Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn uống nước đường?
Uống nước đường mỗi ngày có tốt không và uống thế nào để không hại sức khỏe là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Theo Bộ Y tế & Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, cơ thể con người thường nạp đường vào từ nước giải khát (33%), nước trái cây (10%).
Tuy nhiên, đường từ những nguồn này không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất cho cơ thể.
Vậy điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn uống nước đường?
Nước đường giúp tăng năng lượng nhanh chóng
Có thể bạn đã biết, nếu sử dụng quá nhiều đường trong chế độ ăn hàng ngày sẽ gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơ thể cần năng lượng ngay lập tức thì nước đường sẽ cứu cánh bạn.
Khi cơ thể tiêu thụ nước đường sẽ dần dần hấp thụ phân tử đường vào máu, nơi chúng được các tế bào tiếp nhận và chuyển hóa năng lượng.
Saccarose, phân tử đường được tìm thấy trong các loại đường có sẵn đã được chứng minh có khả năng hấp thu nhanh hơn các loại đường khác.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra, nước đường là nguồn bổ sung năng lượng tốt hơn so với đồ uống ngọt có sẵn ngoài cửa hàng.
Nước đường là gì?
Nước đường được tạo ra bằng cách cho đường vào ly nước rồi khuấy đều để các phân tử tan ra. Đường bạn sử dụng ở nhà khác hẳn so với đường có trong các loại nước ngọt bán sẵn.
Theo các chuyên gia, trong nước đường có chứa saccarose trong khi các loại đồ uống thông thường chứa glucose kết hợp với các loại đường khác.
Một nghiên cứu mới đây của Vương quốc Anh đã chỉ ra, cơ thể con người sử dụng saccarose tốt hơn các phân tử đường khác.
Tại sao nước đường lại tốt hơn các loại nước ngọt đóng chai?
Video đang HOT
Hầu hết chúng ta đều cho rằng nước ép trái cây, nước tăng lực… đều có các thành phần cơ bản giống như nước đường. Tuy nhiên, thực tế lại không phải vậy. Các chuyên gia đã chỉ ra, giữa nước đường và các đồ uống ngọt có những điểm khác nhau cơ bản:
- Đồ uống ngọt mua sẵn tại cửa hàng thường chứa thành phần bổ sung như caffeine, chất tạo hương vị, chất tạo màu.
- Đồ uống mua sẵn thường đắt tiền trong khi nước đường lại rất rẻ và dễ làm.
- Năng lượng hỗn hợp glucose và nước trái cây có thể gây ra cảm giác khó chịu ở dạ dày, trong khi saccarose có trong nước đường lại rất dễ được tiêu hóa.
Các vận động viên thường uống nước đường, tại sao vậy?
Uống nước đường đúng cách không chỉ tốt cho những người bình thường mà còn đặc biệt tốt cho những người vận động thường xuyên như: vận động viên… Nguyên nhân là do:
- Nước đường giúp cơ thể phục hồi lại năng lượng đã mất trong suốt thời gian vận động với cường độ cao.
- Trong đồ uống bán sẵn có chứa glucose nên nếu sử dụng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu.
Người ta cũng đã tiến hành khảo sát và khẳng định, vận động viên uống nước đường sẽ phục hồi năng lượng nhanh hơn người uống nước ngọt đóng chai hoặc các sản phẩm khác.
Mặc dù được xem là tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải lúc nào cũng nên uống nước đường.
Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên uống nước đường khi:
- Trước, trong và sau khi tập luyện, vận động.
- Khi thời gian của các bữa ăn cách nhau quá dài.
- Khi cơ thể cần năng lượng nhanh chóng mà không ảnh hưởng tới cảm giác no.
Uống nước đường bao nhiêu là đủ?
Nước đường cũng giống như nhiều loại đồ uống, bánh ngọt,…. bạn chỉ nên tiêu thụ ở mức độ vừa phải mới tốt cho sức khỏe.
Chuyên gia khuyên bạn:
- Đối với các bài tập thể dục dựa trên sức bền như: Đạp xe… nên tiêu thụ 7 thìa đường mỗi giờ. Nên pha 1,5 thìa với 1 cốc nước.
- Đối với người vận động với cường độ ít hơn thì nên giảm lượng đường xuống còn 1 nửa.
- Với người không tập thể dục, chỉ nên tiêu thụ không quá 2 thìa cà phê đường cho mỗi cốc nước.
Theo Gia đình mới
Người Thái có món trà giải nhiệt siêu ngon, bạn đã thử?
Món trà giải nhiệt thơm nhẹ hương sả và lá dứa, khi uống kèm với phần thạch giòn dai lại càng thích. Cứ đến mùa hè là tủ lạnh nhà tôi luôn có sẵn món trà giải nhiệt này vì cả nhà ai cũng thích.
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm món trà giải nhiệt kiểu Thái:
Phần trà:
5 - 6 cái lá dứa
2 cọng sả
1.5 lít nước
Đường phèn (tùy khẩu vị)
Phần thạch lá dứa:
6 cái lá dứa
360ml nước
1.5 thìa cà phê bột agar
3 - 4 thìa súp đường
Cách làm:
Dùng chày đập sả hơi dập rồi cắt thành từng khúc. Lấy 5 đến 6 cái lá dứa thắt nút cho gọn.
Cho 1.5 lít nước, sả và lá dứa vào nồi đun đến khi sôi. Lúc này hạ nhỏ lửa, thêm đường và đun thêm 15 đến 20 phút nữa rồi tắt bếp. Nếu các thành viên trong nhà có khẩu vị khác nhau, bạn hãy chuẩn bị một chai nước đường, để khi uống mọi người chỉ cần rót thêm vào ly theo khẩu vị là được.
Lấy 6 cái lá dứa cắt khúc rồi cho vào máy xay sinh tố với 360ml nước, xay thật nhuyễn. Sau khi xay xong, lọc lại phần nước này qua một lớp vải xô.
Thêm bột agar, nước lá dứa vừa xay vào nồi, đun với lửa lớn cho đến khi sôi và thạch đã trong. Lúc này hạ lửa xuống mức vừa, thêm 3 - 4 thìa súp đường. Khuấy đều đến khi đường tan hết thì tắt bếp.
Đổ hỗn hợp ra khuôn, để đến khi thạch đông lại thì lấy ra cắt thành viên nhỏ. Cuối cùng, rót nước ra ly, thêm thạch và đá viên là có thể thưởng thức được rồi.
Thành phẩm:
Món trà giải nhiệt này sau khi nấu có mùi thơm thoảng thoảng từ sả và lá dứa nên khi uống rất mát và lành tính. Để bớt chán, bạn có thể kết hợp thêm thạch lá dứa, vừa giòn dai mà cách làm cũng rất đơn giản. Ngày nắng cứ chuẩn bị sẵn món nước giải khát này trong tủ lạnh, khi cần chỉ việc rót ra uống là được, nước rất lành tính nên bạn có thể uống thoải mái mà không sợ tăng cân như khi uống nước có gas.
Chúc các bạn ngon miệng với món nước giải khát này nhé!
Theo afamily
Mẹo đánh bay cảm giác bị cay ớt trong vòng 2 giây, mẹ nào không biết hối hận cả đời 8 cách dưới đây sẽ giúp bạn giảm cay nhanh chóng khi ăn ớt. Giảm cay với cơm hoặc bánh mì Chất bột trong cơm hay bánh mì cũng trị cay vô cùng tốt. Sau khi ăn phải ớt, chỉ cần nhai thật kỹ một miếng bánh mỳ hay một nắm cơm nhỏ thì chất capsaicin trong ớt sẽ nhanh chóng được "gột...