Đính đá trên răng: Đẹp một lúc rắc rối lâu dài
Đính đá trên răng đang là xu hướng được ưa chuộng ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, những tác hại tiềm ẩn có thể xảy ra lại ít được quan tâm.
Thời gian gần đây, nhiều người nổi tiếng đính đá trên răng khiến trào lưu răng đính đá (hay còn gọi là tooth gem) được công chúng biết đến ngày càng rộng rãi.
Nhiều nghệ sĩ từng gây sốt khi đính đá trên răng.
Điển hình trong trào lưu này phải kể đến các nghệ sĩ như Lisa của Blackpink, NingNing của Aespa, Lee Young Ji, Choi Yena… Hàng loạt sao Hàn lăng xê trào lưu răng đính đá khiến giới trẻ ngày càng tò mò, mê mệt. Tuy nhiên, phương pháp thẩm mỹ răng này cũng vấp phải nhiều ý kiến tranh cãi.
Đính đá trên răng gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe răng miệng?
Làm răng ê buốt, đau nhức
Trước khi gắn từng viên đá lên răng, bác sĩ sẽ tiến hành tạo một lỗ nhỏ vừa đủ bằng đường kính của viên đá trên thân răng bằng tay khoan và dùng keo chuyên dụng để gắn. Tuy nhiên, nếu thao tác làm không chính xác sẽ gây xâm lấn răng, dẫn đến tình trạng răng ê buốt và trở nên nhạy cảm sau khi gắn đá, đặc biệt là mỗi khi ăn đồ nóng hay uống nước lạnh.
Gây dị ứng
Nếu chất liệu đá dùng để gắn trên răng là loại đá không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng thì sau khi gắn xong, cơ thể bạn sẽ bị nổi mẩn, dị ứng da, lở miệng hay thậm chí còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của toàn cơ thể.
Video đang HOT
Đính đá vào răng có thể khiến răng bị ê buốt hoặc gây dị ứng da.
Ảnh hưởng chức năng ăn, nhai
Có rất nhiều người sau khi gắn đá lên răng chưa đầy 1 tuần đã gặp phải các vấn đề như hàm căng cứng, không nhai các món ăn một cách tự nhiên được… Những viên đá trên răng khi mới gắn xong thường rất dễ bị rụng, do đó, nhiều người sẽ không thể ăn uống như bình thường mà luôn phải chú ý mỗi khi đưa thức ăn vào miệng. Điều này khiến việc ăn uống trở nên khó khăn, gặp ảnh hưởng trong quá trình nhai… từ đó gây suy giảm chức năng ăn, nhai.
Nguy cơ mắc bệnh răng miệng
Trong một số trường hợp, khách hàng tìm đến những địa chỉ nha khoa không uy tín, bác sĩ không có trình độ chuyên môn cao thì rất dễ gặp rủi ro. Ngoài ra, nếu sử dụng loại keo kém chất lượng khi gắn đá trên răng cũng khiến đá nhanh bị rơi ra ngoài.
Khi không bảo đảm được việc giữ những viên đá trên răng thì chỉ sau một thời gian ngắn, chúng sẽ bong ra khỏi răng và để lại những lỗ khoan thiếu thẩm mỹ trên răng. Từ những lỗ khoan này, thức ăn được đưa vào cơ thể sẽ dễ bám lại và lâu ngày có thể gây ra bệnh sâu răng, hôi miệng…
Ngoài ra, hiện nay, trên thị trường xuất hiện một số bộ dụng cụ đính đá trên răng không đảm bảo chất lượng, không được kiểm nghiệm hay có giấy tờ gì hợp pháp. Mặc dù tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như viêm lợi, hỏng men răng,… nhưng với mong muốn vừa bắt được trend vừa tiết kiệm chi phí, những người muốn đính răng đá quý cực kì ưa chuộng những bộ dụng cụ tự làm tại nhà.
Trường hợp viên đá đính trên răng bị rơi ra có thể gây ra sâu răng, hôi miệng.
Vậy nên, khi có ý định thực hiện phương pháp làm đẹp này, hãy suy nghĩ thật kỹ trước, tìm hiểu địa chỉ nha khoa uy tín trước khi làm. Sau khi đã đính đá, mọi người nên có một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Không nên nhai đồ ăn cứng hoặc quá dai vào vị trí răng có gắn đá. Hạn chế tối đa các loại thức uống có màu như cà phê, trà các loại, nước ngọt, nước có ga… vì ngoài gây xỉn răng có thể gây xỉn màu đá, làm mất độ sáng bóng của đá. Ngoài ra cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chải răng bằng bàn chải lông mềm để thức ăn không đọng lại quanh vị trí gắn đá.
Trong trường hợp muốn tháo đá khỏi răng, cần thực hiện tại các phòng khám nha khoa, tuyệt đối không làm tại nhà. Sau khi tháo bỏ các viên đá, các bác sĩ sẽ dùng chất hàn chuyên dụng để trám bít lại lỗ hở do viên đá để lại. Nếu không, thức ăn sẽ đọng lại, khó vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, gây nguy hại cho sức khỏe răng miệng.
Ngoài ra, sau khi tháo đá nên đi kiểm tra định kỳ sức khỏe răng miệng giúp theo dõi vùng trám bít. Nếu bị bong ra thì bác sĩ sẽ trám lại ngay, ngăn chặn những rủi ro không đáng có.
Phương Anh
Bạn có đang vệ sinh răng miệng sai cách?
Nếu có thói quen súc miệng sau khi đánh răng thì cách vệ sinh răng miệng của bạn chưa chuẩn lắm đâu.
Có hơn một triệu vi khuẩn trên bàn chải đánh răng và mặc dù hầu hết đều vô hại nhưng vẫn có một số ít gây ra tổn thương răng cho răng của bạn. Mặc dù đánh răng hàng ngày là điều cần thiết, nhưng nhiều thói quen khác cũng có thể là sai lầm khiến hàm răng của bạn không được chắc khỏe.
Bạn có mắc những sai lầm khi vệ sinh răng miệng dưới đây không?
1. Súc miệng sau khi đánh răng
Mặc dù bạn có thói quen súc miệng ngay sau khi đánh răng, nhưng làm như vậy thực sự có thể khiến việc đánh răng kém hiệu quả hơn. Vì nước làm loãng lượng florua đậm đặc trong kem đánh răng, nên nó có thể khiến bạn không đạt được tất cả các lợi ích của việc làm trắng răng. Nhưng nếu bạn vẫn cảm thấy cần phải súc miệng do thói quen, hãy sử dụng nước súc miệng có chứa fluor để giữ cho men răng được bảo vệ tốt.
2. Không chải lưỡi
Nếu bạn từng nhận thấy hơi thở có mùi bất kể bạn đã đánh răng kỹ lưỡng như thế nào, thì có thể vi khuẩn đang sinh sôi ở phần lưỡi của mình. Vị giác của bạn cung cấp cho vi khuẩn một môi trường hoàn hảo để phát triển và nếu bạn bỏ qua, điều đó có thể khiến hơi thở của bạn có mùi.
3. Xỉa răng quá nhiều
Mặc dù dùng chỉ nha khoa là một phần thiết yếu trong thói quen vệ sinh răng miệng và rất quan trọng đối với nướu răng, nhưng bạn sử dụng quá mức thường xuyên là không tốt. Bạn không cần dùng chỉ nha khoa nhiều hơn một lần một ngày vì vi khuẩn có hại mất từ 4 đến 12 giờ để phát triển. Mặc dù dùng chỉ nha khoa đúng cách có thể ngăn ngừa các bệnh về nướu, nhưng nếu dùng chỉ nha khoa sai cách có thể có tác dụng ngược lại và thậm chí có thể dẫn đến tổn thương nướu.
4. Không thay bàn chải thường xuyên
Mặc dù bạn có thể không muốn thay bàn chải đánh răng cũ yêu thích của mình, nhưng sử dụng nó quá lâu có thể dẫn đến sâu răng và làm hỏng nướu. Luôn có một số vụn thức ăn còn sót lại giữa các lông bàn chải và nếu tiếp tục sử dụng cùng một bàn chải đánh răng thì việc tiếp xúc với cùng một loại vi khuẩn nhiều lần là điều xảy ra. Và nếu bạn để bàn chải đánh răng của mình trong phòng tắm ẩm ướt thì nó còn có thể bắt đầu phát triển nấm mốc, vì vậy nếu bạn nhận thấy bất kỳ đốm đen nào trên lông bàn chải, hãy thay bàn chải ngay lập tức.
5. Không đổi loại kem đánh răng
Khi bạn tìm thấy một loại kem đánh răng có tác dụng tốt và phù hợp cho răng của mình, bạn có thể sẽ cảm thấy muốn mua nhiều và dùng lâu dài. Nhưng các vi sinh vật sống trong khoang miệng có thể quen đã với một loại kem đánh răng cụ thể, khiến việc đánh răng trở nên kém hiệu quả hơn. Tốt hơn là bạn nên thay đổi loại kem đánh răng của bạn 2-3 tháng một lần và một số nha sĩ thậm chí còn khuyên nên sử dụng các loại kem đánh răng khác nhau vào buổi sáng và buổi tối.
6. Đánh răng ngay sau khi ăn
Mặc dù đánh răng sau khi ăn có thể giúp ngăn ngừa vi khuẩn có hại, nhưng nếu bạn làm ngay sau bữa ăn có thể khiến cho men răng bị yếu đi. Vì vậy, bạn nên đợi từ 30 đến 60 phút sau khi ăn rồi mới đánh răng, giữ cho bộ răng trắng sáng luôn được khỏe mạnh.
Những thói quen xấu gây vàng răng Nếu đã thường xuyên đánh răng nhưng hàm răng vẫn không được trắng sáng như ý, rất có thể bạn đang mắc phải những thói quen xấu gây vàng răng dưới đây. Thường xuyên uống cà phê: Thành phần tannin trong cà phê thường gây ra các mảng bám trên răng của bạn, gây ra hiện tượng vàng răng. Nếu không từ bỏ...