Điều trị lạc nội mạc tử cung ở trẻ vị thành niên
Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) được báo cáo từ 25 – 38% số trẻ vị thành niên đau vùng chậu mạn tính, và 47% những người bị đau vùng chậu mạn tính trải qua nội soi ổ bụng.
Theo TS.BS. Lê Thị Thu Hà (Trưởng khoa Hậu sản M, BV. Từ Dũ, TP.HCM), LNMTC là tình trạng khi có sự hiện diện của tổ chức tuyến nội mạc tử cung và mô đệm ở ngoài buồng tử cung, thường định vị ở vùng chậu.
Bệnh có thể liên quan nhiều đến triệu chứng đau và suy nhược, hoặc có thể không có triệu chứng. LNMTC xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều ở phụ nữ tuổi hoạt động sinh dục. LNMTC thường gặp sau dậy thì 15 năm hoặc 5 năm sau lần có thai cuối cùng.
Đặc biệt, ở trẻ vị thành niên, chẩn đoán và điều trị LNMTC không dễ dàng. Theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 10 – 19 là độ tuổi vị thành niên.
Đau từ trước năm 20 tuổi
Theo BS. Thu Hà, hơn 60% số phụ nữ trưởng thành bị LNMTC cho biết các triệu chứng của họ bắt đầu từ trước 20 tuổi. Nhiều trường hợp có một vài dấu hiệu phát triển tuyến vú và những một số khác ngay sau khi hành kinh lần đầu. Một số trẻ vị thành niên có yếu tố di truyền.
Một nghiên cứu trên 123 bệnh nhân bị LNMTC, trong đó khoảng 7% số bệnh nhân có mẹ hoặc chị ruột cũng nhiều khả năng bị LNMTC. Ngoài ra, các dị tật bẩm sinh của bộ phận sinh dục nữ làm tăng tình trạng trào ngược có liên quan đến LNMTC ở trẻ vị thành niên.
Bệnh có thể liên quan nhiều đến triệu chứng đau và suy nhược
Video đang HOT
“Chẩn đoán và điều trị LNMTC sớm ở trẻ vị thành niên giúp làm chậm tiến triển bệnh và làm giảm các tác động lâu dài không mong muốn của bệnh như đau mạn tính, khối u nội mạc tử cung, vô sinh.
Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của thanh thiếu niên và những phụ nữ bị rối loạn này. 63% số trẻ vị thành niên bị LNMTC thường có cả cơn đau không theo đúng chu kỳ và có chu kỳ với những cơn đau nặng và đau tiến triển. Các triệu chứng đau ở đường ruột (đau trực tràng, táo bón, đau khi đi tiêu có chu kỳ, xuất huyết trực tràng) và các triệu chứng bàng quang (chứng tiểu khó, tiểu gấp, tiểu máu) khá phổ biến trong khi khối u lạc nội mạc ở buồng trứng và vô sinh hiếm gặp ở trẻ vị thành niên”, BS. Thu Hà cho biết.
“Ở trẻ vị thành niên, chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cung không dễ dàng.”
Ngược lại, theo BS. Thu Hà, người lớn bị lạc nội mạc thường có cơn đau theo chu kỳ, thống kinh, giao hợp đau, khối u vùng chậu, vô sinh hoặc đau vùng chậu mạn tính.
Dễ mắc dị tật đường sinh dục
Cách tiếp cận khám phụ khoa tùy thuộc vào bệnh nhân. Ở trẻ đã quan hệ thì khám âm đạo, còn trẻ chưa thì khám trực tràng, đánh giá màng trinh xem có bị bít không, có máu tụ âm đạo, có vách ngang ngăn âm đạo không. Dị tật đường sinh dục dưới chiếm khoảng 5% trong số bệnh nhân này.
“Tổng phân tích tế bào máu, phân tích nước tiểu hoặc cấy nước tiểu để xác định nguyên nhân đau do liên quan đến đường niệu. Ngoài ra, CA 125 thường được dùng như một chất đánh dấu sinh học cho ung thư buồng trứng, nhưng có thể tăng cao trong một số tình trạng khác, như lạc nội mạc tử cung. Siêu âm có thể hữu ích để xác định hoặc loại trừ những nguyên nhân thực thể gây đau vùng chậu như u buồng trứng xoắn, xuất huyết buồng trứng, bất thường đường sinh dục hoặc viêm ruột thừa”, BS. Thu Hà cho biết.
Nếu đã loại bỏ bụng ngoại khoa và cấp cứu, điều trị nội khoa tình trạng thống kinh và LNMTC được ưu tiên hơn là nội soi chẩn đoán và điều trị bằng kháng viêm NSAIDs và nội tiết có chu kỳ.
Theo phunusuckhoe
Nâng ngực có nguy cơ ung thư: Bác sĩ Bệnh viện K nói gì?
Mới đây thông tin về nguy cơ ung thư hạch bạch huyết ở chị em nâng ngực khiến nhiều người lo lắng đặc biệt là những phụ nữ đang mang túi nâng ngực.
Ảnh minh họa.
Mới đây, thông tin từ cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) vừa phát cảnh báo về nguy cơ ung thư hiếm, xảy ra sau phẫu thuật nâng ngực khi số trường hợp mắc bệnh này được ghi nhận tăng ở mức đáng lo ngại.
Theo trang Livescience (Mỹ) ngày 6-2, FDA cho biết trong vòng 8 năm, tính tới ngày 30-9-2018, cơ quan này đã xác định được 457 trường hợp bị ung thư sau phẫu thuật nâng ngực có tên "Breast implant-associated anaplastic large cell lymphoma" (Ung thư lympho ác tính tế bào khổng lồ liên quan tới độn ngực - BIA-ALCL), trong đó đã có 9 người chết.
Trao đổi với chúng tôi, TS BS Lê Hồng Quang - trưởng khoa Ngoại Vú, Bệnh viện K trung ương cho biết đây là báo cáo và vẫn cần theo dõi, chị em nâng ngực không nên quá lo lắng.
Theo TS Quang thông thường phẫu thuật tạo hình tuyến vú sử dụng túi nâng ngực được chỉ định cho 3 nhóm đối tượng thứ nhất là nhóm làm đẹp từ kích cỡ thể tích, hình dáng cải thiện để làm đẹp.
Nhóm thứ hai: Các bác sĩ sử dụng bệnh lý bị ung thư vú phải cắt bỏ tái tạo lại để duy trì hình thức cơ thể. Những trường hợp chấn thương mất 1 phần hoặc toàn bộ tuyến vú.
Bệnh lý thứ 3 là dị dạng bẩm sinh lồng ngực, tuyến vú phát triển cần phẫu thuật.
Còn với trường hợp bệnh nhân bị u lympho ác tính là nhóm bệnh có nhiều thể trong y văn truyền thông đề cập là u lympho tế bào lớn gọi là ALCL là nhóm tương đối hiếm và phác đồ chẩn đoán điều trị rõ ràng nhưng tỷ lệ hiếm gặp.
Hơn nữa, theo TS Quang tính an toàn nói chung của túi sử dụng để làm đẹp cho tuyến vú đáp ứng yêu cầu an toàn của các cơ quan kiểm soát an toàn trong lĩnh vực y tế cụ thể như ở Châu Âu, Mỹ . Từ năm 2006 người ta đã công bố những chuẩn an toàn của túi ngực họ có kiểm tra đánh giá tính an toàn. TS Quang cho biết trong quá trình theo dõi báo cáo thi thoảng vẫn có trường hợp người ta báo cáo bị u lympho tế bào lớn ở rải rác những người đặt túi ngực chứ không phải gần đây mới có.
Năm 2011 Cơ quan FDA đã có thống kê lại vấn đề này người ta ghi nhận có 34 ca bị ALCL sau đặt túi nâng ngực nhưng không tìm được các mối liên hệ nhân quả chưa đủ cơ sở để kết luận.
Đến năm 2018 ghi nhận 660 ca nhưng khi lọc lại có 450 ca bị ALCL.Sau khi phân tích người ta tiếp tục đưa ra nhận định chưa chứng minh được đặt túi gây ung thư bạch huyết.
Chính vì thế, TS Quang khuyến cáo vẫn chung sống và tham gia khám lại bình thường và không cần thiết phải tháo bỏ túi vì những thông tin như thế.
Trong thời gian tới, cơ quan FDA sẽ đưa ra các bước nữa đưa ra các quy trình khám và đánh giá sâu hơn, kỹ hơn cho các bác sĩ để theo dõi những phụ nữ đặt túi. Các quy trình theo dõi và đánh giá chi tiết hơn, rõ ràng hơn.
TS Quang nhấn mạnh 3 điều chị em đang mang túi ngực không nên lo lắng:
Thứ nhất dù có ghi nhận nhưng chưa chứng minh được đặt túi gây ung thư hệ bạch huyết. 450 ca tưởng là nhiều nhưng so với số phụ nữ đặt túi về mặt thống kê y sinh chưa phải là nổi trội hẳn.
Thứ hai: Những người phụ nữ nâng ngực vẫn chung sống bình thường với túi ngực nếu không có chỉ định đặc biệt thì không nhất thiết phải tháo túi.
Thứ ba; Chị em nên được theo dõi bởi các bác sĩ có chuyên môn sâu. Chỉ định đặt túi cho phụ nữ có điều kiện như trên.
Theo infonet
10 thắc mắc về sức khỏe được hỏi nhiều nhất trên Google năm 2018 Có bao giờ bạn muốn biết vấn đề gì về sức khỏe mà mọi người thắc mắc nhiều nhất không? Shutterstock Đó có thể là vấn đề đang được quan tâm, nhưng cũng có thể là vấn đề còn chưa được biết đến nhiều. Năm 2018, mọi người tò mò về chế độ ăn keto, ALS và lạc nội mạc tử cung nhiều...