Điều gì xảy ra khi ruồi đậu vào thức ăn của bạn
Ruồi mang theo những vi khuẩn từ nơi cuối cùng nó đặt chân và có thể đẻ trứng lên thức ăn nếu là ruồi cái, theo Tasting Table.
Ruồi không nhai và nuốt thức ăn giống như con người. Chúng thích thức ăn lỏng từ rác rưởi, xác động vật và hàng nghìn vi trùng đi cùng… Khi những thực phẩm lỏng này không có sẵn, ruồi sẽ phá vỡ cấu trúc rắn của thực phẩm bằng enzym tiêu hóa có sẵn trong nước bọt, ăn vào rồi nhả ra.
Khi ruồi đậu lên thức ăn, nó mang theo những thứ bẩn thỉu hoặc vi khuẩn từ nơi cuối cùng đặt chân đến (có thể là một đống phân). Nếu đó là một con ruồi cái có thể nó sẽ đẻ trứng lên thức ăn.
Ruồi mang đến hơn 65 loại bệnh truyền nhiễm khác nhau khi chúng đậu lên đồ ăn. Ảnh: TT
Theo các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Pennsylvania, ruồi có thể mang đến ít nhất 65 loại bệnh truyền nhiễm khác nhau, bao gồm tả, thương hàn, salmonella (biến thức ăn thành chất độc) và thậm chí là cả bệnh than.
Tuy nhiên, nếu bạn đủ nhanh để đuổi ruồi khi chúng vừa đậu vào thức ăn, vi khuẩn sẽ không có đủ thời gian để lây lan. Ngay cả khi có một lượng nhỏ vi khuẩn đã xâm nhập vào thức ăn, hệ tiêu hóa của con người vẫn đủ mạnh để tiêu diệt chúng.
Cẩm Anh
Theo Vnexpress
Vi rút HIV sống được bao lâu khi ở ngoài cơ thể?
Các câu hỏi về khả năng tồn tại của HIV thường được đặt ra bởi những người tiếp xúc với dịch cơ thể. Nỗi sợ hãi về vô tình lây nhiễm HIV cũng khiến nhiều người lo lắng về nguy cơ tiếp xúc với máu rơi rớt, máu khô hoặc các chất dịch cơ thể khác, ngay cả với lượng cực nhỏ.
HIV là virus gây ra sự suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Vi rút HIV có nhiều nhất ở trong máu, trong tinh dịch và dịch âm đạo, HIV có ở trong nước bọt, nước mắt, nước tiểu, mồ hôi, dịch não tuỷ và sữa mẹ của người nhiễm HIV.
HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường. HIV không thể sống trong không khí, nước hoặc thức ăn vì vi rút này rất yếu và chỉ có thể sống trong các dịch cơ thể. HIV rất dễ chết khi ở ngoài cơ thể.
Video đang HOT
Điều quan trọng cần lưu ý là trong khi HIV có thể sống được một thời gian bên ngoài cơ thể và có nhiều nhân viên y tế phơi nhiễm với dịch cơ thể nhiễm HIV nhưng chưa từng có báo cáo nào về lây truyền HIV do tiếp xúc với máu, tinh dịch hoặc các dịch cơ thể khác bị rơi rớt.
Tuy nhiên, nhận thức về khả năng sống của HIV trong dịch cơ thể sẽ khuyến khích việc giám sát các quy trình kiểm soát nhiễm trùng.
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm xem xét khả năng sống của HIV đã phát hiện ra rằng:
HIV nhạy cảm với nhiệt độ cao:
Các thí nghiệm đã chỉ ra HIV bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 60C.
Với máu của người có H rơi trên đường, nếu bị ánh nắng chiếu trực tiếp thì vi rút chỉ tồn tại được trong 30 phút. Còn trong chỗ tối, khe ẩm ướt thì có thể được 48h - 1 tuần
HIV không hề hấn gì với nhiệt độ cực kỳ lạnh: Mức độ vi rút vẫn khá ổn định trong máu ở nhiệt độ phòng và HIV có thể tồn tại ít nhất 1 tuần trong máu khô ở 4C. Máu chứa HIV được sử dụng cho các thí nghiệm được lưu trữ ở -70C.
Trong môi trường nước: vi rút HIV không tồn tại lâu được trong môi trường nước.
Nếu người nhiễm HIV bị rơi một vài giọt máu vào môi trường nước là ao, sông, suối , hồ hoặc phổ biến nhất là trong các vũng nước thì lượng virus HIV rất ít, không đủ khả năng lây nhiễm.
HIV không sống lâu được như các vi rút khác trong nước biển.
Trong chất sát khuẩn - nước sôi
Nếu bị ngâm trong cồn 70 độ hoặc nước Cloramin 1% hay nước Javen 1% thì 30 phút sau vi rút sẽ chết. Như vậy nếu ngâm các dụng cụ hoặc đồ vải của bệnh nhân vào các dung dịch trên trong 30 phút là có thể an toàn, không bị lây nhiễm HIV.
Nếu để các dụng cụ hay đồ vải vào nồi rồi đun sôi kéo dài trong 20 phút cũng tiêu diệt được HIV.
Trong bơm kim tiêm
HIV có thể sống tới 4 tuần trong bơm tiêm sau khi máu nhiễm HIV đã được hút vào ống tiêm và sau đó bơm ra.
Một nghiên cứu về máu thu thập từ hơn 800 bơm tiêm chứa một lượng nhỏ máu nhiễm HIV và được lưu trong những khoảng thời gian khác nhau cho thấy có thể phân lập được HIV 10% số bơm tiêm sau 11 ngày khi lượng máu ít hơn 2l, và phân lập được ở 53% số bơm tiêm có lượng máu là 20l. Khả năng sống lâu hơn của HIV cũng liên quan đến nhiệt độ bảo quan thấp hơn (dưới 4C); ở nhiệt độ cao hơn (27 đến 37C) HIV không sông được quá 7 ngày.
Trong môi trường kiềm - axit
HIV rất nhạy cảm với những thay đổi về độ kiềm hoặc axit - hay độ pH - và độ pH dưới 7 hoặc trên 8 không phù hợp cho sự tồn tại lâu dài của HIV. Một lý do tại sao lây truyền HIV có thể khó xảy ra hơn ở phụ nữ khỏe mạnh là do độ a-xít của dịch tiết âm đạo.
Trong máu khô
HIV có thể sống trong máu khô ở nhiệt độ phòng trong tới 5 hoặc 6 ngày với điều kiện là độ pH tối ưu được duy trì - làm khô máu dường như không ảnh hưởng đến tính lây nhiễm của HIV.
Trong chất thải
Chất thải rất khó có khả năng gây nguy hiểm vì chưa bao giờ phân lập được HIV lây nhiễm từ phân hoặc nước tiểu. Tuy nhiên, nghiên cứu của Thames Water đã chỉ ra rằng HIV có thể sống được vài ngày trong chất thải trong phòng thí nghiệm.
Trong xác người chết
Đã phát hiện được HIV có thể lây nhiễm từ xác của người trong khoảng từ 11 - 16 ngày sau khi chết nếu thi thể được lưu giữ ở nhiệt độ 2C.
Không rõ HIV có thể tồn tại bao lâu trong xác chết ở nhiệt độ phòng bình thường, nhưng đã nuôi cấy được HIV từ các tạng cơ thể lưu trữ ở 20C trong tới 14 ngày sau khi chết.
Không phát hiện được HIV với lượng đáng kể sau 16 ngày, ngụ ý rằng xác chết đã chôn hoặc những xác chết được bảo quản trong thời gian dài ít gây ra nguy cơ hơn cho những người thu gom và bác sĩ giải phẫu bệnh.
Trong tinh dịch
Chưa có nghiên cứu nào về khả năng sống của HIV trong tinh dịch bên ngoài cơ thể, nhưng các nghiên cứu tìm cách nuôi cấy HIV từ tinh dịch trong phòng thí nghiệm thường thấy rất khó thực hiện điều này, chứng tỏ lượng trong tinh dịch thường là thấp.
Lưu ý:
Những phát hiện trên không tính đến các yếu tố như lượng vi rút cần thiết để tạo thành nhiễm trùng (liều nhiễm trùng mô nuôi cấy) hoặc khả năng vi rút sẽ đến được các tế bào đích, với giả định rằng da bị thương. Chỉ vì một người nào đó với một lượng HIV rất nhỏ trong máu khô, thì nhiễm trùng thường là sẽ không diễn ra.
Tác động của các điều kiện môi trường như gió, mưa v.v... không được tính đến ở các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm này.
Mối quan tâm về tiếp xúc với máu từ xác chết có thể thực tế hơn tùy thuộc vào lượng máu và căn cứ vào bằng chứng về khả năng sống lâu dài của HIV sau khi chết.
Một tổng kết năm 2003 tại Úc kết luận rằng HIV có thể tồn tại bên ngoài cơ thể con người trong thời gian tới vài tuần. "Khả năng sống của vi-rút chịu ảnh hưởng của chuẩn độ (hay lượng) vi-rút, thể tích máu, nhiệt độ môi trường, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và độ ẩm". Đánh giá tập trung vào nguy cơ lây truyền sau khi bị thương do bơm tiêm mà người nghiện ma túy vứt đi, và nhận xét rằng không có bao cáo về lây truyền cả HIV hoặc viêm gan vi-rút ở Úc.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Có nên uống nước trong khi ăn? Một số ý kiến cho rằng không nên vừa ăn vừa uống vì sẽ làm loãng dịch vị dạ dày. Số khác tin rằng thói quen này sẽ gây tăng cân. Một số khác nữa lại cho rằng điều này sẽ gây cản trở tiêu hóa. Vậy nước có thực sự gây hại cho chúng ta? Điều gì xảy ra khi thực phẩm...