín cho vị ngọt sắc, ít hạt, hương thơm rất đặc trưng mà không vùng nào có được.
Na Đồng Bành được trồng trên vách núi đá cao vút, nên người dân đã chế tạo ra những chiếc ròng rọc chạy từ trên cao xuống tận chân núi để thu hoạch, nên nhiều người ví von rằng lên Lạng Sơn được ăn na đu dây. Na vừa hái xong được tập kết ngay tại chân núi và phân theo kích cỡ rồi đóng vào thùng xốp. Sau đó được người dân tập kết ở chợ na Đồng Bành vào lúc sáng sớm.
3. Na bở Đông Triều
Trước đây, na bở không ai mua, mặt hàng này thường xuyên rơi vào tình trạng ế ẩm. Vì loại na này sẽ nứt khi chín, dễ dập nát, hỏng, khó vận chuyển... Hơn nữa, cây na bở cũng không cho năng suất cao nên các nhà vườn dần thay thế bằng loại na dai.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, na bở bỗng nhiên "lên ngôi", được các chị em lùng mua từng quả. Theo một số chủ cửa hàng bán hoa quả, loại na bở Đông Triều này khá hiếm, không phải lúc nào cũng có hàng, khách chỉ cần "chậm chân" là phải đợi 3-4 ngày mới có.
Na bở của Đông Triều, Quảng Ninh cũng có chất lượng tuyệt vời trong lúc đang vào mùa. Trái na có vị ngọt, thơm tự nhiên, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn sử dụng cho gia đình và các cuộc gặp mặt. Một cân na trung bình từ 3-4 quả. Hiện na bở Đông Triều có giá bán trên thị trường dao động từ 135.000-200.000đồng/kg.
4. Na tím
Quả na vốn không còn xa lạ với người Việt Nam, bởi vị ngọt thơm và màu xanh quen thuộc. Thế nhưng, ngoài những loại na truyền thống ấy ra vẫn còn một loại khác, đó là na tím.
Na tím có hình dáng giống với những quả na bình thường khác, điểm khác là vỏ và cuống đều có màu tím lạ mắt. Khi ăn thử thấy cũng ngọt và dai không thua kém gì những loại na ngon nổi tiếng.
Điểm đặc biệt Na tím chỉ mọc ở thân thì quả mới to. Nếu để làm quà biếu thì khá thích hợp vì màu sắc đẹp, độc đáo, ăn cũng khá ngon, đem đến cảm giác mới lạ. Hiện một cân na tím dao động từ 50.000-60.000đ/kg, có thời điểm có thể lên tới hơn 100.000đ/kg.
5. Na bở Liên Khê
Hiện tại na Liên Khê đang vào chính vụ thu hoạch quả na bở, giá na bở hiện tại đang giao động trong khoảng 90.000-130.000 đồng/kg (loại đẹp khoảng 300gram/quả).
Na bở Liên Khê có đặc tính quả to, mẫu mã đẹp, giàu dinh dưỡng và được trồng theo quy trình nhất định và được cấp giấy chứng nhận sản phẩm được sản xuất phù hợ với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam. Na bở Liên Khê trồng theo tiêu chuẩn VietGAP được nhiều "người săn lùng" để có thể mua được mặt hàng này.
Có mặt tại Liên Khê những ngày này không khó để bắt gặp những thương lái vào thu mua quả na bở nhưng để có được 1 quả na bở thơm ngon và an toàn thì không phải ai cũng biết chỗ để mua.
6. Na rừng
Na rừng có tên gọi khác là Na dây. Khác với các giống na trên để ăn thì na rừng được nhiều người mua về làm thuốc chữa bệnh.
Một quả na rừng có trọng lượng lớn, chín tại cây có giá vào khoảng 500.000đ/kg, trung bình một quả nặng từ 3-4kg có giá vài triệu đồng/quả.
Để hái được quả na khá nguy hiểm. Người dân phải vào rừng sâu mới có. Na rừng là cây thân leo, thường mọc vào những thân cây lớn để vươn lên. Càng bám trên tán lá cây cao, cây càng cho nhiều quả và thường là quả to. Đặc biệt, loại quả này thu hút một loại ong rừng lớn thường bám vào cuống nên việc trẩy hái không dễ dàng.
Còn theo lương y đa khoa Trần Ngọc Bích, Chủ tịch Hội Đông y huyện Yên Thế (Bắc Giang), cây na rừng (cây cơm nắm) có tên khoa học là Kadsura coccinea. Loại cây này phổ biến ở các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Kạn.... Cây thân leo mọc cùng những cây sống lâu năm trong rừng. Thông thường, thân cây có thể vươn leo lên 15-20 m.
Chuyên gia nói trên cho biết, rễ cây, loại nhỏ, thường được nhiều người sử dụng làm bài thuốc dân gian chữa các bệnh phong thấp, chống hậu sản, hồi sức,... Tuy nhiên, tại Việt Nam, chưa đơn vị nào nghiên cứu về giá trị dược liệu của quả na rừng.
Theo dân việt
Đặc sản khác lạ, độc đáo vào bánh Trung thu 2019 Hàng loạt trái cây đặc sản vùng miền như dâu tây Đà Lạt, vỏ bưởi Diễn, hồng Đà Lạt, cà chua bi, sầu riêng được các nhà sản xuất sử dụng để làm bánh Trung thu. Mặc dù còn gần hai tháng nữa mới vào mùa Trung thu nhưng thị trường đã bắt đầu rục rịch bởi hàng loạt gian hàng bán bánh...