Điều gì xảy ra khi uống nước lá ổi hằng ngày?
Nước lá ổi có tác dụng giảm xơ vữa mạch máu, cholesterol, đường huyết; ngừa đột quỵ.
Gần đây, nhiều đồng nghiệp, bạn bè của tôi bắt đầu uống nước lá ổi hằng ngày để giảm cân. Xin chuyên gia cho biết tác dụng của nước lá ổi như thế nào. Ai nên sử dụng loại nước này. (Nguyễn Minh Hà – Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Lương y Bùi Đắc Sáng – Hội Đông y Hà Nội tư vấn:
Cây ổi có nhiều tác dụng cho sức khỏe và đã được sử dụng trong các bài thuốc Đông y. Người ta sử dụng lá ổi non, vỏ thân, rễ đặc biệt là búp lá làm thuốc. Tất cả bộ phận này được rửa sạch dùng tươi hoặc phơi khô sử dụng dần. Tác dụng điển hình nhất của lá ổi là hoạt tính chống viêm, cầm tiêu chảy.
Theo y học hiện đại, lá ổi chứa nhiều dinh dưỡng, khoáng chất vi lượng tốt cho cơ thể.
Thành phần của lá ổi tươi chứa 82% nước; 0,62% chất béo; 18,53% protein; 12,74% carbohydrate; 103mg vitamin C, 1.717mg axit gallic.
Lá ối chứa nhiều hoạt chất “vàng” cho sức khỏe như:
- Flavonoid có tác dụng kháng khuẩn mạnh, quercetin hỗ trợ thư giãn niêm mạc cơ ruột ngăn ngừa co thắt ruột, chống tiêu chảy.
- Hoạt chất Polysaccharides chống oxy hóa, tốt cho người đái tháo đường.
- Polyphenolic, axit ferulic, caffeic và gallic là các chất chuyển hóa thứ cấp có hoạt tính chống oxy hóa và kích thích miễn dịch mạnh.
Với sự có mặt của nhiều hoạt chất trên, lá ổi được sử dụng trong các bài thuốc kiểm soát và ổn định huyết áp, ngăn ngừa các gốc tự do gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ, bệnh lý Alzheimer, giảm xơ vữa mạch máu, ngừa đột quỵ, giảm cholesterol, giảm đường huyết.
Lá ổi được nhiều người sử dụng nấu nước uống và có tác dụng trong giảm cân. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thành phần trong loại lá này làm giảm quá trình nạp tinh bột và chuyển hóa đường vào cơ thể. Những người muốn giảm cân có thể sử dụng lá ổi nấu thành dạng nước trà uống giúp cải thiện vóc dáng. Ép nước lá ổi hoặc xay đều có tác dụng.
Trong lá ổi còn có chất astringents bảo vệ sức khỏe răng miệng, giảm đau nướu.
Video đang HOT
Với chị em phụ nữ, lá ổi có công dụng chống lão hóa giúp người dùng cảm nhận rõ da căng sáng, tóc mềm. Nhiều người dùng lá đắp da hoặc gội đầu nấu nước ngăn ngừa rụng tóc.
Lá ổi có khả năng ngăn ngừa giải phóng các histamin hỗ trợ điều trị các tình trạng dị ứng, mề đay.
Hằng ngày, bạn có thể dùng lá ổi để tận dụng các hoạt chất quý.
Lưu ý, người bị táo bón hoặc tả, lỵ có trướng bụng không tiêu hạn chế dùng lá ổi.
Việc quá lạm dụng lá ổi có thể gây ra các tác dụng phụ hoặc dị ứng. Người dân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng lá ổi nếu đang mắc phải các bệnh mạn tính liên quan tim mạch, thận, loãng xương.
Các bài thuốc từ lá ổi có thể tham khảo:
Người có triệu chứng viêm dạ dày cấp sử dụng 30g lá ổi thái nhỏ rang với một nhúm gạo, thêm nước đun sôi uống, 2 lần/ngày.
Trường hợp viêm ruột, kiết lỵ dùng lá ổi tươi (30-60g) sắc uống. Tổn thương do đánh ngã, chảy máu do tai nạn sinh hoạt có thể dùng một ít lá ổi rửa sạch, giã nhuyễn đắp giúp cầm máu, chống viêm.
Trong trường hợp dùng nước lá ổi không cải thiện tình trạng viêm ruột, kiết lỵ, người dùng nên đến cơ sở y tế khám tìm nguyên nhân cụ thể.
Một cốc nước gừng mỗi ngày chữa 6 loại bệnh
Các thành phần dinh dưỡng và hoạt chất quý giá cùng nhau tạo ra lợi ích sức khỏe đa dạng của gừng.
Gừng là một loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp người Việt. Vị cay của gừng không chỉ tạo nên hương vị đặc trưng, mà còn ẩn chứa công dụng chữa bệnh.
Gần đây, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Cells chỉ ra rằng, Exosome trong gừng sẽ làm tăng vi khuẩn có lợi và giảm vi khuẩn có hại trong ruột, từ đó cải thiện chức năng hàng rào ruột và tăng cường sức khỏe đường ruột. Điều này bổ sung thêm bằng chứng mới về lợi ích của gừng.
Theo Aboluowang, mỗi ngày uống một bát nước gừng ấm sẽ hỗ trợ điều trị 6 loại bệnh:
Biếng ăn
Gừng là một loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp người Việt. Ảnh: Getty
Gingerol trong gừng có thể kích thích dây thần kinh vị giác của lưỡi và các thụ thể trên niêm mạc dạ dày.
Việc này hỗ trợ xử lý tắc nghẽn đường tiêu hóa, thông qua phản xạ thần kinh và kích thích tiết dịch tiêu hóa, từ đó thúc đẩy quá trình tiêu hóa và tăng cảm giác thèm ăn.
Đau dạ dày
Chất zingiberene có trong gừng có thể kích thích niêm mạc dạ dày tổng hợp và giải phóng pepsinogen nội sinh, có tác dụng bảo vệ tế bào, từ đó bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị tổn thương.
Ngoài ra, gừng có thể tác động lên hệ thần kinh giao cảm và phế vị, kích hoạt trực tiếp chức năng dạ dày, kích thích cơ trơn dạ dày.
Sỏi mật
Gingerol có trong gừng có thể ức chế sự tổng hợp prostaglandin, làm giảm tương đối sự hình thành chất nhầy trong mật và có tác dụng nhất định trong việc ức chế sỏi mật.
Cơ chế này cũng có thể tăng cường chức năng của vỏ thượng thận và bảo vệ gan.
Lão hóa
Sau khi được cơ thể tiêu hóa và hấp thu, gingerol trong gừng có thể tạo ra superoxide dismutase chống lão hóa, từ đó ức chế sản xuất và lắng đọng sắc tố lipofuscin trong cơ thể.
Cơ chế này làm chậm quá trình lão hóa tế bào.
Nhiễm khuẩn
Trong gừng có một số thành phần kháng khuẩn, có tác dụng ức chế nhất định đối với vi khuẩn gram âm, nấm men, nấm mốc, trực khuẩn thương hàn, Vibrio cholerae, Escherichia coli, Penicillium...
Nghiên cứu của Trường Đại học New South Wales năm 2016 đã tìm thấy mối liên kết giữa việc tiêu thụ gừng và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm răng miệng.
Các nhà khoa học đã theo dõi một nhóm tình nguyện viên và phát hiện ra rằng, những người tiêu thụ gừng thường xuyên ít có khả năng mắc bệnh viêm nhiễm răng miệng hơn so với những người không tiêu thụ.
Xơ vữa mạch máu
Khi uống nước gừng ấm vào buổi sáng có thể làm giảm nhanh hàm lượng triglyceride và cholesterol trong mạch máu, từ đó có thể ngăn ngừa động mạch bị xơ vữa.
Nghiên cứu của Trường Đại học Maryland đã chỉ ra rằng, việc tiêu thụ gừng có thể giúp làm giảm mức độ cholesterol và triglyceride trong máu.
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một thử nghiệm trên một nhóm tình nguyện viên và phát hiện ra, việc sử dụng gừng hàng ngày có thể giúp giảm mức độ cholesterol và triglyceride, từ đó giúp ngăn chặn sự phát triển của một số bệnh lý tim mạch.
Đối với những người già, tính co giãn của mạch máu dần mất đi. Vì vậy, thói quen này vào mỗi sáng sẽ đặc biệt có ích cho sức khỏe của mạch máu.
Không phải ai cũng ăn được gừng
Gừng có tính nóng và không thích hợp với một số người:
- Người có thể chất âm hư thường có lòng bàn tay dễ đổ mồ hôi.
- Người da khô và hay nóng miệng.
- Có các triệu chứng khó chịu khi ăn gừng.
- Nên ăn ít gừng khi bị viêm phổi, u phổi, loét dạ dày, viêm túi mật, viêm gan cấp tính hoặc trĩ.
- Những người dùng thuốc chống đông máu cần kiểm soát chặt chẽ lượng gừng ăn vào.
Loại rau phổ biến dễ tìm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe Húng quế là một loại rau phổ biến, rẻ tiền chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ sức khỏe xương, tiêu hóa, giảm viêm. Có nhiều loại húng quế khác nhau như húng quế hồi, húng chanh được sử dụng trên khắp thế giới. Húng quế ngọt là loại rau phổ biến nhất được sử dụng để nấu ăn. Húng quế...