Điều trị thoái hóa khớp gối – Kỳ 1: Bảy nguyên nhân đau đớn
Thoái hóa khớp gối thường được cho là do sụn khớp hư hại, khô chất nhờn nên việc điều trị được nghĩ đơn giản là tiêm chất nhờn và thay thế sụn khớp. Nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy tổn thương trong thoái hóa khớp phức tạp hơn nhiều.
Cấu tạo khớp gối (ngôi sao: phần sụn lồi cầu đùi, hình chấm tròn: mâm chày; mũi tên màu trắng: dây chằng chéo trước) – Ảnh: TS. Tăng Hà Nam Anh
Cấu tạo khớp gối
Khớp gối là hai phần xương nối với nhau bao gồm đầu dưới xương đùi và mâm chày. Hai đầu xương được bọc bởi lớp sụn khớp trơn láng có nhiệm vụ làm giảm bớt lực tác dụng từ đầu dưới xương đùi truyền lên mâm chày khi đi, làm trơn láng giúp khớp vận động nhẹ nhàng.
Phần dịch khớp có chứa dung dịch acid hyaluronic tạo sự trơn láng trong cử động và giúp bảo vệ tế bào sụn khớp. Màng bao khớp khớp giúp tiết ra dịch khớp nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhờn khớp, bảo vệ khớp khỏi sự nhiễm trùng.
Hệ thống dây chằng giúp khớp gối vững vàng khi đi lại hạn chế sự hư hại của sụn khớp. Hệ thống cơ bao xung quanh khớp gối tạo sức mạnh giúp di chuyển nhẹ nhàng, có thể thực hiện các môn chơi thể thao hay lao động mạnh.
Khớp gối tạo với khớp háng và khớp cổ chân tạo thành chi dưới. Khi trục của 3 khớp này thẳng hàng sẽ giúp bệnh nhân hạn chế được tình trạng hư hại của sụn khớp và có dáng đi đẹp.
Hình X quang cho thấy bên chân trái trục háng – gối cổ chân thẳng trục (vẹo trong 4 độ), chân phải bị vẹo trong 13 độ và bị thoái hoá nặng khe khớp bên trong – Ảnh: TS. Tăng Hà Nam Anh
Thoái hoá khớp gối là gì?
Trong bệnh lí thoái hóa khớp gối, cái dễ nhìn thấy nhất là tình trạng hư hại dần dần của lớp sụn khớp khiến cho việc cử động khớp không còn dễ dàng nữa, những tiếng kêu rào rạo từ việc sụn khớp bị hư hại là điều chúng ta có thể cảm thấy được khi cử động khớp gối.
Video đang HOT
Ở giai đoạn trễ hơn, thỉnh thoảng bệnh nhân hay có những đợt tràn dịch khớp gối làm gối sưng to khiến bệnh nhân cử động gập duỗi gối khó khăn nhất là gập gối hay có cảm giác bị căng tức. Màng bao khớp gối bị sưng dày lên làm tiết dịch trong gối, gây đau nhức về ban đêm do hiện thượng viêm.
Bệnh nhân sẽ chuyển từ trạng thái chỉ đau khi đi nay chuyển sang đau vào ban đêm và sưng khớp gối. Gối bắt đầu bị vẹo dần dần vào trong (chiếm đa số) hay vẹo ra ngoài. Bệnh nhân sẽ thấy mình lùn đi, chân bị cong.
Mặt khác, vì bị đau gối nên bệnh nhân sẽ có xu hướng nằm cong gối hay lót một vật gì đó sau khớp gối để ngủ cho dễ chịu. Điều này khiến cho gối bệnh nhân bị mất duỗi thẳng nên khi bệnh nhân đi gối sẽ hơi bị gập. Đi tư thế gối gập làm tăng áp lực lên cơ tứ đầu đùi ở trước gối và bệnh nhân cảm thấy mỏi hơn khi đi.
Bên cạnh đó, cơ tứ đầu đùi cũng bị teo đi trong khi gối bị thoái hóa nên làm cho việc đi lại của bệnh nhân càng khó khăn hơn nhất là ở tư thế chuyển từ ngồi thấp sang đứng dậy hoặc leo cầu thang hay đi trên mặt đất không bằng phẳng.
Gối vẹo, hệ thống dây chằng bị rối loạn chức năng, bị giãn ra ở một bên và bị co rút bên còn lại khiến cho gối đau khi đi. Gối vẹo làm lực tác dụng lên gối không đồng đều, nếu gối vẹo vào trong sẽ làm lực tác dụng lên khoang khớp gối bên trong nặng hơn và làm lớp sụn hư hại nhanh hơn, dây chằng bên ngoài bị căng hơn.
Sụn chêm trong gối giúp phân tán lực khi đi lại cũng bị thoái hóa, đôi khi nó có thể bị rách tạo thành mảng sụn rời gây kẹt khớp và đau khi đi lại mặc dù triệu chứng này không thường xuyên xảy ra.
Một trong những điều mới là đó là sự khẳng định quá trình viêm và tăng sinh màng bao khớp.
Trước kia người ta nghĩ rằng thoái hóa khớp gối chỉ là quá trình cơ học là sự mài mòn sụn khớp. Nhưng cho đến gần đây những nghiên cứu mới đã cho thấy có quá trình viêm xảy ra trong khớp gối với các tác nhân gây viêm.
Quá trình viêm làm tăng sinh màng bao khớp và ngược lại tạo thành vòng xoáy bệnh lí. Quá trình viêm này có thể ảnh hưởng lên đến toàn thân.
Một số giả thuyết cho rằng quá trình viêm này có thể làm bệnh nhân bị thoái hóa khớp có thể có nguy cơ bị bệnh Alheimer, đột quị và nhồi máu cơ tim.
Rất nhiều nghiên cứu tập trung điều trị quá trình viêm trong thoái hóa khớp đang được thực hiện.
Như vậy có thể thấy thoái hóa khớp gối phức tạp hơn chúng ta nghĩ ban đầu. Chính vì vậy việc điều trị cũng không đơn giản chỉ là một phương pháp mà cần phối hợp nhiều phương pháp.
Hư khớp gối với gối gập, vẹo vào trong khi đi – Ảnh: TS. Tăng Hà Nam Anh
Đau trong thoái hóa khớp gối là do nguyên nhân gì?
Như đã phân tích ở trên, thoái hoá gối gây đau vì các nguyên nhân sau:
1. Hư hại sụn khớp khiến hai mặt xương cọ vào nhau khi đi kích thích màng xương gây đau;
2. Lệch trục khớp gối gây giãn dây chằng hay co rút bao khớp;
3. Teo cơ tứ đầu đùi;
4. Tình trạng viêm trong thoái hoá ở giai đoạn trễ hơn;
5. Béo phì làm tăng áp lực lên mặt sụn;
6. Tổn thương xương dưới sụn làm bể mặt sụn và tiêu xương gây lệch vẹo trục gối nặng hơn;
7. Phù nề xương dưới sụn gây tăng áp lực.
>> Còn tiếp
Theo tuoitre
Thoát cảnh ngồi xe lăn sau tiêm tế bào gốc
Ông Phan Dũng 67 tuổi, từ Mỹ về TP HCM, phải ngồi xe lăn sau 5 năm thoái hóa khớp gối.
Bác sĩ Nguyễn Tôn Ngọc Huỳnh, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện DNA chẩn đoán bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối giai đoạn 3. Lớp sụn khớp đã bị tổn thương nhiều, gai xương xuất hiện làm khớp bị biến dạng gây ảnh hưởng vận động.
Để phục hồi sụn khớp bị hư tổn, bác sĩ Huỳnh thiết kế liệu trình tiêm tế bào gốc ba lần. "Do tế bào gốc tự thân của người cao tuổi đã già cỗi nên ông Dũng được điều trị bằng nguồn tế bào từ Nhật Bản", bác sĩ Huỳnh phân tích.
Sau khi tiêm mũi thứ nhất cách đây 9 tháng, ông Dũng trở về Mỹ, thấy triệu chứng đau chưa giảm đáng kể. Từ tháng thứ hai, cơn đau giảm dần, ông ngủ ngon hơn. "Trước đây mỗi khi thức dậy, muốn lấy đồ vật nào tôi phải nghiêng người cử động nhẹ nhàng, không dám làm mạnh vì rất đau", ông Dũng nói.
Cảm thấy hồi phục khoảng 40%, tháng 9 ông Dũng về Việt Nam để tiêm lần hai. Lần này ông không phải ngồi xe lăn, đi đứng thoải mái, đỡ đau nhức, lên xuống cầu thang bình thường. Dự kiến đầu năm 2020 ông sẽ hoàn thành mũi tiêm thứ ba. "Lúc trước các bác sĩ từng chỉ định phẫu thuật tháo khớp gối, uống thuốc giảm đau hoài không có tác dụng", ông Dũng nhớ lại.
Ông Dũng hồi phục tốt, đi đứng khỏe mạnh sau 2 lần tiêm tế bào gốc điều trị. Ảnh: Mỹ Anh .
Theo bác sĩ Huỳnh, tế bào gốc khi vào cơ thể sẽ biệt hóa thành nhiều tế bào khác để thay thế các tế bào bị mất đi do lão hóa hoặc tổn thương. Với bệnh nhân mắc bệnh cơ xương khớp, tế bào gốc sẽ biến thành tế bào sinh sụn làm đầy lại vị trí khớp hư tổn, có thể điều trị các bệnh đau thần kinh tọa, tê bì tay chân, hội chứng ống cổ tay, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau cổ vai gáy, đau lưng, viêm khớp.
Mỗi bệnh nhân sẽ có liệu trình điều trị riêng. Nguồn tế bào gốc tại bệnh viện gồm ba loại từ máu, từ mô mỡ tự thân và nguồn nhập từ Nhật Bản. Tế bào gốc tự thân được nuôi cấy, tách chiết từ chính tế bào của người bệnh nên có độ an toàn, tương thích cao.
Sau khi tiêm tế bào, cơ thể sẽ xuất hiện tác động của tế bào lên hệ miễn dịch. Người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả tốt nhất. Bệnh nhân nên ăn thức ăn nấu chín, tập luyện thể dục nhẹ như yoga, đi bộ, tập vật lý trị liệu sau 7-10 ngày tiêm, ngủ đủ giấc...
Mỹ Lê
Theo VNE
Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối Thoái hóa khớp gối thường gặp ở người trên 50 tuổi, nhưng những người trẻ bị chấn thương khớp gối cũng có thể mắc bệnh này. Ngoài ra, thoái hóa khớp gối còn do khớp biến dạng bẩm sinh và béo phì. Nhận biết sớm những dấu hiệu của thoái hóa khớp gối sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao. Thoái...