Điều kỳ diệu gì xảy ra nếu ăn sô cô la sau khi thức dậy
Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh lợi ích sức khỏe của việc mỗi ngày ăn một miếng sô cô la, theo Insider.
Sô cô la có chứa chất chống ô xy hóa giúp cho tim và não khỏe mạnh. Ảnh SHUTTERSTOCK
Sô cô la có chứa chất chống ô xy hóa giúp cho tim và não khỏe mạnh, giúp da tươi trẻ, chống lại sự mệt mỏi và trầm cảm bằng cách cải thiện việc cung cấp các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin.
Một nghiên cứu nhỏ gần đây được công bố trên tạp chí khoa học FASEB, cho biết có 2 khoảng thời gian đặc biệt hiệu quả để ăn sô cô la.
Theo nghiên cứu, phụ nữ lớn tuổi có được nhiều lợi ích hơn khi ăn một phần nhỏ sô cô la – khoảng 85 gram – mỗi ngày trong vòng một giờ sau khi thức dậy hoặc một giờ trước khi đi ngủ.
Lưu ý tốt nhất là ăn sô cô la đen vì sô cô la sữa giàu chất béo, đường và calo.
Ăn 85 gram sô cô la vào buổi sáng, đặc biệt là trong vòng một giờ sau khi thức dậy giúp giảm cảm giác đói và thèm ăn ngọt nói chung, theo Insider .
Ăn sô cô la cũng có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ
Video đang HOT
Ăn sô cô la vào buổi tối, lý tưởng nhất là khoảng một giờ trước khi đi ngủ, làm tăng nồng độ melatonin, chất dẫn truyền thần kinh gây buồn ngủ.
Nhịp sinh học của chúng ta không chỉ bị ảnh hưởng bởi những gì chúng ta ăn mà còn bởi thời gian ăn.
Ăn sô cô la 1 giờ trước khi ngủ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ăn không đúng giờ, chẳng hạn như một bữa ăn nặng gần với giờ đi ngủ, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trao đổi chất và dẫn đến tăng tích trữ chất béo.
Đặc biệt, điều này có thể thay đổi cách thức hoạt động của vi khuẩn đường ruột, có thể dẫn đến khó ngủ, làm tăng lượng đường trong máu, thay đổi trong phân phối mỡ cơ thể và gây buồn ngủ vào ban ngày.
Tuy nhiên, ăn một lượng nhỏ sô cô la lại có tác dụng ngược lại.
Những người ăn sô cô la vào ban đêm dễ đi vào giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ cũng tốt hơn.
Shena Jaramillo, chuyên gia dinh dưỡng của Peace and Nutrition (Mỹ), khuyến cáo không nên ăn sô cô la suốt cả ngày.
Sô cô la là nguồn chất béo tuyệt vời và chứa một chút protein. Điều này có thể giúp bạn cảm thấy no chỉ với một bữa ăn nhẹ, theo Insider .
3 dấu hiệu ít ngờ tới cảnh báo sức khỏe đường ruột đang có vấn đề
Sức khỏe đường ruột có vai trò quan trọng với cơ thể nhưng lại ít được mọi người quan tâm.
Chăm sóc tốt sức khỏe đường ruột có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Sức khỏe đường ruột sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của cơ thể. SHUTTERSTOCK
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe ruột như căng thẳng, mất ngủ, ăn nhiều thực phẩm chế biến, thực phẩm nhiều đường và cả kháng sinh, theo MSN .
Khi ruột đang bất ổn, cơ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau:
Thèm đường
Thèm đường là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe ruột kém nhưng lại ít người biết. Về cơ bản, các vi khuẩn đường ruột tiết ra các protein tác động đến hoạt động của hoóc môn tăng cảm giác thèm ăn ghrelin và hoóc môn tạo cảm giác no leptin.
Nếu ăn nhiều đường, các vi khuẩn không có lợi này sẽ tiết ra nhiều protein kích thích hoóc môn thèm ăn ghrelin. Cơn đói sẽ khiến mọi người có xu hướng thèm ăn các món có nhiều đường và tinh bột, MSN dẫn lời ông Tim Goodwin, chuyên gia dinh dưỡng ở Anh, giải thích.
Do đó, cải thiện sức khỏe đường ruột sẽ giúp giảm cảm giác thèm ăn, ngăn ngừa tăng cân, cải thiện tâm trạng và sức khỏe tổng thể. Thay vì ăn các món có nhiều đường, mọi người hãy ưu tiên các rau củ, trái cây, các mòn giàu protein như thịt gà, các loại đậu.
Mất ngủ
Phần lớn hoóc môn serotonin tạo cảm giác vui vẻ, hạnh phúc được sản sinh từ ruột. Do đó, sức khỏe ruột kém sẽ làm giảm nồng độ serotonin, ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ.
Ruột có vấn đề còn có thể gây mất ngủ. Dù vậy, không phải lúc nào mất ngủ cũng do vấn đề về ruột. Mất ngủ có thể do các nguyên nhân như khó khăn về tâm lý, bất thường nội tiết, đau bệnh, béo phì, tiểu đường và nhiều nguyên nhân khác.
Do đó, để xác định đúng nguyên nhân gây mất ngủ, mọi người cần đến bác sĩ để được chẩn đoán và hỗ trợ. Một số phương pháp có lợi có thể giúp cải thiện giấc ngủ như ăn nhiều chất xơ, tập thể dục thường xuyên, tránh xa các món có đường hoặc tìm đến các kênh tham vấn, trị liệu tâm lý.
Gặp vấn đề về da
Sức khỏe đường ruột kém cũng ảnh hưởng đến da. Những vấn đề như da ửng đỏ, mụn trứng cá, viêm da có thể do ruột không dung nạp thực phẩm, chế độ ăn uống nhiều đường và viêm ruột gây ra.
Ngoài ra, hội chứng ruột bị rò rỉ cũng có thể dẫn đến các vấn đề về da. Nguyên nhân là vì bệnh sẽ khiến một số protein, vi khuẩn và chất gây hại bị rò rỉ qua những vị trí bị viêm trên niêm mạc ruột non và đi vào máu. Khi đó, gan sẽ chịu trách nhiệm chuyển hóa và thải những tác nhân gây hại này, theo MSN.
Đừng quên vai trò của men vi sinh trong điều trị tiêu chảy cấp Hệ vi sinh ở ruột được xem như "Thần hộ mệnh và bạn đồng hành suốt đời của chúng ta, một di sản cần được bảo tồn" (G. Corthier), vì nó tham gia vào rất nhiều quá trình chuyển hóa và tạo miễn dịch cho cơ thể. Khi hệ vi sinh ruột bị rối loạn thì không chỉ hệ tiêu hóa bị ảnh...